2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
2.1 Nhân vật thiếu nhi
2.1.1 Những em bé giàu tình yêu thương
Đây là chủ đề lớn, hầu như xuyên suốt cả chương trình văn học thiếu nhi, các tác giả chủ yếu khai thác lòng nhân ái như một sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, bất hạnh của cuộc đời để tìm đến hạnh phúc. Tình u thương những cảnh đời bất hạnh, ln coi việc giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc cho chính bản thân đó là những minh chứng đẹp đẽ cho chủ đề này. Nhân vật tôi trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của
Nguyễn Ngọc Thuần là một em bé ln vui vẻ, hịa đồng với mọi người. Dũng biết an ủi cô Hồng khi cô bị mất con bằng cách nhờ cơ đan cho mình một chiếc nón len: “Tơi đến ngồi bên cơ Hồng. Cô nắm chặt lấy tay tôi.
Tơi nói: -Chừng nào cơ khỏi bệnh, cô đan cho con chiếc nón len nhé. Con thích chiếc nón có nhiều tua và cái mũi dài dài.
Cơ gật đầu. Tơi nói tiếp:
-Cơ có thích ăn bắp rang khơng?
Bằng sự ngây thơ và hồn nhiên Dũng đã xoa dịu vết thương trong lịng cơ Hồng để cơ có thể vượt qua nỗi đau về mặt tinh thần khi mất đi đứa con. Con người sống trên đời có lẽ sẽ có những lúc gặp phải những điều khó khăn và đau lòng, nhưng chúng ta tin rằng cậu bé Dũng sẽ ln vượt qua, vì em có được sự chia sẻ chân thành nhất từ những người xung quanh mình, như cách mà cậu bé giúp cho cô Hồng và chú Hùng. Phải chăng, sự nhân hậu của đứa trẻ chính là do cách ba mẹ chúng và người thân đã dạy dỗ cho chúng mỗi ngày. Dũng còn rất thương và cảm phục khi thấy ơng Tư bị mất tay, em tình nguyện làm đơi tay của ơng để giúp ông khi ông cần: “Ông chỉ việc kêu lên
“bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh.” Thế là bàn tay sẽ chạy đến lấy cho ơng ngay.
Ơng cười khà khà:
-Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Để ơng thử nhé! –Ơng hắng giọng rồi sơi nổi nói – Bàn tay ơi!
-Ơi! Có tui đây! –Tơi nói to –Tui là bàn tay đây! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng! [28,31]. Quan tâm, chia sẻ những khó khăn với những người sống
xung quanh mình là một hành động rất đáng được trân trọng và biểu dương ở các em thiếu nhi. Nhân vật em bé Dũng trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ cứ lớn lên trong tình thương của cha mẹ, của chú Hùng hàng xóm, ơng
Tư tật nguyền, của cô giáo Hà và thằng cu Tý bạn thân. Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần cho người đọc một tuổi thơ đúng nghĩa
với những điều kỳ diệu, phù hợp tâm tư, tình cảm lứa tuổi đã góp phần ni dưỡng lịng nhân ái, bao dung cùng niềm tin về cuộc đời tốt đẹp. Nó giống như câu chuyện cổ tích được dệt nên từ những điều nhỏ bé thường ngày, nhưng khiến chúng ta ngạc nhiên vì một cuốn sách viết cho trẻ em lại khiến cho người lớn u thích nhiều đến vậy. Nhân vật “tơi” là cậu bé tên Dũng –
một em bé mười tuổi đang kể chuyện cho tất cả chúng ta nghe, nó giống một cuốn nhật kí, khơng có cốt truyện li kì, khơng có văn phong sắc sảo nhưng lại thu hút lạ kỳ.
Truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh là những bài học về tình bạn, tình u, tình làng xóm và tình người trong cuộc đời. Tình u thương đó chính là sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn cũng như đủ bao dung độ lượng để sẵn sàng tha thứ cho những lầm lỗi của người khác. Hình ảnh của các bạn nhỏ đồn kết cùng nhau giải quyết khó khăn khi lạc vào rừng, bí mật, âm thầm giúp đỡ các bạn cùng lớp, những người tốt chịu thiệt thịi trong Kính vạn hoa. Những lời tâm sự chân thành, những cử chỉ ân cần khi người bạn thân bị ốm Tôi là Bêtô... tất cả là những biểu hiện của tình bạn, tình người, tất cả đều giúp các bạn nhỏ gìn giữ, quý trọng những tình cảm mà mình đang có.
Chúa đảo Tin trong Đảo mộng mơ thấy thương cho hồn cảnh của phó chúa đảo Bảy vì nó mồ cơi bố lại hay bị mắng dù mẹ nó cũng rất thương nó. Tin động lịng: “- Thế sao mày khơng nói như tao?”…Tự nhiên Tin nói: “-
Tại ba mày mất sớm. Nếu ba mày còn sống thế nào ba mày cũng bênh mày.”
[1, 61]. Không chỉ đa dạng về lứa tuổi, nhân vật thiếu nhi trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cịn có nhiều hồn cảnh gia đình khác nhau cũng như đặc điểm tính cách. Các em khơng hề để ý đến hồn cảnh gia đình của bạn, Tin và phó chúa đảo vẫn chơi với nhau hết ở nhà rồi đến khi ở trường mà không biết chán. Có lẽ ngay từ nhỏ, các em đã coi tình bạn là thứ tình cảm khơng c ó ranh giới.
Trong truyện Một thiên nằm mộng của Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật em không sợ bà cả Sề, không coi là một người điên mà với em, bà là một người mẹ yêu con. Em cảm thấy buồn khi bà bị nhốt lại và lo lắng khi người
ta sẽ đưa bà đi, điều đó khiến em quyết định mở cửa để bà ra khỏi căn nhà ấy và đi tìm con mình. Đó là một hành động dũng cảm của một cậu bé mới mười tuổi: “Em đẩy mạnh cánh cửa lần thứ hai. Âm thanh rít lên nghe khơ khốc
nhưng cuối cùng lại trở nên im lặng, cũng chẳng có ai nghe thấy. Bóng tối lại càng im hơn. Rồi bước chân em đi trên nền gạch cứ kêu lên, kêu lên... Em cần phải bước tới...
- Bà cả Sề, chạy đi...
Chiếc bóng vẫn cứ đứng im.
- Bà có nghe thấy khơng, chạy nhanh...
Em đến gần hơn nữa. Em nắm chặt lấy tay bà kéo về phía cửa. Những ngón tay như sống dậy, từ từ nắm chặt lấy tay em. Khi ra đến bên ngồi, em chỉ kịp nhìn thấy một vệt long lanh trên mắt bà.” [27, 128]. Một cậu bé tưởng như
chưa biết gì về cuộc sống lại có sự đồng cảm với người mẹ nhớ con, bởi khi em nhìn sâu vào đơi mắt của bà, em thấy một tâm hồn của người mẹ. Nhân vật thiếu nhi trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần ln mang trong mình sự ngây thơ, đáng yêu và trên hết là tình yêu thương dành cho gia đình và những người xung quanh. Những chú bé ấy ln đặt sự quan tâm chính cho người thân của mình và giúp đỡ người xung quanh bằng sự vơ tư, đó là những đứa bé sống thiên về nội tâm khác với các cơ cậu học trị tinh nghịch trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Những đứa trẻ đó đã có được một tuổi thơ thật đẹp đẽ của riêng mình, chúng sẽ cùng lớn lên với những trải nghiệm, khám phá bản thân để hồn thiện con người mình khơng chỉ bằng những bài tốn khó. Người chị dù mắng em vì đánh nhau nhưng lại rất thương và lo cho em: “Chị Hai định mắng
thằng em tinh nghịch vài câu cho hả nhưng chị bỗng ngưng bặt khi nghe Tin xuýt xoa.
- Đau lắm hả em? - Chị hỏi, lo lắng, bước tới gần đứa em thêm một chút. - Đau muốn chết luôn! - Tin rên rỉ, tất nhiên là nó có đau nhưng khơng đến mức như nó trình diễn.
Tin lại bụm mặt, lần này khơng phải vì đau mà để lén quan sát phản ứng của người chị qua kẽ tay. Và nó như mở cờ trong bụng khi thấy chị Hai quýnh quíu:
- Em đợi chị một chút. Để chị đi lấy muối đắp cho em.
Nhưng nó sung sướng nhất là khi chị Hai quay lại với nhúm muối trên tay và câu nói trên mơi:
- Em đừng để cho ba mẹ biết là em vừa đánh nhau đấy nhé. Em cứ bảo là em bị té ngã, nghe chưa?” [1, 55]. Chắc chắn rằng các em sẽ cảm thấy yêu bản
thân mình, yêu những người xung quanh mình, và thấy cuộc đời này thật đáng sống biết bao. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lịng người bởi tình cảm của tác giả đối với các em ở mọi lứa tuổi mà nhà văn luôn luôn yêu quý và tôn trọng.
2.1.2. Những em bé thơng minh, hiếu động
Trí thơng minh của con người trong các truyện được đưa vào trong chương trình thường gắn liền với phẩm chất đạo đức tốt đẹp của những con người lao động bình thường trong cuộc sống hoặc những hiệp sĩ ra tay hiệp nghĩa giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn. Cậu bé khi lần đầu được bố cho đi máy bay trong truyện Cha và con và…tàu bay là một em bé rất thông minh. Khi đến một nơi đông người và rộng lớn, người bố nhắc em phải nắm túi
quần bố để khỏi lạc nhưng em đã thắc mắc tại sao bố lại khơng nắm tay em. Chính câu hỏi của một cậu bé đã khiến người bố nhận ra mình đã chú trọng cái giỏ xách hơn con mình, quan trọng hơn cả việc ơm đứa con.
“- Con phải luôn nắm túi quần của bố. Tôi dặn.
- Thế hai tay bố để đâu mà bố khơng nắm tay con?Thằng con tơi nó hay lý sự.
- Bố phải ơm giỏ xách.
Tệ thật, những chiếc giỏ xách, chẳng lẽ chúng quan trọng hơn đứa con của mình à? Quan trọng đến nỗi mình ơm chặt giỏ xách mà khơng thèm ơm đứa con? Tôi chột dạ.” [29, 27]
Cậu bé Tin trong truyện Đảo mộng mơ của Nguyễn Nhật Ánh là một chú bé rất thông minh đã tưởng tượng bãi cát sau nhà là một hòn đảo đích thực. Hịn đảo đó mang đến cho Tin sự dũng cảm và tự tin ở bản thân: “Bảy
nhìn bạn, chớp mắt trầm trồ:
-Hơm nay mày gan thật đấy. Tự nhiên lại xông ra đánh nhau với thằng Phàn. Tin toét miệng cười:
-Tao là chúa đảo mà. Chúa đảo thì khơng biết sợ ai. Bảy hơn hớn:
-Ờ, tao cũng không sợ. Tao là phó chúa đảo” [1, 47]
Lịng dũng cảm cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, giúp con người vượt qua gian khổ, thử thách của cuộc sống và cũng khiến Tin và Bảy vật nhau với thằng Phàn – đứa vốn hay bắt nạt đôi bạn trên hòn đảo và chiến thắng trong lần duy nhất: “Phàn ngán ngẩm nói, và cất bước bỏ đi.
-Đứng lại đó!
Tin hét lớn, và rượt theo thằng Phàn với cái vẻ rất chi là điên điên. Phó chúa đảo hào hứng phụ họa:
-Chạy đi đâu?
Thằng Phàn ngoái lại bắt gặp vẻ say máu của hai thằng nhóc, vội vã co giị chạy thẳng” [1, 45]. Nó cịn giúp Tin khám phá ra việc thằng cu Mít con dì
Sáu bị kẻ xấu dắt mũi đi vào con đường nghiện ngập và giúp các chú công an bắt được kẻ xấu. Chính hịn đảo đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho các em thiếu nhi để có thể chiến thắng cái xấu. Bé Tin của Đảo mộng mơ của
Nguyễn Nhật Ánh làm người đọc đôi lúc nhớ tới cậu bé trong Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. Đơn giản vì hai nhân vật trên
đều là những đứa trẻ trong sáng, nhân hậu, và có được những tuổi thơ thật đẹp.
Bé Tin của Đảo mộng mơ, từ một đứa trẻ nhút nhát, ốm yếu, luôn chịu sự bắt nạt của thằng Phàn. Nhưng sau khi được làm “chúa đảo”, hiểu được trách nhiệm của mình, Tin đã dũng cảm chống trả lại sự ăn hiếp của Phàn với một ý chí quyết tâm rất lớn. Sự thay đổi đó của Tin, phải chăng cũng chính nhờ lịng tin mà gia đình, ba mẹ và chị Hai trao cho khi tin đống cát mà Tin vẫn chơi mỗi ngày chính là một “hịn đảo”. Và niềm tin đó cịn được tăng cao hơn, khi Tin thuyết phục được cô giáo và bạn bè tin rằng, Tin có một hịn đảo ngay trong vườn nhà mình. Chúng ta có thể thấy, sự quan tâm và tin tưởng đúng mức của ba mẹ, chị Hai và cô giáo đã giúp Tin trở thành một câu bé dũng cảm, mạnh mẽ hơn. Mặt khác, trí tưởng tượng và tuổi thơ của cậu bé cũng như được vun đắp thêm từng ngày.
Đối với người lớn nhiều khi họ khơng hiểu trẻ con nói gì, Bêtơ đã mong có thể soạn cuốn từ điển “Trẻ con- người lớn” và nó sẽ giống thế này: “- Mẹ ơi, con nhức đầu.
(có nghĩa) Mẹ ơi, con muốn nghỉ học sáng nay.
- Mẹ ơi, hơm nay tháng mấy rồi?
(có nghĩa) Mẹ ơi, sắp đến sinh nhật con rồi đó. [2,69]. Trẻ con ln có cách
riêng của mình để diễn đạt những điều mình muốn, dù cách đó có là trực tiếp hay gián tiếp nhưng ẩn chứa trong đó là sự đáng yêu của các em. Với trẻ em cách giáo dục tốt nhất là để cho chúng được sống đúng lứa tuổi của mình, người lớn hãy đứng ngoài để quan sát, để định hướng và uốn nắn hơn là tác động trực tiếp để nhằm kiểm sốt hay chi phối tình cảm của các em. Các em rất thông minh, năng động và sáng tạo, chỉ cần người lớn có sự quan tâm và có những định hướng kịp thời sẽ giúp cho các em phát triển một cách tồn diện hơn.
“Vì thơng minh nên nó đã nghĩ ra cái sáng kiến ngậm hai đồng cắc dại
dột. Nhưng đó cũng chỉ là chuyện sau này tơi được biết. Khi ở sân bay, tôi vô tư hơn nhiều. Thấy thằng con khơng nói tiếng nào, thế là tơi khỏe. Một ngày nó nói nhiều lắm, hỏi nhiều lắm. Tơi phải giải thích cho nó nghe về thế giới này, từ màu sắc đến âm thanh. Thiếu điều cịn giải thích tính tình của một con mèo.” [29, 30]. Đứa trẻ trong lần đầu đi máy bay cùng cha mình đã nghĩ ra
sáng kiến ngậm hai đồng cắc vào miệng để xem máy soi ở sân bay có phát hiện ra khơng? Đó là một hành động thể hiện sự thông minh của em nhưng lại gây ra hậu quả nguy hiểm khi em sợ quá và nuốt chúng khi qua cửa an ninh. Qua đoạn kể của người bố, hiện lên một chú bé thông minh, hiếu động và thích khám phá thế giới quanh mình. Nguyễn Ngọc Thuần thường viết về
những em bé sống tình cảm hơn nhưng khơng vì thế mà các em mất đi bản tính tị mị, ưu khám phá và cả sự nhanh nhẹn của mình.
Nếu như người lớn nhiều lần ước ao được trở lại làm trẻ con thì trẻ con cũng có mong muốn là tập làm người lớn. Những trị chơi gia đình giả làm chồng làm vợ, giả làm bố làm mẹ là một biểu hiện của mong muốn ấy. Có những lúc khơng cịn là trị chơi, chính hồn cảnh đã khiến các cô bé cậu bé trở thành người lớn, chính xác là có những hành động, suy nghĩ như người lớn. Những suy nghĩ hết sức ngộ nghĩnh, trẻ thơ như muốn làm chúa đảo, phu nhân phải cho chúa đảo thơm một cái hay gửi thư phải phóng dao.
Nhóm nhân vật thiếu nhi trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc rất nhiều những cảm xúc yêu mến, khâm phục với các em nhỏ. Một thế giới nhân vật trẻ thơ phong phú trong đó có rất nhiều những đứa trẻ hiếu động, thích phiêu lưu, mạo hiểm. Những đứa trẻ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh tuy “siêu quậy” nhưng vẫn đáng yêu, người đọc còn được chứng kiến sự thay đổi tâm tư, tình cảm một cách ngây thơ, trong sáng của các em. Khơng chỉ có vậy, trong thế giới nhân vật này các em nhỏ cịn tìm thấy chính mình trong đó và rút ra cho mình nhiều bài học đáng quý trong cuộc sống như trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần. Nguyễn Nhật Ánh thông qua thế giới nhân vật trẻ em này cịn nhằm mục đích giáo dục, định hướng sự phát triển nhân cách cho trẻ thơ – thế hệ quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước.