2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngồi của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo...Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường địi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M.Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt...của nhân vật. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm, đây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại. Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.
Để xây dựng tính cách nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Cũng bởi nhân vật của họ là những em bé thường hay quan sát cuộc sống quanh mình, để khám phá và học hỏi. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ tồn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngồi của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. Ngoại hình cũng góp phần biểu hiện nội tâm nhân vật, do đó tìm hiểu ngoại hình nhân vật chúng ta sẽ hiểu thêm những nét tính cách bên trong nhân vật.
Ngồi việc đặt cho nhân vật những cái tên độc đáo, Nguyễn Nhật Ánh còn thường chú ý làm nổi bật một nét đáng nhớ nào đó trong bức chân dung của nhân vật. Trong bức tranh tổng thể, các nhân của Nguyễn Nhật Ánh
thường hiện diện với những nét rất riêng, đặc biệt là đối với các nhân vật thiếu nhi. Miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần thường miêu tả các đặc điểm vóc dáng, trang phục, mái tóc vừa tả tồn diện lại vừa tả những nét nổi bật nhất của nhân vật. Cách miêu tả của hai nhà văn đã làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Tuy cùng miêu tả nhân vật nhưng cách dùng từ ngữ, cách tả của hai nhà văn lại mang những nét khác biệt. Cách miêu tả thằng Phàn trong truyện Đảo mộng mơ đã cho thấy tính
cách ham chơi, hay bắt nạt kẻ yếu: “Nó lớn hơn Tin và Bảy ba, bốn tuổi và
cao hơn hai đứa nhóc một cái đầu. Tóc tai bù xù, tướng tá dềnh dàng”[1, 21].
“Đặc điểm nhận dạng: Một khối bông mà không phải là một khối bông-
Sở thích nghĩ ngợi - Điều thích nhất: Leo lên cầu thang - Điều sợ nhất: Leo xuống cầu thang - Loại người ghét nhất: Những người như lão Hiếng - Loại người thích nhất: Những người như chị Ni”. Có một điều tuy biết thừa nhưng khi nghe chính Binơ bộc bạch, lịng tôi vẫn nao nao: “Điều hài lòng nhất trong cuộc sống: Kết bạn với Bêtô” [2, 139]. Qua đoạn miêu tả ngắn về ngoại
hình và tính cách của Binơ khiến người đọc thích thú vì nó đã nêu bật được những nét chính rất riêng của chú cún đáng yêu và cũng thể hiện được tình bạn của chú dành cho người bạn Bêtô.
Như vậy thông qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh đã phần nào thể hiện được được cái đích mà mình hướng tới: khám phá bề nổi, vẻ hình thức của nhân vật từ đó đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Điều này cũng cho thấy khả năng quan sát, mơ tả tài tình, tạo ra cái nhìn hấp dẫn, sinh động của nhà văn, mặt khác làm cho nhân vật hiện lên vừa ở mặt cụ thể cảm tính vừa ở chiều sâu bên trong suy nghĩ: “Áo
Hoa là một nàng mèo quý phái và sang trọng. Nàng đi đứng rất sang. Mèo (nhất là mèo phái đẹp) thì bạn cũng biết rồi đó, đi đứng lúc nào cũng như
một quý nương. Nàng nằm ngủ cũng sang. Áo Hoa không bao giờ ngủ ở những nơi ẩm thấp hoặc bẩn thỉu. Hằng ngày, nàng ra phía trước nhà nằm phơi nắng, buổi tối nàng đủng đỉnh bước vào căn nhà kho trên tầng áp mái ngủ.” [3,14]. Bằng những chi tiết miêu tả ngoại hình tuy tương đối ít, nhưng
nhà văn cũng phần nào giúp bạn đọc hình dung ra được những nhân vật đáng yêu trong tác phẩm. Đây cũng là điểm tựa để nhà văn xây dựng tính cách, hành động của nhân vật.