9. Kết cấu của luận văn
1.3. Tác động của cách mạng công nghệ tới sự phát triển của giáo dục
1.3.1. Tác động tích cực của cách mạng công nghệ đến giáo dục
Công nghệ tác động đến giáo dục đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau đây: (1) Công nghệ là một nội dung, một lĩnh vực trọng yếu của giáo dục, (2) Công nghệ góp phần giúp giáo dục phát triển tốt hơn, (3) Công nghệ làm thay đổi căn bản giáo dục truyền thống, và (4) Công và nghệ tác động đến sự biến đổi, cải cách trong giáo dục.
Cụ thể, tác giả tổng hợp các tác động của công nghệ tác động đến giáo dục trong hình 1.2 dƣới đây:
Hình 1.2. Tác động của công nghệ đến giáo dục
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Cụ thể:
(1) Công nghệ là một nội dung, một lĩnh vực trọng yếu của giáo dục
Trƣớc tiên, công nghệ là một nội dung, một lĩnh vực trọng yếu của giáo dục. Theo đó, trong giảng dạy, trong giáo dục, các kiến thức về công nghệ là những kiến thức cơ bản và nâng cao luôn đóng vai trò quan trọng cần phải truyền đạt cho ngƣời học trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc các
Tác động tích cực của công nghệ đến giáo dục Công nghệ là một nội dung, một lĩnh vực trọng yếu của giáo dục Công nghệ góp phần giúp giáo dục phát triển tốt hơn Công nghệ làm thay đổi căn bản giáo dục truyền thống
Công nghệ tác động đến sự biến đổi, cải cách trong giáo
25
lý thuyết mới đƣợc hình thành, điều này tạo nên nội dung đa dạng và phong phú hơn để giáo dục có thể lấy đó làm nội dung truyền đạt cho ngƣời học.
(2) Công nghệ góp phần giúp giáo dục phát triển tốt hơn
Ngoài ra, công nghệ phát triển góp phần giúp giáo dục phát triển tốt hơn. Theo đó, những tiến bộ về công nghệ sẽ giúp cải thiện quá trình giáo dục "thủ công", bổ sung thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, từ đó giúp quá trình giáo dục đƣợc diễn ra hiệu quả hơn.
(3) Công nghệ làm thay đổi căn bản giáo dục truyền thống
Hơn nữa, công nghệ còn làm thay đổi căn bản giáo dục truyền thống. Giáo dục truyền thống thƣờng sử dụng các công cụ dạy học cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học cũ kỹ, lạc hậu. Công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc giáo dục thoát khỏi những phƣơng thức cũ kỹ đó. Sự xuất hiện internet, công nghệ thông tin góp phần đƣa nền giáo dục truyền thống chuyển đổi thành giáo dục hiện đại, nâng cao khả năng tiếp thu của ngƣời học và lƣợng kiến thức đến với ngƣời học cũng nhiều hơn, hiệu quả hơn.
(4) Công nghệ tác động đến sự biến đổi, cải cách trong giáo dục
Thêm vào đó, công nghệ còn tác động đến sự biến đối, cải cách trong giáo dục. Theo đó, việc hình thành những tiến bộ công nghệ mới sẽ góp phần giúp cải cách toàn diện hệ thống giáo dục. Khi công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với điện thoại di động và truyền hình vô cùng phổ biến đã tạo ra những thay đổi mới, đặt ra yêu cầu phải cải cách giáo dục để theo kịp những yêu cầu từ phía ngƣời học.
1.3.2. Tác động tiêu cực của cách mạng công nghệ đối với giáo dục
(1) Công nghệ phát triển đi đôi với quá trình tự động hóa dần dần đi vào đời sống. Việc giới trẻ tiếp cận với các công nghệ hiện đại về internet, công nghệ thông tin sẽ tạo nên một lƣợng lớn thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có những nguồn thông tin không đáng tin cậy, làm ảnh hƣởng đến kiến thức, lối sống cũng nhƣ văn hóa giới trẻ. Thực trạng này gây nên khó khăn cho quá trình giáo dục giới trẻ của nền giáo dục quốc gia.
cầu cấp thiết phải cải cách, biến đổi nền giáo dục truyền thống. Theo đó, những khó khăn liên quan đến quá trình cải cách, biến đổi này sẽ tạo nên áp lực cho nền giáo dục ở các quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tiếp cận của công nghệ.
Tiểu kết chƣơng 1
1- Nhìn chung, công nghệ cùng với giáo dục có mối quan hệ tƣơng quan lẫn nhau. Công nghệ phát triển sẽ có tác động mạnh mẽ đối với giáo dục. Giáo dục phát triển cũng góp phần giúp quá trình phát triển công nghệ có nền tảng để thực hiện tốt hơn. Có thể khẳng định: Với nền công nghệ cụ thể nào thì nền giáo dục phải tƣơng ứng với nền công nghệ đó.
2- Vấn đề nằm ở chỗ, các quốc gia nắm rõ những tác động của cách mạng công nghệ đối với giáo dục nói chung và định hƣớng cải cách chƣơng trình giáo dục nói riêng đến mức độ nào để đƣa ra phƣơng hƣớng và kế hoạch, chiến lƣợc cụ thể, để các mục tiêu về phát triển giáo dục, phát triển công nghệ đƣợc thực hiện một cách hiệu quả và đạt hiệu quả tối ƣu.
27
CHƢƠNG 2.
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC