Những thầy cô, người hàng xóm thân thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 54 - 57)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

2.2 Nhân vật người lớn

2.2.2 Những thầy cô, người hàng xóm thân thiện

Thầy cô là người truyền cảm hứng và dạy cho các em rất nhiều điều mà các em chưa biết. Thầy giáo, cô giáo là những người được xã hội giao phó cho trách nhiệm lớn lao là đào tạo thiếu nhi thành những con người mới, con người phát triển toàn diện. Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi em, vui sướng trước sự trưởng thành của các em, trăn trở với những thiếu sót mà các em vấp phải. Tình cảm thầy trò là tình cảm rất đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó không chỉ biểu lộ khi học sinh còn đang học mà còn theo các em suốt trong cuộc đời. Những người

hàng xóm thân thiện và tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cũng góp phần khiến các em thiếu nhi học được tình yêu thương. Họ bồi đắp cho tâm hồn của các em để các em được sống và lớn lên trong tình yêu thương toàn vẹn. Thiếu nhi biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh, nhận biết điều hay lẽ phải, biết làm những việc có ích cũng một phần do tình cảm của những người hàng xóm thân thiết mang lại.

Chú Hùng là hàng xóm vui tính, hiền lành và hay đánh thức nhân vật tôi vào buổi sáng với nhiều cách nói khác nhau khiến nhân vật tôi rất vui. Chú là người hàng xóm thân thiện và tốt bụng. Câu chuyện về ông Tư hy sinh thân mình vì người khác khiến nhân vật tôi rất cảm động và học được nhiều điều:

tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những

người không có đủ thân thể”.

Cô giáo Hà trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lại tin tưởng và yêu quý học sinh của mình khi em khen cô đi đôi guốc xanh đẹp hơn đôi guốc màu đỏ:

“- Giờ ra chơi, tôi chạy vụt đến chỗ cô, nói: - Cô đẹp quá!

Cô cười, mặt đỏ lựng. Cô nói: -Cảm ơn. Nhờ em, cô mới biết đôi guốc màu

xanh làm cô đẹp ra” [28,55]. Cô chỉ bỏ đi đôi guốc xanh khi nó bị gãy gót và

không thể đi được nữa, đó như là một cách thể hiện tình cảm dành cho cậu học trò nhỏ.

Đó là cô giáo trong Đảo mộng mơ đã tin tưởng vào học trò của mình khi các em cùng miêu tả về nơi chốn mà em thích nhất là đảo hoang ở sau nhà Tin. Cô đã dẫn các bạn đến thăm hòn đảo của Tin, Thắm và phó chúa đảo Bảy, khiến cho tụi học trò cũng tin tưởng vào bạn mình: “Cô giáo âu yếm lướt mắt qua từng gương mặt rồi quay nhìn tụi thằng Tin, cô mỉm cười:

- Từ khi đọc bài làm văn của ba đứa em, cô đã tin nó là hòn đảo rồi!

CÔ GIÁO DẪN TỤI HỌC TRÒ LÊN THĂM hòn đảo.”[1,136] Trong Kính

Vạn Hoa nhóm nhân vật các thầy cô giáo nhận được sự kính trọng, yêu

mến tuyệt đối từ các em học sinh, điều này chứng minh được nhân cách cao đẹp của các thầy cô giáo, những người truyền thụ tri thức và hình thành nên nhân cách cho học sinh. Mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ có ý nghĩa đặc biệt, từ xa xưa đã được tôn vinh. Trong bản thân mỗi con người, sau khi kết thúc tuổi cắp sách đến trường luôn luôn đọng lại trong tâm trí những ấn tượng vô cùng sâu sắc, tốt đẹp, lòng biết ơn, sự tôn trọng, mến yêu với những thầy cô đã đưa họ đến với những bến bờ tri thức.

Nhóm nhân vật thầy cô được Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng nổi bật trong không gian lớp học, với công việc truyền thụ tri thức. Điều đặc biệt hơn là Nguyễn Nhật Ánh để cho các nhân vật này được làm nổi bật thông qua cảm nhận, tình cảm của chính các em học sinh. Cụ thể ở đây là lớp 8A4 trường Tự Do đến lớp 10A9 trường Đức Trí. Trong Cô giáo Trinh, nhân vật cô Trinh chủ nhiệm lớp 8A4 trong con mắt học trò thật nhẹ

nhàng, gần gũi và là một giáo viên có năng lực “Cô Trinh dạy môn văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 8A4. Cô có dáng người hơi gầy, đôi mắt thỉnh thoảng ánh lên vẻ buồn bã kín đáo, nhưng lúc nào cũng tận tụy với học trò, đặc biệt cô là một trong những giáo viên dạy văn hoạt bát và duyên dáng nhất trường”[8,41]. Cô Trinh có hoàn cảnh khá đặc biệt: “chồng cô đã mất cách đây sáu năm vì một cơn bạo bệnh. Hiện nay một nách hai con, cuộc sống của cô khá gian nan, chật vật… Có lẽ vì thế mà sắc diện của cô kém tươi, chỉ khi lên lớp dạy dỗ bọn mình cô mới trở nên vui vẻ và sinh động thôi” [8,12].

Rời khỏi ghế nhà trường, trẻ em gia nhập vào đời sống xã hội với những mối quan hệ với gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Ở đó, có khi các em thực sự là những đứa trẻ vô tư, trong sáng, ham

vui, nhưng cũng có khi các em phải tham gia vào những vấn đề phức tạp hơn của gia đình, xã hội, lúc đó các em lại tập làm người lớn. Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Lã Thị Bắc Lý đã rất chính xác khi nhận định rằng một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trẻ thơ là tính tò mò, thích phiêu lưu, mạo hiểm và thích khám phá. Các câu chuyện, những trang văn của đã Nguyễn Nhật Ánh chạm tới và khơi dậy được đặc điểm tâm lý này của thiếu nhi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)