Nguyễn Ngọc Thuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 33 - 40)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

2.2 Nguyễn Ngọc Thuần

2.2.1. Hành trình sáng tác

Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng trên địa hạt văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Tp. HCM, sau khi ra trường nhà văn về làm việc cho Báo Tuổi trẻ của Thành đoàn Tp. HCM. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng.

Chỉ mới đến với văn chương được khoảng chừng 7 năm song số giải thưởng mà Nguyễn Ngọc Thuần có được thật đáng nể. Tập truyện Giăng giăng tơ nhện đạt Giải 3 cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đạt Giải A cuộc thi Văn học thiếu nhi “Vì tương

lai đất nước lần 2”; Tập truyện Một thiên nằm mộng đạt giải A cuộc vận

động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim Đồng 2001-2002. Mới đây nhất là tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ giành giải thưởng sách hay 2011

(sachhay.com & PACE bình chọn). Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ: Tập

truyện dài đạt giải B (khơng có giải A) cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ (Nxb Thanh niên phối hợp Nxb Văn Nghệ tổ chức). Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn ln có những cách viết độc đáo mà dù chỉ đọc một lần bạn đọc cũng khó có thể quên. Tập truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, được các nhà

phê bình trong nước đánh giá rất cao. Nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét: “Đọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào

đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình.” [39].

Nhà xuất bản Kim Đồng đã giới thiệu về Nguyễn Ngọc Thuần như sau: “Sự xuất hiện của anh trong làng văn, với "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ",

"Một thiên nằm mộng" đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. [38]. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn mục

về văn chương: Mỗi truyện ngắn nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn, bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ. Nguyễn Ngọc Thuần có một tuổi thơ như một cậu bé du mục, đi theo chiếc xe của ba mình dọc các cung đường bn bán. Một tuổi thơ có thể là rất buồn. Nhưng với nhà văn thì lại là "một tuổi thơ hấp dẫn", Nguyễn Ngọc Thuần không mang ký ức đó vào văn chương, mà nó như một bệ phóng, để nhà văn nhìn cuộc sống qua một lăng kính khác. Trong thế giới tưởng tượng của Nguyễn Ngọc Thuần, mọi thứ đều được bay bổng đến tối đa.

Truyện Nguyễn Ngọc Thuần thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên của thơ trẻ. "Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con

mắt của anh bỗng trở nên sống động, trong vắt và đầy yêu thương, mới lạ. Truyện Nguyễn Ngọc Thuần đem lại cho bạn đọc cảm nhận về một thế giới thuần khiết, thanh sạch: Bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn khơng có người dẫn lối? Người ta

sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào?” [21] Lã Thị Bắc Lý đã từng nhận

xét rất chính xác về cách viết truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.

Viết truyện cho thiếu nhi, mỗi nhà văn đều có quan niệm riêng. Nhà văn Võ Quảng quan niệm: “Tác phẩm viết cho các em là một cơng trình sư phạm.

Người viết nên cân nhắc mình nên nói cái gì, nói như thế nào đế có lợi cho tâm hồn các em mà khơng ảnh hưởng đến sự thế hiện nghệ thuật... Một quyển sách tốt có lúc mở cho các em thấy một ước mơ tươi đẹp, ước mơ đó các em theo đuổi mãi cho đến khi khôn lớn” [19, 33]. Và ông cũng tâm sự rằng: “hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời” [19, 23]. Võ Quảng đã nêu tấm gương đó trong những trang văn của

mình như là sự kết tinh của tồn bộ tài năng và tâm huyết của cuộc đời.

Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thuần cho rằng, quan niệm văn chương thì phải đẹp và nhân văn. Yếu tố con người là quan trọng vì nhà văn là dân mỹ thuật, nếu viết khơng đẹp thì thà rằng khơng viết. Cái đẹp và tính nhân văn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần được thể hiện ở mối giao cảm giữa người với người trong cuộc sống. Đó là tình u thương, sự quan tâm, sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn của mọi người trong gia đình và ngồi xã hội với nhau. Các nhân vật trong truyện của nhà văn dù khó khăn về vật chất, dù thân thể có khiếm khuyết, có những bất hạnh trong cuộc đời thì họ vẫn nỗ lực vươn lên sống vui vẻ, lạc quan và có ý nghĩa. Vì vậy nhân vật của nhà văn ln giàu có về mặt tinh thần. Nguyễn Ngọc Thuần cho rằng nhân vật của mình ln giàu vì tinh thần thì ai cũng giàu cả. Khi một đứa trẻ ra đời, nó đã là một kẻ giàu có về mặt tinh thần rồi. Đặc biệt, khi viết cho thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần luôn tâm niệm một điều rằng: “Khi viết cho trẻ con, tôi

thấy rằng một đứa trẻ cần được đối xử trân trọng, như một tòa lâu đài, một con người biết tự trọng, một con người trưởng thành về mặt nhân cách, một người đàn ông” [40]. Vậy nên trong các tác phẩm của anh, nhân vật người lớn

luôn là người bạn thân thiết của trẻ thơ, người quan tâm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, ln trân trọng và dành cho trẻ những tình cảm tốt đẹp nhất. Họ mong muốn mang lại cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc và hướng các em đến một tương lai tươi sáng, truyền cho các em ngọn lửa niềm tin về cuộc sống tốt đẹp, để các em biết ước mơ và thực hiện mơ ước của chính mình. Với độc giả nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn của trẻ thơ bởi anh ln đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu nỗi lịng con trẻ. Điều đặc biệt, những gì anh viết ra không chỉ dành cho độc giả mà “tôi viết để sau này con tơi đọc”. Vì vậy, nhà văn gửi trọn vẹn tình cảm yêu thương của mình vào trong trang sách để sau này cho con đọc và cảm nhận được những điều nhắn nhủ, tình cảm thiết tha của nhà văn.

Lúc nhỏ, Nguyễn Ngọc Thuần là một cậu bé “có cá tính, lúc nào cũng buồn buồn lặng lẽ. Xuất thân từ vùng quê nắng gió quê hương đã thấm sâu vào con người anh. Nguyễn Ngọc Thuần bộc bạch: “Quê hương tôi là những

khoảng trời rộng rãi. Nằm đâu cũng có thể ngủ được, ở đâu cũng có một mùi thơm lúa non, mùi rạ, mùi cây lá được ủ ê trong ngập ngụa khơng khí ..”.

Sinh ra trong sự nghèo khó nhưng Nguyễn Ngọc Thuần may mắn được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ và được giáo dục cẩn thận. Có lẽ vì vậy mà người đọc tìm thấy sự bình yên trên những trang viết cho trẻ em với sự đồng cảm trong suy nghĩ, sẻ chia về mặt tình cảm. Nhân vật trong truyện của anh ln giàu có về mặt tâm hồn cho dù họ có thiếu thốn về mặt vật chất. Đọc truyện Nguyễn Ngọc Thuần, ta cảm nhận được thế giới trẻ thơ thật gần gũi và thân quen. Anh quan niệm rằng “Khi viết cho thiếu nhi thì khơng thể

bằng tâm hồn của một ông già”. 2.2.2. Quan điểm nghệ thuật

Cái đẹp trong văn xuôi thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ của nhà văn. Sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tích trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác giả. Sáng tác cho trẻ em phải được nhìn bằng đơi mắt trẻ thơ, phải xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên mới có thể làm cho các em yêu thích. Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần người viết được sống lại tuổi thơ của mình và hồ đồng tâm hồn với tuổi thơ hôm nay.

Qua những câu chuyện đầy giản dị và mang đậm chất đời thường, Nguyễn Ngọc Thuần đã thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Người lớn phải là người bạn của trẻ, là người thấu hiểu nỗi niềm tâm sự trẻ thơ, yêu quý và dành cho trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ nhất. Người lớn phải là tấm gương để trẻ noi theo. Có lẽ vì vậy mà qua những tác phẩm của mình, nhà văn ln hướng trẻ em đến một thế giới tươi đẹp. Ở đó trẻ em được ước mơ và thực hiện mơ ước của mình, trẻ được sống một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, tự do và thoải mái. Nguyễn Ngọc Thuần đã gieo trong tâm hồn các em niềm tin về một điều kỳ diệu. Nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần là những người biết chia sẻ tình cảm với trẻ em, thấu hiểu tâm lý trẻ em và luôn mong muốn đem lại cho các em một cuộc sống hạnh phúc. Anh cho rằng: “Nếu trẻ con thích đọc tơi, có lẽ là bởi... tôi giống trẻ con.

Giống ở chỗ thích nhìn sự vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn bản thân chúng. Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra”. Với

độc giả thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn của trẻ em bởi vì nhà văn biết đồng cảm, chia sẻ cùng trẻ những nỗi niềm tâm sự, thấu hiểu nỗi lòng con trẻ.

Là người viết văn cho thiếu nhi, hơn bất cứ ai hết, Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa ra cho bản thân mình một nguyên tắc: Người viết văn cho trẻ em phải vừa là nhà tâm lý học trẻ em và vừa là nhà giáo dục học trẻ em. Chính sự rung động từ trái tim đó, chính từ sự yêu quý và thấu hiểu trẻ mà anh đã khắc họa nên một thế giới tâm lý trẻ thơ chân thực, gần gũi để rồi qua đó anh gửi gắm những bài học giáo dục nhẹ nhàng mà thấm thía đến con trẻ.

Qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã khắc họa nổi bật tâm lý của trẻ thơ, những linh hồn bé bỏng với những ước mơ, khát vọng chính đáng và trong sáng; một thế giới tưởng tượng đầy huyền ảo, một tấm lòng nhân ái bao la. Bằng những hình tượng chân thực nhất, gần gũi nhất, Nguyễn Ngọc Thuần đã truyền đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức nhẹ nhàng, sâu sắc thông qua những triết lý gần gũi. Văn chương đối với trẻ em cũng là một phương tiện góp phần giáo dục hồn thiện nhân cách trẻ, bởi lẽ “Văn học là

nhân học”. Người lớn trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Thuần là những con

người có tấm lịng bao dung với con trẻ, biết đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu tâm lý con trẻ như Ông Tư, Chú Hùng, cô giáo Hà, nhân vật Bố và mẹ (Vừa

nhắm mắt vừa mở cửa sổ) hay nhân vật mẹ, chú Hùng, Bố (Một thiên nằm mộng)… Vì vậy, khi đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần, không những

trẻ em mà người lớn thu nhận được những kiến thức tâm lý học trẻ em và rút ra nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ, có cách nhìn phù hợp đối với con trẻ.

Viết cho thiếu nhi phải vui tươi, hấp dẫn, tiếng cười không chỉ là nghịch ngợm mà cũng là sự dạy dỗ. Với cái tài và cái tâm của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã thực sự làm được điều đó qua những bài viết đầy chất trẻ thơ và đậm chất nhân văn. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần ta cảm nhận được một tình yêu nguồn cội, tình người thật đằm thắm. Với anh, dù đã

trưởng thành nhưng những lời mẹ dạy luôn theo anh suốt cả cuộc đời. Anh tâm sự rằng: “Mẹ tôi dạy tôi hai điều: Đừng bao giờ cay nghiệt vì chính mình

có cuộc sống khốn khó, hoặc đem cái khốn khó mà dằn hắt người khác và một miếng thịt ngon cũng cần có một nhát cắt thật đường nét, huống hồ là văn vẻ”. Và chúng ta dễ dàng thấy được sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng trang

viết của Nguyễn Ngọc Thuần.

Với quan niệm viết cho thiếu nhi phải đẹp và nhân văn Nguyễn Ngọc Thuần đã thổi hồn vào trong tác phẩm của mình để những câu chuyện trở nên đẹp hơn, lung linh hơn. Người đọc như được đắm chìm vào một thế giới mầu nhiệm mà ở đó con người ln dành cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia thật nồng ấm. Thiên nhiên thật đẹp và nên thơ với những khu vườn đầy hoa trái, những cánh đồng trải rộng mênh mông. Thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau làm nên một bản đàn huyền diệu.

Chƣơng 2: Các kiểu nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần

Tập trung tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần chúng tôi phân chia thế giới nhân vật này thành ba nhóm, nhóm nhân vật thiếu nhi, nhóm nhân vật người lớn, lồi vật và thiên nhiên. Nhóm nhân vật thiếu nhi đặc biệt được chú trọng hơn cả bởi ngay từ mục đích ban đầu của hai nhà văn là viết các tập truyện này là để dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Cũng bởi lí do này mà số lượng nhân vật thiếu nhi chiếm đa số trong tổng thể đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 33 - 40)