2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
2.3 Loài vật và thiên nhiên
“Khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn
nhiều, đó khơng chỉ là con người, những con người có tên hoặc khơng tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà cịn có thể là những sự vật, lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người.” [24,126]. Động vật và thiên nhiên cũng là những người bạn thân
thiết với thiếu nhi bởi các em đang ở độ tuổi thích khám phá thế giới quanh mình.
Thiếu nhi với đặc điểm hồn nhiên, ngây thơ và tâm hồn trong sáng, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Các em cảm nhận thế giới bằng cái nhìn lạc quan, làm bạn với vạn vật xung quanh; có thể lắng nghe được mọi âm thanh của cây cỏ; trị chuyện được với mn lồi; hồ đồng với thiên nhiên. Khả năng tưởng tượng của các em là vô tận và là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Vì vậy, nhà văn phải thực sự hồ nhập với cuộc sống của trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự liên kết với trẻ thơ trong sáng tác.
Thế giới xung quanh thiếu nhi là một thế giới rất vui tươi, vì các em gửi niềm vui từ tâm hồn mình vào trong thế giới ấy. Niềm vui, như là một lẽ sống của các em. Cách nhìn, nghe và cảm nhận cũng như cách tưởng tượng của các em đều lấp lánh niềm vui. Nhân vật trung tâm của truyện là con vật, từ con vật nhỏ bé, thân thuộc như kiến, mèo, chuột, gà đến những con vật to lớn như cọp, gấu, sư tử. Lật giở mỗi trang sách, các em sẽ bắt gặp ngay những hình ảnh ngộ nghĩnh được khắc họa tinh tế, sống động: “NGÀY
HÔM SAU CON THẮM DẮT THEO con Pig lên đảo. Pig không phải là con heo.
Pig là tên con cún của nhà con Thắm.
Con Pig màu vàng, tai vểnh tai cụp, trơng rất tức cười. Nó có vẻ nhút nhát. Từ khi đặt chân qua cổng nhà thằng Tin, nó rụt rè đánh hơi khắp nơi bằng cái mũi màu hồng. Chắc tại cái mũi có màu đặc biệt này mà cậu con Thắm đặt tên nó là Pig.” [1,104]. Nhà văn miêu tả rất cụ thể về con chó của
Thắm, nó đáng yêu nhưng rất nhút nhát. Trong trí tưởng tượng phong phú của trẻ em, con vật vốn xa lạ với các em là sư tử dù chỉ có trong rừng xanh sâu thẳm nhưng lại thật gần gũi vì nó chính là con Pig. Hịn đảo với rừng rậm dĩ nhiên sẽ có thú dữ và sự tưởng tượng của Nguyễn Nhật Ánh được dựa trên nền tảng vững chắc là tâm lí trẻ thơ.
Bằng cách nhân hóa các con vật, tác giả đã để cho chúng hoàn toàn chủ động trong các hành động, các tình huống. Đơi lúc, ta bật cười vì bản tính của các con vật được bộc lộ một cách hóm hỉnh, hài hước thơng qua lăng kính thơng minh, dí dỏm của tác giả. Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi chủ yếu tư duy bằng hình tượng, lứa tuổi thường bị hấp dẫn bởi những đường nét, hình khối, màu sắc, vì vậy việc minh họa cho tác phẩm thiếu nhi sẽ
làm tăng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ, giúp thiếu nhi đến với câu chữ và lĩnh hội tác phẩm dễ dàng hơn cũng như tác phẩm sẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong các em. Văn học thiếu nhi thường giàu yếu tố tưởng tượng. Đặc trưng này cũng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi.
Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là văn học thiếu nhi khi tác giả biết trẻ em hoá những con vật hay đồ vật ấy. Chỉ những tác phẩm mà các em thấy mình trong đó mới là văn học thiếu nhi. Cách viết và cái hồn trong từng lời văn, từng câu thơ mới là nhịp cầu thực sự để các em bước vào tác phẩm, bước vào thế giới của chính mình. Phải viết ra bằng ngơn ngữ các em thì các em mới dễ hiểu, dễ thuộc và ghi nhớ lâu bền.
Các nhân vật loài vật trong truyện là những nhân vật chức năng đại diện cho một kiểu người, một lớp người trong xã hội. Bằng ngòi bút tài hoa và bằng tình yêu thương các em thiếu nhi sâu sắc, đã góp một phần khơng nhỏ vào sự nghiệp giáo dục trên thế giới. Truyện viết cho thiếu nhi của ông tràn đầy tư tưởng nhân văn và ý nghĩa giáo dục. Mỗi câu chuyện không chỉ giúp chúng ta nhận biết được một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà còn ẩn chứa một bài học hay một thơng điệp ý nghĩa: đồn kết u thương nhau thì khơng lo bị kẻ xấu hãm hại.
Tác phẩm Dế mèn phiêu lƣu ký của Tơ Hồi đã mang đến cho người đọc những trang kì thú về cuộc sống và những thuộc tính cơ bản của thế giới cơn trùng, lồi vật. Hiện lên trước mắt bạn đọc là một Dế Mèn cường tráng; một Dế Choắt gầy gò; một Dế anh Hai ốm yếu và ngơ ngác ; một gã Bọ Ngựa huênh hoang ; một bác Xiến Tóc oai nghiêm, độ lượng ; một tay Chim Trả trai lơ, đỏm dáng và những chị Cào Cào duyên dáng, xinh đẹp; những cô Kiến cần mẫn, nhanh nhẹn và cũng vơ cùng nóng tính. Lần đầu tiên thế giới tưởng
tượng của cỏ cây hoa lá và những con vật bé nhỏ như con giun cái dế ở miền nhiệt đới đã hiện diện trong văn học.
Những trang miêu tả thiên nhiên thể hiện một tâm hồn hết sức nhạy cảm và tinh tế của tác giả đã đem đến cho bạn đọc cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Đó là một chút đổi thay của trời đất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ; một nét vẽ tài hoa, lột tả cái hồn của cảnh vật ở những miền quê nơi Dế Mèn đặt chân tới. Nếu không phải là người nhạy cảm và say đắm với thiên nhiên, khó có thể viết được những trang lơi cuốn lịng người như vậy.
Nguyễn Ngọc Thuần đã miêu tả rất đẹp về thiên nhiên quanh các em, đó là khu vườn với những bơng hoa đầy hương sắc trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nơi nhân vật em cùng bố thường hay chơi trị chơi chạm từng bơng
hoa để đoán hoa, hay cánh đồng rộng lớn, xanh mướt, nơi mà nhân vật em không thể im lặng trước cảnh thiên nhiên đẹp trong Một thiên nằm mộng.
Vẻ đẹp của một đêm trăng dưới con mắt của thiếu nhi vừa đẹp lại vừa ngộ nghĩnh: “Trăng đã lên, sáng vằng vặc. Có nghĩa là trời khơng mưa. Những
đám mây trắng tinh như gấu bơng bay nhởn nhơ; lúc thì bay qua, lúc thì bay lại, có lúc dồn ép vào nhau như những núi tuyết. Lại có một đám mây như hình em bé trơi nhẹ đi, cổ quàng một chiếc khăn lớn.” [29,123]. Đoạn văn
miêu tả trên có thể làm một ví dụ cho các em về cách miêu tả các sự vật, thiên nhiên quanh mình. Các em khơng chỉ thân thiết với thiên nhiên mà cịn coi thiên nhiên quanh mình như một đối tượng giao tiếp và rất trân trọng, bảo vệ. Thiên nhiên dưới con mắt của chú cún Bêtô rất đẹp và thơ mộng: “Rồi đến
một ngày mưa dứt hạt và trời thơi tù mù. Mặt trời ló ra sau những áng mây như gương mặt rực rỡ ló ra khỏi tấm khăn voan tươi cười ngó xuống…Mùi đất nồng, mùi hoa không rõ tên, tiếng lá rơi, tiếng những chồi nấm xuyên qua mặt đất sau mưa, tiếng chim gù từ một gò xa mơ hồ vẳng lại, tất cả không biết
đã sống trong tôi từ bao giờ- dường như chúng đã ngủ thiếp đi từ lâu lắm và bây giờ đột nhiên bị hơi đất ẩm thoảng vào từ ngoài vườn đánh thức” [2,105].
Nhân vật chú cún Bêtô trong truyện Tôi là Bêtô được coi như một
người bạn thân thiết của cơ chủ nhỏ tên Ni, chú chó được sống những ngày hạnh phúc ở ngơi nhà nhỏ và có những trải nghiệm thú vị với những người bạn của mình là Binơ, Laica. Trẻ em khơng chỉ tị mị mà thích phiêu lưu mạo hiểm, sống với trẻ em cịn là sống với trí tưởng tượng. Tưởng tượng, đó khơng phải là đặc quyền riêng của con người mà ngay đến một chú cún cũng có quyền tưởng tượng, cũng có quyền mơ những giấc mơ, một xứ sở mà và bất kể chuyện gì cũng có thể xảy ra: “Nhìn thấy nắng sau những ngày
mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón nhận được những cảm xúc tuyệt vời!” [2, 99].
Nhân vật trong truyện Có hai con mèo ngồi bên của sổ là Mèo Gấu dễ thương, biết quan tâm tới bạn bè, và ln muốn sống hịa bình n ổn, Mèo Gấu không ưa chuyện lăn lộn giằng xé một con chuột nhỏ. Miêu tả về Mèo Gấu qua lời của Hồng hậu Năm ngối là: “– Lười nhác, uể oải, phớt đời, vô
công rỗi nghề, sống trên mây, mèo Gấu nhà mình trơng như một nhà thơ ấy!”
[3, 25]. Miêu tả về ngoại hình của Mèo Gấu: “là chú mèo trắng nhưng ở hai
tay và hai chân màu đen kéo từ các ngón lên tận khuỷu. Cơng chúa Dây Leo gọi chú là chú mèo mang vớ” [3, 48].
Vẫn là câu chuyện về những chú cún nhưng Tôi là Bêtô lại mang đến cho người đọc sự thích thú khi khám phá thế giới của lồi vật đáng yêu này. Vốn được coi là lồi vật thơng minh, tình cảm, trung thành và rất gần gũi với con người, nhưng người đọc vẫn vô cùng ngạc nhiên với những chú cún
không lạm dụng biện pháp nhân hóa để biến những con vật thành những con người mà chỉ dùng câu chuyện của loài vật để nói chuyện lồi người, do đó hình ảnh của những chú cún hiện lên rất chân thực, mang đầy đủ những nét đặc trưng của loài vật đáng yêu này. “Cuộc đời của con chó nhỏ Bêtơ
cũng chứa đựng tất cả hiện thực đời sống mà mỗi con người đều đi qua : niềm vui, sở thích, tình bạn, nỗi sợ hãi, lịng dũng cảm, ký ức, thiện ác, ước mơ…Thủ pháp nhân cách hóa một con vật khơng được nhà văn sử dụng mà ơng chỉ kể về con vật đó bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất với ngôn ngữ làm chúng ta tin rằng chúng ta đã đọc được ngơn ngữ của lồi vật này”.
(Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, báo Thanh Niên, 27-5-2007)
Mỗi câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh mang đến cho các bạn đọc nhỏ tuổi đều có thể trở thành một bài học thiết thực và bổ ích. Các bạn thiếu nhi yêu thích và say mê tìm đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ vì các em khơng cảm thấy mình đang được hay đang bị mà chỉ đơn giản là mình đang được nghe kể chuyện, đang được tâm sự và chia sẻ. Đó là một thành cơng được tạo nên khơng chỉ bởi tài năng.
Có biệt danh Út Hoa vì nàng là chuột lang. Mèo Gấu cũng từng đặt cho nàng mèo cái tên là Áo Hoa “chỉ vì chiếc áo nhiều màu của nàng”. Sở thích của Tí Hon là vẽ: “Nó vẽ bất cứ chỗ nào nó có thể quẹt đầu bút chì lên được:
trên hộp các-tông đựng đậu xanh, trên hộp phô mai, trên ống khoai tây chiên, lon sữa rỗng, ngay cả trên những chiếc hộp diêm bé tẹo.”[3, 42]. Trên thực tế
chuột không thể vẽ nhưng dưới con mắt trẻ thơ, bằng trí tưởng tượng của mình, những chú chuột cũng giống như những người bạn. Trong lịng chú mèo là tình cảm yêu thương những con vật gặp khó khăn, là sự nhớ nhung cô "bạn gái" Áo Hoa. Tí Hon là chú chuột dễ thương và dũng cảm khi dám hi sinh, dám quay lại cứu bạn, dám chơi với Mèo Gấu và dám đương đầu với chuột Cống hơi rình. Đây thực sự là câu chuyện về tình bạn cảm động giữa
mèo-chuột. Những câu chuyện hóm hỉnh đó đều làm ta cười vui vẻ vì những sự bất công đã phải trả một cái giá xứng đáng, đồng thời cũng giúp các em tự điều chỉnh hành vi cho mình một cách hợp lý đối với bản thân và đối với người khác.
Bên cạnh dạng thức nhân vật con người, Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần hay viết về dạng thức nhân vật cây cối, con vật, đồ vật. Xuất hiện nhiều lần với tư cách là nhân vật chính trong truyện, kiểu nhân vật này đã mang trong mình hơi thở, nhịp đập trái tim như chính con người. Con người đã nhường chỗ cho sự sống dậy của thế giới loài vật, trao quyền chuyển tải thông điệp thẩm mĩ của tác phẩm cho chính những con vật. Ở thế giới đó, các chú cún cùng nhau vui đùa nhảy múa, trò chuyện với nhau. Tất cả dường như đang hòa vào nhau trong khơng khí vui tươi nhộn nhịp như một thế giới con người thu nhỏ. Nhưng dù viết về dạng thức nhân vật nào đi nữa, nhà văn cũng đưa đến những nhân vật đầy đặn chứ khơng mang tính phiếm chỉ như truyện cổ tích thường tình. Đặc biệt, nhà văn còn để cho nhân vật trơi chảy trong những dịng độc thoại nội tâm, một thủ pháp nghệ thuật phổ biến của văn học hiện đại.
Ở chương 2, chúng tơi đã đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần. Trong đó, nhân vật thiếu nhi là nhân vật trung tâm, được nhắc đến nhiều nhất với những em bé vừa thông minh, vừa nghịch ngợm nhưng cũng giàu lòng yêu thương với những người xung quanh mình. Mỗi nhân vật thiếu nhi với một câu chuyện của riêng mình đã đem đến cho người đọc những bất ngờ và thích thú. Nhân vật người lớn với bố mẹ, thầy cơ và những người hàng xóm ln đồng hành cùng các em để giúp các em định hướng và hoàn thiện nhân cách của mình. Họ ln dành cho thiếu nhi sự quan tâm, yêu
thương và động viên các em, nên họ chính là những tấm gương cho các em noi theo. Thiếu nhi với tính cách tị mị, thích khám phá thế giới nên đối với các em các con vật và thiên nhiên gắn bó rất gần gũi. Các em coi những con vật như một người bạn của mình và cũng biết trân trọng, bảo vệ thiên nhiên quanh mình. Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần là một tổ chức nghệ thuật thống nhất nơi mà các nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Mỗi nhân vật trong đó là một yếu tố của chỉnh thể, và các nhân vật đã tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh.
Chƣơng 3: Phƣơng thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần
Mỗi nhà văn khi bước vào con đường sáng tác văn chương, đều muốn tạo cho mình một cá tính sáng tạo, một phong cách riêng. Nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là những em bé ngoan ngỗn, thơng minh và giàu lòng yêu thương. Khảo sát thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn được biểu hiện thông qua các yếu tố: miêu tả nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, khơng gian và thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật sẽ giúp các nhà văn thành cơng trong cơng việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật cũng trở nên sống động, gần gũi với hiện thực đời sống và hấp dẫn hơn với người đọc.
Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người, nhưng có một điều khơng kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến