2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu
3.4.2.1 Giọng điệu hài hước
Giọng điệu hài hước là thế mạnh tạo nên phong cách riêng của truyện Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần. Cả hai nhà văn đều sử dụng nhiều yếu tố để tạo nên giọng điệu hài hước cho tác phẩm của mình như cách đặt tên nhân vật, cách đặt tên chương, cách diễn đạt, cách tạo tình huống…tất cả nhằm tạo nên khơng khí vui vẻ cho tác phẩm. Nếu ở Nguyễn Nhật Ánh là giọng văn hài hước, pha trị khơng cưỡng nổi với những đoạn miêu tả vừa nên thơ vừa đẹp, cái đẹp của những bơng hoa, thì ở Nguyễn Ngọc Thuần giọng kể thủ thỉ và tự nhiên những câu chuyện ấu thơ, nhà văn của hiện tại nhưng hoàn toàn đang sống lại những ngày thơ bé, từ cảm giác đến hành động. Như sự tiếp theo của Tôi là Bêtô – tác phẩm kể về những sự việc xảy ra xung quanh thế giới chú cún Bêtơ thì tác phẩm Có 2 con mèo bên cửa sổ là tác phẩm kể về những sự việc trong xoay quanh thế giới những con mèo. Thế giới ấy, những con mèo, con chuột xung quanh trở nên sống động, đầy tính cách như
những con người với những tên Mèo Gấu, Áo Hoa, giáo sư chuột cống, Tí hon.
Giọng văn hết sức tinh tế, nhẹ nhàng mà vẫn có nét ngộ nghĩnh dễ thương. Lời văn nhẹ nhàng mà đầy sâu lắng, những hình ảnh vụn vặt ngộ nghĩnh, dễ thương nhưng đầy triết lý. Đây không hẳn là quyển sách dành cho thiếu nhi mà còn cả dành cho người lớn. Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ đã cuốn hút người đọc không chỉ là một cốt truyện đáng yêu, tinh tế mà hơn thế nữa cịn là giọng văn dí dỏm, mộc mạc quen thuộc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Một lần nữa Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định thế mạnh không chỉ ở việc viết văn. Những dịng thơ ngắn trong truyện chính là điểm nhấn cho cuốn sách thêm thơ mộng và lãng mạn. Nó khiến ta bật cười với những ý nghĩ nửa trẻ con nửa người lớn ấy. Cách viết của nhà văn tuy giản dị, mộc mạc nhưng lại đầy chân thực, không dùng từ ngữ hoa mỹ, khơng dùng hình ảnh lớn lao, vĩ đại. Nguyễn Nhật Ánh đưa người đọc trở về với tuổi thơ bằng những hình ảnh bình dị, gần gũi nhất, bằng chất giọng ngây thơ, hồn nhiên nhất.
Viết cho thiếu nhi cần phải hiểu thiếu nhi và người viết cịn phải ni dưỡng chất trẻ con vốn có trong tâm hồn. Nhà văn phải yêu trẻ thơ, yêu thế giới mộng mơ trong sáng, chân thành và hồn nhiên. Sự nhập vai của Nguyễn Ngọc Thuần vào thế giới trẻ thơ một cách khéo léo để hiểu rõ tâm lý, tình cảm của các em, nắm bắt các em muốn gì và nghĩ gì cũng như để quan sát thế giới xung quanh. Sáng tác cho thiếu nhi vừa hợp tâm lý các em vừa có tính triết lý để khi đọc lại các em có thêm những bài học cho mình. Muốn viết cho thiếu nhi cần sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
Điểm hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh còn ở giọng điệu. Giữa rất nhiều cây bút tài năng trong văn học thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh có một giọng riêng làm nên phong cách, đó là giọng dí dỏm, hài hước. Ở bất cứ truyện nào, người đọc cũng dễ nhận ra chất trẻ con mà nếu không hố thân, khơng một người lớn nào có thể “nhại giọng”. Thơng qua các màn hội thoại, chất hài hước, dí dỏm của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng được thể hiện rõ nét. Lời thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất tự nhiên nhưng lại khơng thể đốn trước. Tính chất bất ngờ từ tình huống truyện, đến ngôn ngữ, hành động của nhân vật thường là nguyên nhân khiến độc giả lớn tuổi và nhỏ tuổi đọc Nguyễn Nhật Ánh một cách say mê. Ở nhiều đoạn hội thoại tính chất hài hước được bật ra qua sự kết hợp “tung hứng” giữa lời kể, lời bình luận và đối thoại nhân vật. Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, những liên tưởng, suy diễn, tưởng tượng phong phú của trẻ em thường làm nên tính chất bất ngờ của những đối đáp giữa bọn trẻ với nhau hay giữa trẻ em và người lớn. Trong nhiều tác phẩm, không hiếm những màn hội thoại “trật khớp” do sự “vênh lệch’ trong ý nghĩ của những người tham gia giao tiếp. Độ chênh giữa tư duy của người lớn và tư duy của trẻ con được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện khéo léo trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lá nằm trong lá, Cho tôi xin một
vé đi tuổi thơ.
Có thể nói, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh là một trong những yếu tố giúp cho Nguyễn Nhật Ánh lột tả khá chính xác tâm tính của bọn trẻ con trong thế giới trẻ thơ. Cái chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh thấm vào trong từng câu nói, từng lời đối đáp và trong những chi tiết, hình ảnh và sự kiện. Dù nhà văn tiếp cận các em như là những cá nhân năng động, tự chủ, có cá tính nhưng vẫn khơng mất đi tính hồn hậu vốn rất trẻ con trong mỗi nhân vật.
Và điểm chung của cả hai nhà văn là đều xen vào những câu triết lý, những câu văn được đúc kết một cách tự nhiên không hề khiên cưỡng và đó chính là lý do chúng được gọi là truyện thiếu nhi dành cho người lớn. Ở truyện của Nguyễn Ngọc Thuần chúng ta bắt gặp nhiều câu văn mang giọng điệu triết lý hơn và cảm giác như là truyện được viết cho người lớn đọc thì ở truyện của Nguyễn Nhật Ánh những câu văn mang giọng điệu triết lý chỉ được đan xen trong truyện với mật độ không nhiều. Một thế giới động vật được tái hiện rất sinh động dưới ngòi bút của nhà văn thật sự rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đặc biệt là chuyện tình của chàng mèo, chàng chuột thật lãng mạn, vần thơ bay bổng, ý thơ giản dị nhưng ngồ ngộ, hay hay. Người đọc bị cuốn hút vào cuộc sống của mèo và chuột, và bước ra với những suy ngẫm nhẹ nhàng mà tinh tế. Có thể nói một câu chuyện dành cho mọi lứa tuổi: trong sáng, ngây ngơ nhưng triết lí: khơng gì là khơng thể khi chuột có thể làm bạn được với mèo, có thể cất tiếng hót của chim thì tại sao chúng ta khơng thể làm nên những kỳ tích. Nguyễn Nhật Ánh ln cho chúng ta những bài học giản dị, sâu lắng bằng những hình ảnh đáng yêu, pha một chút vui nhộn, bằng một giọng văn hóm hỉnh trong sáng.
Xen giữa những lời kể mang cái nhìn trẻ thơ là những ngẫm nghĩ mang đậm chất triết lí. Nhiều triết lí trong truyện là những nhắn nhủ của tác giả với thiếu nhi, và với cả người lớn: “Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một
điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón nhận được những cảm xúc tuyệt vời”; “Nếu chúng ta vẫn luôn sống trong ký ức của một ai đó, chúng ta sẽ khơng bao giờ chết”; hay “Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của giấc mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay khơng. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn…” (Tơi là Bêtơ). Đơi khi những triết lí của các cơ
bé, cậu bé không che giấu hết quan niệm của nhà văn nhưng những thơng điệp được gửi gắm cũng chỉ mang tính chất gợi ý, nhắc nhở chứ không trở thành những lời rao giảng, những luận đề. Chất hài hước, dí dỏm khiến cái nhìn, giọng điệu người lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không bị khác xa với ý nghĩ, lời nói của trẻ em.
Có thể trẻ em chưa nhận thức ra ngay ý nghĩa triết lý của tác phẩm nhưng bằng cảm tính trực quan, tuổi thơ biết thưởng thức, biết thẩm thấu cái hay, cái đẹp của văn học và những điều hay và đẹp ấy có ý nghĩa suốt đời người. Chính vì vậy việc giúp cho trẻ em sớm được tiếp cận với các tác phẩm văn học kinh điển là một việc rất có ích. Trong sự phát triển của văn học thiếu nhi chúng ta có lúc q chú ý đến “tính giáo dục”, việc nêu gương người tốt việc tốt đến mức khô khan, nhàm chán, cơng thức; có lúc lại q chú ý đến “tính giải trí” đến mức ngơn ngữ sách cho trẻ em chỉ cịn ngơn ngữ nói, chỉ cịn là lời thoại cộc lốc. Văn học có ý nghĩa lớn cho trẻ em chính là ở chỗ giúp trẻ em nhận thức ra thế giới và nhận thức ra chính mình. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm sẽ tự nhiên làm nên giá trị giáo dục.
“Bọn cún chúng tôi căn bản là thân thiện với loài người. Loài người
yêu thương chúng tôi và chúng tôi đáp lại bằng một tình cảm cịn sâu sắc hơn. Tình cảm đó khơng cần phải học. Nó như một thứ bản năng có sẵn trong máu. Thậm chí, tình u và lịng tin vơ điều kiện đó có thể được coi như một phẩm giá. Nhưng khơng phải những gì thuộc về lồi người đều tốt. Lão Hiếng thuộc về lồi người. Nhưng lão khơng tốt. Vì thế chúng tơi phải trả giá cho sự tin cậy của mình. Khi bạn quá tin cậy hoặc sùng bái một ai, chắc chắn bạn không bao giờ đề phịng, thậm chí nghi ngờ. Và đơi khi bạn chết vì niềm tin ngây thơ của mình..." [2,49]. Câu chuyện khá nhiều triết lí về cuộc sống,
nhưng ko nặng nề mà nhẹ nhàng thấm vào lịng người đọc. Nguyễn Nhật Ánh ln làm cho mọi điều trở nên nhẹ nhàng, dễ thương nhưng chuyển tải những
ý nghĩa sâu xa trong câu chữ là nhiều bài học thú vị về cuộc sống, bên cạnh đó là tình bạn chân thành giữa Binơ và Bêtô.
Câu chuyện của Mèo và Chuột đã vô cùng quen với mọi người trong bộ phim hoạt hình "Tom and Jerry", hoặc trò chơi tập thể "Mèo bắt Chuột” nhưng "Mèo và Chuột" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại là một câu chuyện khác. Thật khó để làm bạn với một ai đó khác mình, nhưng với Mèo Gấu thì khơng, từ kẻ thù khơng đội trời chung với lồi chuột, Mèo Gấu đã mở lịng ra để trân trọng, để cảm thông, để hiểu và rồi lại trở thành bạn. Những cuộc đuổi bắt nhau trở thành những lúc ngồi bên nhau, cùng làm thơ, chuyện trò tâm sự và giúp đỡ nhau. Sự hy sinh cao thượng dành cho tình yêu của mèo Gấu, sự chân thành và biết ơn của chú chuột cho mèo, cho Út Hoa đã đánh vào trái tim người đọc rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm sâu. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh người ta có thể học tập được nhiều điều nhưng lại khơng cảm thấy đó là những điều giáo huấn hay những điều sáo rỗng. Tính giáo dục trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vì thế mà cũng rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Câu chuyện mang thơng điệp nhân văn sâu sắc mà nhà văn muốn gửi đến chúng ta: Mọi người đều có thể trở thành bạn với nhau, và thậm chí là bạn tốt dù cho họ có "bị" mặc định là kẻ thù chăng nữa.
Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần khơng có những lời giáo huấn, hay chê trách, lên án. Cái đẹp và cái thiện cứ ẩn hiện giữa các dòng chữ khiến trẻ em dễ học theo. Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong veo, hồn nhiên thơ trẻ. Cách kể chuyện của nhà văn quyến rũ như kể chuyện cổ tích. Cách viết và giọng kể của Nguyễn Ngọc Thuần đã cho người đọc cảm giác thật là ấm áp dễ chịu. Tuy vậy đôi chỗ nhà văn mượn đối tượng thiếu nhi để nói lên ý kiến, suy nghĩ của người lớn, vì vậy khơng tránh khỏi sự áp đặt, khiên cưỡng và cứng nhắc, khiến cuốn sách gượng gạo và khơng
Nguyễn Ngọc Thuần đã ít nhiều tạo ra cho mình một lối viết và cách nhìn mới mẻ về thế giới tuổi thơ. Bên cạnh đó, là văn phong giản dị với câu ngắn gọn, dễ hiểu. Người đọc vẫn thấy thấp thống phía sau các trang văn của nhà văn một sắc thái triết lý khơng hồn con trẻ nữa. Những kiểu câu như: “Khi một người thương yêu của ta ra đi cũng như chúng ta cắt lìa từng
khoảng trời trong trái tim mình” hay: “khi ai đó buồn, họ rất cần nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương, chứ khơng có một phương thuốc nào khác” xuất hiện khá nhiều trên những trang viết của khiến tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần lại ngả dần sang hơi hướng đạo đức trong khi những thông điệp ấy, chỉ có người lớn mới hiểu được. Điều đó khiến tác phẩm của nhà văn mặc dù viết cho thiếu nhi, nhưng lại đi quá tầm nhận thức của các em.
Trong chương cuối này, chúng tơi đã tìm hiểu về phương thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần ở bốn yếu tố cơ bản là: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật biểu hiện nội tâm, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. Trong đó, nhân vật được khắc họa đầy đủ trên cả hai phương diện ngoại hình và nội tâm, với những nét đáng yêu của trẻ thơ lại vừa có những tình cảm u thương gia đình, bạn bè và những người xung quanh mình. Các em được hoàn thiện nhân cách cả ở trường cũng như khi ở nhà, đó là những khơng gian gắn bó gần gũi nhất với thiếu nhi. Cũng có lúc các em thiếu nhi mơ màng nhớ về những kỷ niệm trong quá khứ gắn liền với những ước mơ thủa nhỏ hay kỷ niệm khó qn. Sau cùng, chúng tơi lý giải ngơn ngữ của nhân vật với hai dạng thức đối thoại và độc thoại. Tính cách và suy nghĩ của mỗi đứa trẻ được biểu hiện qua lời nói hàng ngày của chúng và ở cả những suy nghĩ thầm kín khơng được nói ra. Cách hai nhà văn sử dụng giọng điệu triết
lý và hài hước tuy có sự khác nhau nhưng lại cho thấy cá tính và phong cách riêng của mỗi người khi cùng viết về nhân vật thiếu nhi.
Kết luận
1. Những cuốn sách tuổi thơ bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời mỗi con người, cho tới khi trưởng thành. Đối với nhiều người, cuốn sách đọc hồi bé thơ đã phần nào tác động đến sự hình thành tính cách và tâm hồn. Truyện thiếu nhi hay khơng chỉ góp phần xây dựng lịng nhân ái, tình yêu cuộc sống và mở cánh cửa rộng vào thế giới thiên nhiên với biết bao điều kỳ thú. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần có sức lơi cuốn thiếu nhi và thuyết phục người lớn có trách nhiệm với các em. Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ, truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại.
2. Mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh đều được viết bằng sự say mê, hứng thú của nghề nghiệp và nhà văn “xem đó là một thú vui để giữ thăng bằng về đời sống tinh thần”. Trong số ít các nhà văn chuyên tâm viết cho
thiếu nhi đó, Nguyễn Nhật Ánh nổi lên như một hiện tượng, người viết truyện thiếu nhi nhiều nhất Việt Nam và một cây bút có bản lĩnh, cá tính sáng tạo với những quan niệm sáng tác độc đáo. Truyện Nguyễn Nhật Ánh khơng có cấu trúc tự sự phức tạp. Do viết cho thiếu nhi nên nội dung kể được chú ý hơn cách kể. Tác giả như đã hóa thân vào thế giới trẻ thơ, nhìn vạn vật bằng cái nhìn của trẻ thơ, thậm chí như sống cùng với các em để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh được coi như là người kể chuyện mang điểm nhìn trẻ thơ, và trở thành người kể chuyện của