2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1.1 Không gian gia đình
Không gian gia đình là nơi các em học những bài học đầu đời, đó là cách nhắm mắt lại xác định phương hướng nhờ mùi hương, điều đó đã giúp ích cho nhân vật tôi cùng các bạn trở về nhà khi bị lạc trong rừng: “Theo hướng hoa lài, chúng tôi trì kéo nhau đi. Mùi hương càng lúc càng gần lại. Cây rừng giãn ra từ từ và chúng tôi đã nhìn thấy đốm sáng từ những ngôi nhà.” [28,76]. Gia đình là nơi các thành viên dành tình yêu cho nhau, bố mẹ và chị của chúa đảo Tin đã tin tưởng và ủng hộ Tin bảo vệ “hòn đảo hoang”. Gia đình cũng là nơi vun đắp tình yêu thương cho các em, tiếp thêm động lực bảo vệ những điều các em tin tưởng là đúng đắn. Được kể, tả từ cái nhìn trẻ thơ, không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vừa thơ mộng vừa ngộ nghĩnh. Trong không gian gia đình Tin còn có một “hòn đảo” đặc biệt nên Tin và các em vui chơi sau những giờ học tập căng thẳng, nó được miêu tả: “Ở đây chỉ có ba cái: cát, cát và cát. Sông và suối và ao và hồ - tức là cái thứ tư, cái thứ năm, cái thứ sáu và cái thứ bảy hoàn toàn không có. Nói chung những
cái gì liên quan đến nước đều không có” [1,6].
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần tin tưởng giáo dục gia đình quyết định toàn bộ tâm hồn của một đứa trẻ và cho chúng biết mình thuộc về đâu những khi chúng thất bại. Nhà trường chỉ cho chúng sự hiểu biết, còn gia đình cho chúng toàn bộ phần còn lại của cuộc sống. Tuy nhân vật tôi và Toàn có những định nghĩa khác nhau về ngôi nhà nhưng trong tâm trí các em ngôi nhà là hiện thân của sự ấm áp, gần gũi và an toàn: ““Ai cũng cần một căn nhà.
- Tôi cho chúng nó một niềm tin rằng có một ngôi nhà dành riêng cho chúng. Ở đó người ta có thể ngoáy mũi mà không bị người lớn la. Có thể ăn bánh như một ông hoàng, và dĩ nhiên ở đó người ta bình thản trong nỗi buồn. - Một đôi lần tôi ngồi uống với nó. Toàn nói.
- Tao vừa nghĩ ra một điều như thế này, ngôi nhà chính là dấu ấn về một con người, về khả năng của họ gắn bó với một địa điểm. Mẹ tao suốt cuộc đời
không bao giờ ra khỏi căn nhà của mình.” [29, 218].
Đó là ngôi nhà nơi mà mỗi con người luôn được chăm bẵm, bởi tình yêu thương, nơi là mỗi thành viên trong đó được là chính mình và để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời mình.
“Tôi nhặt tóc sâu cho mẹ. Bố “nịnh” mẹ, bảo tóc mẹ sợi nào cũng đẹp.
Mẹ cứ im im không nói gì nhưng khuôn mặt rặng rỡ hẳn lên…Những lúc đó, cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm vui riêng thuộc về mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một
sợi dây đàn, chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui” [28,105] “Nhà
mình” là một điều giản dị và ấm lòng. Nhà mình đâu phải chỉ là một cái nhà có mái và tường bao quanh để che nắng mưa. Ở đó, người ta tạo ra kỉ niệm, kể chuyện cho nhau nghe và người ta lớn lên và cũng ở nơi ấy, bố mẹ sẽ nói yêu thương nhau để đứa trẻ được sống trong hạnh phúc. Cuộc sống trong truyện dịu êm, không có sóng gió, nơi mà người ta tôn trọng sự khác biệt và tình yêu là chất liệu dệt nên cuộc sống, tạo ra phép lạ từ những chuyện thường ngày.
Khái niệm về “nhà tôi” được nhân vật Bêtô hiểu là: “Người ta nghĩ đến cái nhà cách đó một trăm mét và lo lắng nói:
- Mưa thế này, không biết nhà tôi có dột không.
- Không biết giờ này ở nhà tôi mọi người đang làm gì.
Người ta nghĩ đến cái nhà cách đó một vòng trái đất và lần này thì người ta sụt sùi:
- Chẳng biết chừng nào tôi mới được về thăm lại nhà tôi.” [2,6]. Ngôi
nhà là nơi mỗi người chúng ta sinh ra và lớn lên, gắn bó biết bao kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu nên khi đi xa nhà chúng ta đều lo lắng và cảm thấy nhớ nhà. Đó là tình cảm thiêng liêng mà dù đi đâu hay làm gì chúng ta vẫn không thể quên được. Không chỉ tái hiện hình ảnh thiếu nhi qua các hoạt động học tập, vui chơi, các nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh còn hiện lên qua các sinh hoạt hàng ngày với không gian chủ yếu là không gian gia đình và xoay quanh những mối quan hệ với người thân trong gia đình.