Đổi mới chương trình giáo dục để hội nhập với thế giới đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 70 - 72)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng cải cách chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam

3.1.3. Đổi mới chương trình giáo dục để hội nhập với thế giới đương đại

Việt Nam không phải là ốc đảo, nền giáo dục Việt Nam phải hội nhập với thế giới đƣơng đại. Đó là thế giới của Đợt sóng thứ ba (theo Alvin Toffler, 1970, Future Shock, Chƣơng 18: "Cách mạng giáo dục", của xã hội thông tin, với nền kinh tế tri thức). Chƣơng trình giáo dục phải đƣợc cải cách theo hƣớng phát triển của nền văn minh thông tin. Chƣơng trình ấy chọn lọc các môn học theo tiêu chí tạo dựng nền tảng tri thức cho nền văn minh thông tin, những gì thuộc nền tảng của nền văn minh cơ học, xa rời thực tiễn, không giúp ích gì cho ngƣời học cần phải giảm thiểu.

Nhƣ nhận xét của Vũ Cao Đàm: "Không “tiếc rẻ” đó là “kiến thức cơ bản” một cách trừu tƣợng, chung chung, thoát ly cuộc sống"41

.

Những môn học có thể đƣa vào chƣơng trình giáo dục mới ngay ở các lớp cuối của bậc tiểu học và trung học có thể là những kiến thức, không phải chuẩn bị bƣớc vào nền văn minh cơ học, mà là bƣớc vào nền văn minh thông tin.

Điều chắc chắn, đó không còn là nền giáo dục "cập nhật các thành tựu KH&CN" đƣơng thời nhƣ thời Chƣơng trình Hoàng Xuân Hãn nữa. Giáo dục

ngày nay không thểvàkhông cần làm điều đó. Theo Vũ Cao Đàm, nói không

thể, là vì khối lƣợng tri thức ngày nay đã quá đồ sộ, không biết chọn lọc cái gì gọi là "tiêu biểu" để đƣa vào chƣơng trình để chất tải vào những khối óc non trẻ của những ngƣời học trong nhà trƣờng phổ thông. Theo Shukhardin, một nhà nghiên cứu lịch sử khoa học của Nga: Chỉ tính trong nửa cuối thế kỷ XX, nhân loại đã sản xuất một khối lƣợng tri thức bằng toàn bộ khối lƣợng tri thức mà nhân loại đã sản xuất từ xƣa đến đó.

41 [Vũ Cao Đàm, (2014), Nghịch lý và Lối thoát – Bàn về triết lý Khoa học và Giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới]

69

Nói không cần, là vì nhân loại đã tạo cho mình một "thƣ viện" khổng lồ, là những kho thông tin đồ sộ trên cái "cyberspace" mà mỗi ngƣời đều có quyền sở hữu vào bất kỳ lúc nào thấy cần. Nó là một bộ nhớ ngoài vĩ đại, không cần lãng phí chất xám để nạp sẵn mọi tri thức trên đời trong cuộc đời đi học.

Và nhƣ vậy, chúng ta cần đổi mới chƣơng trình bằng cách dạy các kiến thức về các khoa học phƣơng pháp để ngƣời học trở thành ngƣời lao động sáng tạo, có năng lực dự kiến trƣớc các tình huống biến đổi, sẵn sàng thích ứng trong mọi tình huống biến đổi, chẳng hạn Lý thuyết tối ƣu, Lý thuyết quyết định, Lý thuyết trò chơi…42

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Vũ Minh Giang: "Chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn. Các chƣơng trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày đặc các kiến thức cụ thể. Với lƣợng tri thức mới đƣợc sản sinh ngày càng nhiều và liên tục đƣợc cập nhật vào chƣơng trình thì tình trạng quá tải là không thể khắc phục, nếu không nói là sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Việc nhớ những kiến thức ấy đã khó, vận dụng nó vào cuộc sống lại còn khó hơn. Tri thức cụ thể dù cho mới đến đâu vẫn là cái đã biết nên luôn lạc hậu so với thực tiễn"43

. - "Một hạn chế lớn của giáo dục và đào tạo nƣớc ta là việc dạy và học không gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trƣờng đại học. Đa phần các chƣơng trình đào tạo hiện nay là những gì nhà trƣờng và các thầy cô đem áp đặt cho ngƣời học, chứ chƣa phải là những cái xã hội cần. Có một nguyên nhân quan trọng là ở nƣớc ta trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo dục đại học mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nƣớc có truyền thống hiếu học và trọng học nên số ngƣời có nguyện vọng đi học (đúng ra là số gia đình mong muốn con vào đại học) thì đông mà số trƣờng đại học (tốt) lại rất ít nên các cơ sở đào tạo đại học không có nhiều động lực để đổi mới. Chƣơng trình cũ,

42 [Vũ Cao Đàm, (2014), Nghịch lý và Lối thoát – Bàn về triết lý Khoa học và Giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới]

phƣơng pháp dạy không thay đổi, chất lƣợng đào tạo không nâng cao cũng vẫn có rất đông ngƣời tranh nhau vào học. Những tiêu chí đánh giá về chất lƣợng giáo dục quốc tế dƣờng nhƣ ảnh hƣởng không nhiều lắm đến các trƣờng đại học nƣớc ta"44

.

Ngoài ra, tôi đề xuất cải cách giáo dục theo xu hƣớng vừa học vừa làm, học gắn với làm, giảm thời gian học lý thuyết nhƣ hiện nay để tăng thời lƣợng cho thực hành, cho học sinh đƣợc trải nghiệm thực tế. Trong chƣơng trình, bố trí cho các em các kỳ đi thực tế, ngoại khóa, vào các doanh nghiệp, vào các công trƣờng, xí nghiệp hay các vùng nông thôn tùy theo ngành nghề đào tạo để các em đƣợc thực hành có năng lực thực tiễn và quan trọng nữa là có thêm kỹ năng sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)