Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 68 - 70)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

3.2 Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm lý của nhân vật trước tình huống gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trị quan trọng. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tơnxtơi: "Mục đích chính của nghệ thuật...là

nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được". Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn

biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần quan tâm đến việc thể hiện nội tâm của nhân vật trong truyện thiếu nhi bởi đó là sự am hiểu của tác giả về tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nhân vật của mình qua những chi tiết thể hiện nội tâm nhân vật. Hầu hết truyện của Nguyễn Ngọc Thuần đều có các nhân vật hay sống nội tâm, hay suy nghĩ về mọi chuyện và ít bộc bạch. Đây là thành công trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong việc thể hiện được sự tìm tịi,

đơi lần định ghé xuống chợ nhỏ xem sao nhưng rồi tôi cũng không làm. Tôi sợ nó nhìn thấy tơi. Chẳng hiểu sao tôi cứ sợ như vậy. Những buổi đi học về trong vườn nghe dế gáy, tôi bỗng thấy buồn buồn. [29,89], nhân vật Dũng tự

độc thoại nội tâm với mình vì thấy áy náy khi đã chế giễu chú bé ăn xin đã nuôi một con dế đã chết. Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Khi nhà văn để nhân vật độc thoại sẽ bộc lộ được suy nghĩ của mình về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những người xung quanh.

Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân và các mối quan hệ với nhân vật khác, về sự việc quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật có dịp bộc lộ những góc khuất của đời sống tâm hồn, nhân vật trở nên sống động, phức tạp và thật hơn: “Ðêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể đi dạo.

Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bơng hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an tồn và thơm ngát. Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn khơng có người dẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BƠNG HOA... Những bơng hoa chính là người đưa đường!” [28,49]. Ở đoạn độc thoại này, người

đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và những điều ngọt ngào, bình yên trong tuổi thơ của em. Khu vườn với những bông hoa đầy màu sắc và hương thơm đem lại cho em cảm giác an tồn và khơng bao giờ bị lạc.

Miêu tả tâm lí nhân vật là một thành công của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn đã đưa người đọc đi cùng nhân vật một đoạn đường, để nhìn thấu diễn trình tâm lí nhân vật. Cách phát triển tâm lí nhân vật như thế rất thật và hợp lí, thể hiện khả năng quan sát cùng sự am hiểu đặc điểm tâm lí

lứa tuổi thiếu niên ngày nay. Vẫn chỉ là những nhân vật ấy với câu chuyện xoay quanh sinh hoạt hàng ngày thường ngày nhưng các nhân vật hiện lên với đặc điểm tâm lý vừa mang tính trẻ con vừa mang tính người lớn nhưng lại rất năng động, tự chủ trong mối quan hệ đa chiều với thế giới xung quanh và đặc biệt là mỗi nhân vật là một tính cách, một cá tính riêng khó nhầm lẫn.

Nhân vật thiếu nhi trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn được tiếp cận từ nhiều hoạt động và bộc lộ nhiều trạng thái tâm lý. Thiếu nhi là lứa tuổi ưa hoạt động, ham tìm hiểu, khám phá, thơng qua những hoạt động ấy chúng ta hiểu hơn về suy nghĩ và tâm lý trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện gần như đầy đủ đời sống sinh hoạt của thiếu nhi, từ hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí đến những hoạt động tìm hiểu và khám phá thế giới. Những hoạt động này khơng hồn tồn tách rời nhau mà đan xen, bổ sung cho nhau. Trẻ em khơng thích thú gì các giờ học nhưng cũng không tránh khỏi việc sáng sáng phải cắp sách đến trường, tối tối phải ngồi vào bàn học bài khi hai mắt đã muốn nhắm tịt cả lại để sáng hôm sau lại tiếp tục cái vịng tuần hồn của ngày hơm qua. Có lẽ chỉ có các nhân vật trong Tôi là Bêtô là cảm thấy sung sướng khi chúng không phải dậy sớm, không phải đi học và cũng không phải học bài, bởi vì chúng là những chú cún. Trừ phi bạn là cún, nếu không bạn vẫn phải học cách đối diện với mọi vấn đề của chuyện học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 68 - 70)