9. Kết cấu của luận văn
2.2. Chƣơng trình giáo dục của một số nƣớc trên thế giới
2.2.1. Chương trình giáo dục Hoa Kỳ
2.2.1.1. Về chương trình đào tạo
Chƣơng trình đào tạo tƣơng ứng với các bậc học, cấp học tại Hoa Kỳ đƣợc cụ thể nhƣ sau:
(1) Nhà trẻ, mẫu giáo
Hoa Kỳ không có các chƣơng trình nhà trẻ và mẫu giáo công cộng có tính chất bắt buộc. Chính phủ liên bang hỗ trợ tài chính cho chƣơng trình Head Start - chƣơng trình nhà trẻ và mẫu giáo dành cho các gia đình có thu nhập thấp. Còn hầu hết các gia đình tự tìm trƣờng và trả chi phí nhà trẻ và mẫu giáo.
Ở những thành phố lớn, đôi khi có những nhà trẻ và trƣờng mẫu giáo phục vụ nhu cầu của các gia đình có thu nhập cao. Vì một số gia đình giàu có xem những trƣờng này nhƣ bƣớc chuẩn bị đầu tiên để con cái họ sau này vào học đại học ở các cơ sở trong nhóm Ivy League, họ có cả những ngƣời tƣ vấn chuyên hỗ trợ các bậc cha mẹ và con cái họ ngay từ khi bắt đầu nhập học.
(2) Tiểu học và trung học
Bậc trung học gồm có hai chƣơng trình: một là "trƣờng trung học bậc giữa" hay "trung học cơ sở" và hai là "trƣờng trung học". Điểm đặc biệt trong giáo dục tiểu học và trung học của Hoa Kỳ nằm ở các chƣơng trình đào tạo tự chọn. Học sinh đƣợc quyền lựa chọn môn học của mình. Hầu nhƣ nhiều trƣờng trung học có nhiều khóa học tự chọn để học sinh theo học, mặc dù sự sẵn có của những khóa học nhƣ vậy tùy thuộc vào nguồn tài chính và chƣơng trình học của từng trƣờng cụ thể.
Các khóa học tự chọn thƣờng là về các lĩnh vực sau: Nghệ thuật thị giác (đồ họa, tạo hình, hội họa, nhiếp cảnh, điện ảnh). Nghệ thuật trình diễn (kịch nghệ, trình diễn âm nhạc, hợp xƣớng, trình diễn nhạc giao hƣởng, khiêu vũ). Giáo dục công nghệ (mộc, cơ khí, sửa xe, thiết kế rô-bốt). Máy tính (xử lý văn bản, lập trình, thiết kế đồ họa). Thể thao (điền kinh, bóng bầu dục, bóng chày, bóng ném, bơi lội, quần vợt, thể dục dụng cụ, bóng đá, vật, v.v...). Xuất bản (báo, tạp chí,...), Ngoại ngữ (thƣờng là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp; ít phổ biến hơn là tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Nhật...),….
Nhƣ vậy, điểm khác biệt rất lớn với giáo dục Việt Nam là tại Hoa Kỳ, họ chú trọng phát triển sự sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học ngay từ rất sớm, ở bậc tiểu học, trung học, không phải đến bậc đại học mới chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học nhƣ tại Việt Nam và một số nƣớc khác.
(3) Trường và Viện Đại học
Chƣơng trình học tại các trƣờng và viện Đại học gọi là chuyên ngành (major), bao gồm những môn học chính yếu hay những môn học đặc biệt, phù
43
hợp với từng chuyên ngành mà sinh viên theo đuổi. Chƣơng trình học ở các trƣờng đại học Hoa Kỳ không ép buộc sinh viên phải học bất cứ môn nào mà cho sinh viên đƣợc tự do lựa chọn môn học.
2.2.1.2. Về niên hạn đào tạo
Trong hầu hết các trƣờng công lập và tƣ thục, giáo dục đƣợc chia thành ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông. Giáo dục sau trung học thƣờng đƣợc điều hành tách biệt với hệ thống các trƣờng tiểu học và trung học. Niên hạn đào tạo của giáo dục Hoa Kỳ chia thành các cấp học: (1) Nhà trẻ, mẫu giáo, (2) Tiểu học và trung học, (3) Trƣờng và Viện Đại học.
Về cơ bản, hệ thống giáo dục phổ thông Hoa Kỳ bao gồm 12 lớp tiểu học và trung học, học sinh học trong khoảng thời gian 12 năm học trƣớc khi đƣợc tốt nghiệp và đủ điều kiện để vào học đại học. Sau khoảng thời gian trong nhà trẻ và trƣờng mẫu giáo là 5 năm tiểu học. Sau khi hoàn thành 5 lớp ở trƣờng tiểu học, học sinh vào học trƣờng trung học để lấy bằng tốt nghiệp trung học (high school diploma) nếu hoàn thành chƣơng trình học của tất cả 12 lớp. Hầu hết trẻ em bắt đầu chƣơng trình giáo dục tiểu học sau khi xong mẫu giáo (thƣờng là 5 hoặc 6 tuổi) và hoàn thành chƣơng trình giáo dục trung học sau khi học xong lớp 12 (thƣờng vào lúc 18 tuổi). Trong một số trƣờng hợp, học sinh có thể học nhảy lớp. Một số tiểu bang cho phép học sinh nghỉ học ở tuổi 14 đến 17, trƣớc khi hoàn thành trung học, nếu có sự đồng ý của cha mẹ học sinh; những tiểu bang khác yêu cầu học sinh phải đi học cho đến khi đƣợc 18 tuổi.
Sau khi học xong 12 lớp, những học sinh nào hoàn thành trung học và muốn vào học trong một trƣờng đại học hay viện đại học thì phải theo học chƣơng trình bậc đại học. Những cơ sở giáo dục bậc đại học có chƣơng trình học kéo dài 2 năm hoặc 4 năm trong một lĩnh vực cụ thể.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ còn có cấp học sau đại học. Sau khi có bằng đại học, công việc học tập tiếp theo có thể thực hiện ở hai mức. Một là học để lấy bằng thạc sĩ (master's degree) thông qua một khóa học chuyên sâu, tiếp tục chƣơng trình đã học ở bậc đại học. Khóa học này kéo dài 2 năm.
Sau đó, ngƣời học có thể theo học để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian tối thiểu để lấy bằng tiến sĩ là khoảng từ 3 năm đến 7 hay 8 năm tùy theo chuyên ngành và đề tài nghiên cứu cũng nhƣ năng lực của sinh viên
2.2.1.3. Đánh giá chung
Đánh giá về thực trạng chƣơng trình giáo dục, niên hạn đào tạo trong nền giáo dục Hoa Kỳ, có thể thấy:
Thứ nhất, giáo dục Hoa Kỳ có chƣơng trình đào tạo đa dạng đi đôi với chất lƣợng đào tạo luôn đƣợc nâng cao, niên hạn đào tạo phù hợp, không quá dài và không quá nặng về lý thuyết, các môn học truyền thống cũng nhƣ các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chƣơng trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau đại học, sinh viên thƣờng có cơ hội làm việc trực tiếp với một số những học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Bằng cấp của Hoa Kỳ đƣợc công nhận trên toàn thế giới vì chất lƣợng đào tạo có uy tín, có chất lƣợng.
Thứ hai, chƣơng trình đào tạo trong nền giáo dục Hoa Kỳ phù hợp với nhiều đối tƣợng khác nhau. Chƣơng trình đào tạo của họ chú trọng vào các nguyên tắc giáo dục bao quát; số khác chú trọng vào các kỹ năng thực tiễn liên quan đến việc làm; và có một số chƣơng trình lại chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật, nghệ thuật hoặc khoa học xã hội. Chính vì sự đa dạng những có tập trung này của các chƣơng trình đào tạo mà đất nƣớc này tạo nên đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng rất tốt, có thể đáp ứng ngay và đáp ứng tốt các yêu cầu từ thực tiễn công việc đƣa ra.
Thứ ba, chƣơng trình đào tạo trong nền giáo dục Hoa Kỳ luôn đi đôi với công nghệ đào tạo hiện đại. Các đơn vị đào tạo từ cấp thấp đến cấp cao của Hoa Kỳ đều xác định tiên phong về công nghệ và kỹ thuật giáo dục, tạo điều kiện cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt nhất có thể đƣợc, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thu các chƣơng trình đào tạo.
Thứ tư, chƣơng trình đào tạo trong nền giáo dục Hoa Kỳ hƣớng con ngƣời đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, và không bó buộc học sinh, sinh viên trong bất kỳ chƣơng trình bắt buộc nào vì sẽ làm mất tính sáng tạo của ngƣời học. Các chƣơng trình học
45
tại các trƣờng ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích ngƣời học đƣa ra những suy nghĩ, những sáng tạo.