Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 81 - 83)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu

3.4.1.1 Ngôn ngữ đối thoại

Là phát ngơn trực tiếp và mang tính cá thể hóa cao của nhân vật. Qua những lời đối thoại chúng ta có thể hiểu, nắm bắt được tâm lý, tính cách của mỗi nhân vật. Những truyện viết cho thiếu nhi có rất nhiều đoạn đối thoại vì các em thích nói chuyện, trao đổi những câu chuyện của mình với gia đình, bạn bè. Qua những đối thoại chúng ta cũng có thể hiểu được một phần suy nghĩ, tình cảm của các em. Gia tăng lời thoại, giảm thiểu kể, tả, bình luận là một trong những điểm nổi bật ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Ở nhiều truyện, đối thoại chiếm tỉ lệ lớn, lời người kể chuyện chỉ mang tính chất dẫn chuyện. Ý nghĩa của các đoạn hội thoại trong việc phát triển “cốt truyện”, chi phối diễn biến của “chuyện” càng rõ. Ở nhiều tác phẩm, người kể chuyện chủ yếu đóng vai trò tổ chức truyện kể nhờ vào các mẩu hội thoại – hay nói cách khác là kể bằng lời thoại. Tiêu biểu cho kiểu trần thuật đối thoại này có thể kể đến bộ truyện Kính vạn hoa (gồm 54 tập). Những đoạn đối thoại (trò chuyện, bàn bạc, cãi cọ) của các cơ cậu học trị hồn nhiên đã góp phần làm nên sức hấp dẫn, hài hước của truyện Nguyễn Nhật Ánh. Dí dỏm, cười cợt nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh khơng hề suy giảm tính giáo dục, một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị thật sự của truyện thiếu nhi. Bằng những nụ cười, ý nghĩa, bài học dành cho trẻ vẫn được thể hiện sáng rõ qua những màn đối đáp của nhân vật, chẳng cần người kể chuyện phải bình luận thêm.

-Mày không chạy ra đống cát nữa à?

-Hòn đảo! Tin chỉnh, hết sức nghiêm trang. Cứ như thể thằng Bảy vừa gọi nhầm con gà thành con chó.

-Ờ, tao qn, Nó là hịn đảo.” [1,19].

Qua đoạn đối thoại trên chúng ta có thể thấy Tin coi trọng “hòn đảo” của mình như thế nào và cũng biết được thằng Bảy cũng rất quan tâm đến “hòn đảo” đặc biệt của Tin.

Đối thoại của hai chị em Tin lại cho thấy Tin là một chú bé thơng minh và kiên định: “Nó giơ cuốn truyện tranh lên khỏi đầu, vẫy vẫy.

-Em cịn làm trị gì nữa đó?

-Chị chờ em một chút! Em đang kêu thuyền đến cứu!

-Em ở đó mà kêu thuyền đi! Năm phút nữa mà em chưa ngồi vô bàn là biết tay chị!” [1,14].

Người chị của Tin trong đoạn đối thoại này chưa tin tưởng vào “hòn đảo’ của em mình mà chỉ muốn cậu bé nghịch ngợm Tin nhanh chóng ngồi vào bàn ăn cơm. Chúa đảo Tin thì dù gặp tình huống khẩn cấp nhưng vẫn khơng qn mình đang sống ở một hịn đảo và dĩ nhiên ở đảo thì phải có thuyền mới vào được đất liền. Qua đoạn đối thoại giữa hai chị em, ta thấy Tin hồn nhiên và rất đáng yêu đúng với lứa tuổi của em.

Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong truyện thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần đã mang đến cho các em hệ thống ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày. Đó là những ngơn ngữ rất cụ thể, súc tích và linh hoạt trong mọi tình huống. Đọc những lời đối thoại này, các em thấy cuộc sống như đang hiện hữu trước mắt, quen thuộc và gần gũi, các em cũng dễ nhập thân vào mỗi nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng là môi trường cho các em trau dồi ngơn ngữ giao tiếp, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của mình trong cuộc sống.

Chỉ qua một đoạn đối thoại giữa hai anh em trong truyện Một thiên nằm mộng, độc giả có thể cảm thấy sự gắn bó, tình cảm của hai anh em Toàn

dành cho nhau: “

- Anh kể cho em nghe đi!

- Tao đã kể cho mày nghe rồi mà, kể đến năm lần. - Nhưng em muốn nghe kể lần nữa.

- Thôi được rồi, lần cuối cùng nghe chưa. - Em khơng thích là lần cuối cùng.

- Thì khơng phải là lần cuối cùng vậy. - Giọng anh Toàn chợt êm ái hẳn.” [27,135].

Khi người em đang lo lắng cho anh em thằng Tí, người anh đã kể cho em nghe về chuyện chú bé trở về từ cõi chết để khiến người em yên tâm và tin tưởng vào phép lạ trên đời. Qua đoạn hội thoại này chúng ta cũng thấy sự yêu thương của người anh dành cho em khi dù bị bắt kể đi kể lại một câu chuyện nhưng để em vui thì người anh vẫn kể lại với giọng êm ái. Chúng ta chẳng phải cũng từng có tuổi thơ, Nguyễn Ngọc Thuần chỉ đang kể lại câu chuyện của mình mà khiến chúng ta sống lại bằng cảm giác như nhà văn viết về niềm vui thuộc về mỗi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)