Giai đoạn 1976 – nay: Nền giáo dục Việt Nam thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 38 - 41)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát các chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay

2.1.3. Giai đoạn 1976 – nay: Nền giáo dục Việt Nam thống nhất

Giai đoạn 1976 đến nay là nền giáo dục Việt Nam dƣới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể một số cột mốc lịch sử quan trọng sau đây:

Năm 1976, khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã đƣợc thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981.

Từ năm 1976 tới nay, với việc ban hành Luật Giáo dục các đợt khác nhau (1998, 2005, 2009 (sửa đổi)), hệ thống giáo dục Việt Nam liên tục có nhiều thay đổi. Trong giai đoạn này, nhiều cải cách giáo dục của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tạo nên những thay đổi lớn trong thi tốt nghiệp phổ thông và thi vào đại học. Các đợt thay đổi này chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành, thuộc bốn đời Bộ trƣởng Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, và Phạm Vũ Luận.

Giai đoạn 2000-2015, các đợt cải cách mang tính manh mún. Năm 2000, Sách giáo khoa đƣợc chỉnh lý, hợp nhất. Năm 2007, sách giáo khoa lại thay đổi.

Năm 2005, giáo dục đại học đã thiết lập các bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ nhƣng đại đa số theo niên chế, chỉ có một vài trƣờng thí điểm theo chế

37

độ tín chỉ.

Năm 2006, nƣớc ta bắt đầu thiết lập một số trƣờng (khoảng 7 trƣờng) theo tín chỉ, và đến 2010 đa số các trƣờng ứng dụng đào tạo theo tín chỉ.

Từ năm 2014, theo đề xuất, sẽ có bốn trƣờng đại học công lập thử nghiệm cơ chế mới: tự chủ tài chính.

* Chương trình đào tạo

Năm 1981, nƣớc ta áp dụng chƣơng trình giảng dạy của cuộc cải cách giáo dục năm 1981 bị chính các nhà trƣờng đánh giá quá tải. Phƣơng pháp giảng dạy không có phƣơng pháp nào khác là phƣơng pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung sách giáo khoa.

Giai đoạn 2006-2010, giáo dục Việt Nam áp dụng đại trà chƣơng trình phân ban. Năm 2006, Bộ Giáo dục Đào tạo bắt đầu triển khai việc phân ban trong khối trung học phổ thông. Chƣơng trình phân ban Trung học phổ thông đƣợc Bộ Bộ Giáo dục Đào tạo thí điểm từ năm học 2003-2004 tại gần 50 trƣờng của 11 tỉnh/thành với 2 ban: khoa học tự nhiên (ban A, học nâng cao các môn toán, lý, hoá, sinh) và ban khoa học xã hội - nhân văn (ban C, học nâng cao văn, sử, địa, ngoại ngữ). Giai đoạn 2006-2007, chƣơng trình mới triển khai đƣợc đại trà sau khi đã nhiều lần điều chỉnh phƣơng án phân ban. Lần điều chỉnh cuối cùng là thêm ban cơ bản, ban B - một ban đƣợc giới chuyên môn xem là "ban không phân ban". Học sinh học ban này sẽ không học nâng cao môn nào. Rốt cuộc học sinh cả nƣớc hầu nhƣ chỉ học "ban không phân ban", và học bổ sung nâng cao các môn để thi đại học theo khối.

Năm 2009, trƣớc đó, học sinh lớp 12 học hai chƣơng trình với hai bộ sách giáo khoa khác nhau (phân ban và không phân ban). Năm 2009 là năm đầu tiên học sinh lớp 12 cả nƣớc tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng theo chƣơng trình phân ban đại trà.

Năm 2014, chƣơng trình phân ban bị bãi bỏ.

* Niên hạn đào tạo

Năm 1976, các kỳ thi vào Đại học Công lập đƣợc tổ chức chia làm 4 khối: Khối A thi Toán Lý Hóa, không có hệ số. Và tùy theo nguyện vọng, thí

sinh đƣợc phép vào học trƣờng Kỹ sƣ hoặc trƣờng Đại học Khoa học hoặc Đại học Sƣ phạm. Khối B thi Toán Hóa và Sinh để nhập trƣờng Y Dƣợc hoặc Đại học Khoa học. Khối C thi Văn, Toán, Sử hoặc Địa để vào trƣờng Văn khoa hoặc Đại học Kinh doanh hoặc trƣờng Đại học Sƣ phạm. Khối D thi Văn, Sử hoặc Địa và Ngoại ngữ.

Vì có những ngƣời cán bộ hoặc bộ đội hoặc con em cán bộ từ Bắc vào Nam nên đề thi có hai hệ: Hệ trong Nam 12 năm, hệ ngoài Bắc 10 năm.

Giai đoạn 1975 đến 1986, nền giáo dục Đại học ở miền Nam vẫn là 4 năm trừ Y Nha Dƣợc, trong khi miền Bắc vẫn 3 năm và đƣợc nâng lên 4 năm kể từ năm 1981. Ngoài ra, các trƣờng Đại học Sƣ phạm và Văn Khoa trong 11 năm cũng đã cố gắng đào tạo các Giáo sƣ Sinh ngữ đặc biệt là Anh văn, Pháp văn, Nga văn và Trung văn. Tất cả các trƣờng Đại học ở miền Bắc tuyển sinh viên có bằng Phổ thông Trung học nhƣ trƣờng Khoa học, Văn Khoa, Sƣ phạm, Kỹ Sƣ … và thời hạn chỉ có 3 năm nhƣng sau năm 1981 đƣợc nâng lên 4 năm. Các Đại học trong Nam nhƣ trƣờng Văn khoa, Khoa học, Sƣ phạm, Kỹ sƣ… đƣợc đổi theo niên học thay thế cho hệ thống chứng chỉ và cần 4 năm. Y Khoa ở trƣờng Đại học Sài Gòn vẫn là 7 năm, ngoài Bắc chỉ có 6 năm.

Sau khi nâng cấp lên 12 năm, bậc Tiểu và Trung học chia ra làm 3 cấp: (1) Cấp 1 từ lớp 1 đến lớp 5, sau lớp 5 phải thi bằng Tiểu học, (2) Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 9, cuối lớp 9 phải thi Trung học Cơ sở rồi thi nhập học vào lớp 10 trƣờng Công lập, (3) Cấp 3 từ lớp 10 đến lớp 12, sau lớp 12 thi bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Năm 1981, nƣớc ta áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc. Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết.

Năm 1992-1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc đƣợc thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9).

39

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)