Giai đoạn 1945 – 1954: Giáo dục Việt Nam trong những năm kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 30 - 38)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát các chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay

2.1.1. Giai đoạn 1945 – 1954: Giáo dục Việt Nam trong những năm kháng

chiến

2.1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển nền giáo dục Việt Nam 1945 - 1954 Ngày 10-8-1946, Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 146/SL và Sắc lệnh số 147/SL khẳng định những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới và mục đích tôn chỉ của nó. Tại Sắc lệnh 146/SL, Hồ Chí Minh đã quy định ba

nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới là: đại chúng hoá, dân tộc hoá và

khoa học hoá, theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ. Nền giáo dục mới giai đoạn 1945 – 1954 theo quy định của sắc lệnh 146/SL gồm ba bậc học:

- Bậc học cơ bản gồm 4 năm và bắt đầu từ 1950 sẽ là bậc học cƣỡng bách;

- Bậc học trung học và chuyên nghiệp; - Bậc học đại học.

Sắc lệnh 147/SL đã ấn định thêm những điều khoản pháp chế để thực hiện bậc học cơ bản, không phải trả tiền, các môn học dạy bằng tiếng Việt ở tất cả các bậc từ tiểu học đến đại học, trong tất cả các bộ môn khoa học: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Chính phủ cũng định ra một chƣơng trình giáo dục, tổ chức ngạch thanh tra và lập hội đồng sách giáo khoa…

Những năm 1948- 1949, phong trào Thi đua ái quốc phát triển sôi nổi, nhất là ở các vùng tƣ do. Ngành giáo dục đã có nhiều hoạt động hƣởng ứng cuộc thi đua và giành thêm nhiều kết quả mới, nổi bật là phong trào bình dân học vụ và phong trào xây dựng, chấn chỉnh giáo dục cấp tiểu học.

Cho đến năm 1950, ngành giáo dục vẫn chƣa có sự thay đổi đáng kể trong chƣơng trình cũng nhƣ trong cách tổ chức. Trừ bình dân học vụ, "các hoạt động đều chậm chuyển biến, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ những đòi hỏi của nhân dân ngày càng nhiều và càng cao", chƣa phù hợp với những chuyển biến lớn của đất nƣớc, chƣa tƣơng xứng với sự tiến bộ của nhân dân và học sinh. Thực tế ấy đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục, không phải chỉ là

29

sửa đổi chắp vá để thích nghi hoàn cảnh mà phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục.

Vì vậy, vào năm 1950, Đảng, Nhà nƣớc đã chỉ đạo tiến hành cuộc "Cải

cách giáo dục" và mở cuộc vận động "Rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ sở", gọi tắt là "Rèn cán chỉnh cơ" sâu rộng để xây dựng nền giáo dục mới, xóa bỏ triệt để những quan điểm, chƣơng trình, nội dung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ.

Tháng 2 năm 1950, tại Việt Bắc, Bộ Quốc gia Giáo dục đã triệu tập Hội nghị trù bị về cải cách giáo dục. Hội nghị đã đề ra phƣơng hƣớng và nguyên tắc cải cách giáo dục là: Dân chủ hoá nền giáo dục; Đào tạo con ngƣời mới, gột rửa những tàn tích cũ; Chƣơng trình học phải thiết thực theo nhu cầu của xã hội hiện tại. Sau hội nghị này, Bộ đã thành lập Tiểu ban chƣơng trình để dự thảo chƣơng trình mới cho các cấp học, cho từng năm và từng môn và Tiểu ban kế hoạch tổ chức nghiên cứu, thảo dự án tổ chức lại hệ thống giáo dục cũ và sắp đặt lại các cấp học theo tinh thần của hệ thống mới.

Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ họp, chính thức thông qua Đề án cải cách giáo dục, xét duyệt và quyết định cho thi hành hệ thống trƣờng phổ thông 9 năm và chƣơng trình giảng dạy mới.

Mùa hè 1951, tại Đào Dã (Phú Thọ), Bộ Quốc gia Giáo dục đã tập hợp 30 giáo viên giỏi của tất cả các cấp học, tổ chức một trung tâm viết sách giáo khoa. Ngày 21-8-1951, khi nói chuyện với cán bộ dự biên soạn sách giáo khoa, đồng chí Trƣờng Chinh đề nghị trƣớc hết tập trung vào các môn quốc văn, lịch sử, địa lý và chính trị thƣờng thức. Tháng 9-1951, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 2 đã đề ra nhiệm vụ, phƣơng châm của công tác giáo dục trong giai đoạn mới là: "tiếp tục công tác sửa chữa chƣơng trình, soạn sách giáo khoa, phát triển giáo dục các tầng lớp công nông"19

.

Cuối năm 1951, Bộ Quốc gia Giáo dục đã có nghị định chỉ đạo áp dụng Kế hoạch giảng dạy theo chƣơng trình mới, tập trung vào các môn quốc văn,

toán, lý, sinh ngữ (sau đó môn sinh ngữ tạm hoãn vì thiếu điều kiện học tập). Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học bắt đầu từ tháng 1 dƣơng lịch đến tháng 12 năm đó. Thời gian học chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sản xuất vào lúc mùa màng bận nhất, hoặc vào lúc thời tiết khắc nghiệt nhất đều đảm bảo sức khoẻ cho học sinh20

.

Năm 1952, sự nghiệp giáo dục đƣợc đẩy mạnh, tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm là: Xúc tiến tiếp tục cuộc cải cách giáo dục, nhằm kiện toàn giáo dục phổ thông; bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân; Xúc tiến công cuộc xây dựng ngành giáo dục chuyên nghiệp; Tiến hành giáo dục chính trị cho cán bộ quản lý. Ngoài ra, ngành Giáo dục còn có nhiệm vụ hoàn thành công tác thanh toán nạn mù chữ, kiện toàn các cơ sở Dự bị đại học và Y học, chỉnh đốn tổ chức và cải tạo tƣ tƣởng cho cán bộ và học sinh để đẩy mạnh công tác giáo dục, đồng thời kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với công tác trung tâm sản xuất tiết kiệm21

.

Năm 1953, để phục vụ công tác trung tâm số một là Phát động quần chúng, bồi dƣỡng lực lƣợng cho kháng chiến, tiến hành cách mạng phản đế và phản phong, Bộ Giáo dục đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện chƣơng trình công tác gồm 6 điểm: Cải tạo tƣ tƣởng cho cán bộ; Bổ túc văn hóa cho nhân dân; Huy động lực lƣợng các trƣờng phổ thông phục vụ phát động quần chúng; Phát triển giáo dục chuyên nghiệp; Đào tạo cán bộ miền núi; Tăng cƣờng cơ sở giáo dục ở miền mới giải phóng và trong địch hậu", chủ yếu là ba việc đầu22

.

Năm 1954, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục có những nét mới, bức xúc phải kịp thời giải quyết. Đó là tập trung mọi lực lƣợng để nâng cao trình độ cho cán bộ địa phƣơng vì sau các đợt Phát động quần chúng, đa số cán bộ đƣợc quần chúng đề bạt vào chính quyền và đoàn thể đều kém văn hóa, có

20 [Nguyễn Văn Huyên, 1953, tr. 1069-1070, 1076-1077].

21 [Nguyễn Văn Huyên, 1953, tr. 1069-1070, 1076-1077]

31

ngƣời còn mù chữ, nhất là cán bộ phụ nữ. Trong ngành giáo dục, để dự kiến công tác đúng cho cấp dƣới và phục vụ công tác Phát động quần chúng, phục vụ cuộc kháng chiến đang trên đà đi tới thắng lợi, Bộ và các Khu, các tỉnh đã thực hiện việc sâu sát trong mọi công tác, vận dụng tất cả kinh nghiệm và khả

năng của cán bộ, phát huy mọi tổ chức để nắm vững đƣợc tình hình23

.

Về cơ bản, đặt trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, những chủ trƣơng, quan điểm, phƣơng châm, sắc lệnh và việc làm nói trên, nhất là ba nguyên tắc (ba tính chất) của nền giáo dục do Đảng và Nhà nƣớc và Hồ Chí Minh xác định, đã trực tiếp xóa bỏ tính chất phản dân tộc, phản khoa học, phản đại chúng của chính sách giáo dục thực dân, phong kiến, đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam mới. Nền giáo dục mà theo Hồ Chí Minh là “một nền giáo dục của một nƣớc độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những ngƣời công dân hữu ích cho nƣớc Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em"24

.

2.1.1.2. Chương trình và niên hạn đào tạo giáo dục Việt Nam 1945 - 1954

* Chương trình đào tạo

Xét về chƣơng trình đào tạo, giai đoạn 1945 - 1954, trƣớc năm 1950, các môn học dạy bằng tiếng Việt ở tất cả các bậc từ tiểu học đến đại học, và tập trung vào ba môn chính là: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Sau năm 1950, nƣớc ta thi hành hệ thống trƣờng phổ thông 9 năm và kéo theo đó là thi hành hệ thống chƣơng trình giảng dạy mới. Theo đó, tập trung vào các môn quốc văn, lịch sử, địa lý và chính trị thƣờng thức (năm 1950), hoặc tập trung vào các môn quốc văn, toán, lý, sinh ngữ (năm 1951).

Trong giai đoạn này, chƣơng trình đào tạo cũng liên tục đƣợc cải cách để tìm ra hệ thống chƣơng trình, môn học chuẩn, áp dụng trên toàn quốc và đem lại hiệu quả giáo dục tối ƣu.

23 [Nguyễn Văn Huyên, 1953, tr. 1136-1137]

* Niên hạn đào tạo

Ngay từ năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho áp dụng chƣơng trình học của Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời Đế quốc Việt Nam dƣới chính phủ Trần Trọng Kim) ở cấp tiểu học và trung học.

Xét về niên hạn đào tạo, giai đoạn 1945 – 1954 có ba bậc học:

- Bậc học cơ bản gồm 4 năm và bắt đầu từ 1950 sẽ là bậc học cƣỡng bách;

- Bậc học trung học và chuyên nghiệp; - Bậc học đại học.

Bắt đầu từ năm 1950, nƣớc ta thi hành hệ thống trƣờng phổ thông 9 năm. Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học bắt đầu từ tháng 1 dƣơng lịch đến tháng 12 năm đó. Thời gian học chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sản xuất vào lúc mùa màng bận nhất, hoặc vào lúc thời tiết khắc nghiệt nhất đều đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. Năm 1950, hai bậc tiểu học và trung học đƣợc quy hoạch lại tổng cộng có 9 lớp: tiểu học (cấp I), bốn năm; trung học cơ sở (cấp II), ba năm; và trung học phổ thông (cấp III), hai năm.

2.1.2. Giai đoạn 1954 – 1975: Nền giáo dục "Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng"

* Diễn biến lịch sử giáo dục Việt Nam giai đoạn 1954 – 1976

Ở Miền Bắc: Về cơ bản, sự phát triển hệ thống giáo dục VN trong thời gian 1954-1974 đƣợc xem nhƣ là bắt nguồn từ sự phổ biến quyền Luật lệ về Giáo Dục của Albert Sarraut, toàn quyền Liên Bang Đông Dƣơng vào năm 1917.

Trƣớc đó, trong một thời gian nhiều thế kỷ, VN đã rập khuôn theo hệ thống giáo dục Khổng giáo. Sau đó, ngƣời Pháp ban hành chính sách giáo dục ở VN và mở ra còn đƣờng phát triển mới cho giáo dục Việt.

Theo đó, diễn biến lịch sử giáo dục Việt Nam giai đoạn 1954 – 1976 bao gồm các cột mốc lịch sử quan trọng sau đây:

33

Cộng Hòa đƣợc thành lập. Trong khung cảnh chính trị đó, trong những năm đầu của nền Cộng Hòa, giáo dục chỉ là một sự nối tiếp của những gì đã có. Với không khí mới của một nền Cộng Hòa, nhiều ý tƣởng giáo dục mới đƣợc bàn cãi rất nhiều. Nhƣng thực sự những ngƣời có trách nhiệm về giáo dục còn

lúng túng, và đang tìm một hƣớng đi cho giáo dục VN lúc đó25

.

Năm 1958, cuộc "Hội thảo Giáo dục Toàn quốc" (lần thứ nhất) đƣợc tổ chức. Hội thảo đã chú ý tới và đem đến cho giáo dục VN một cái nhìn mới liên quan đến triết lý giáo dục bằng cách đề nghị ba nguyên tắc hƣớng dẫn cho một nƣớc Cộng hòa VN trong khuynh hƣớng dân chủ. Ba nguyên tắc (hay đƣờng hƣớng, triết lý) đó là: "Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng"26

. Đƣờng hƣớng "dân tộc" là một ƣớc nguyện tối cao của dân VN trong thời điểm lịch sử đó và sẽ đứng vững mãi trong lòng dân tộc VN. Đƣờng hƣớng "nhân bản" rất cao quý, có tính cách phổ quát và có thể áp dụng cho bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Trong thực tế, từ "nhân bản" đã có nguồn gốc từ truyền thống "giáo dục tổng quát" hay "kiến thức tổng quát" (culture générale tradition) ở Pháp. Alfred Bouglé đã diễn tả truyền thống này nhƣ sau: "Truyền thống này gồm có ba đặc điểm: có tính cách nhân bản (humanism), có liên hệ đến việc giảng dạy xã hội học, và có liên hệ đến việc giảng dạy triết học". Theo ông Bouglé, nhân bản là sự bổ túc và hỗ trợ cần thiết cho lý thuyết cá nhân (individualism). Tuy nhiên "nhân bản và dân tộc" đều có tính cách trừu tƣợng, nên khó thể hiện qua một chƣơng trình học thực cụ thể, rõ ràng. Môn Công dân giáo dục và môn Sử đƣợc dùng trực tiếp trong việc thể hiện hai đƣờng hƣớng trên. Ngoài ra, sự thể hiện đã rải rác trong các buổi tu nghiệp giáo chức, những bài diễn văn trong các buổi lễ khai trƣờng, hay các buổi phát phần thƣởng cho những học sinh ƣu tú. Chỉ có đƣờng hƣớng "khai phóng" là nổi bật trong những công cuộc cải tổ chƣơng trình học, và việc thay đổi tổ chức các học đƣờng để tiến theo trào lƣu mới trên thế

25 [Nguyễn Hữu Phƣớc, 1974]

giới27

.

Năm 1964, "Hội Thảo Giáo Dục Toàn Quốc" thứ hai đƣợc tổ chức. Hội thảo này chú trọng vào hai đề tài chính:

Đề tài đầu tiên là sự tổ chức lại hệ thống học đƣờng với dự án nhấn mạnh sự học hành liên tục từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy rằng, cuộc hội thảo không hề nhắc đến một phong trào giáo dục mới ở Pháp có tên là phong trào "học đƣờng độc đáo" (l’école unique) trong thời gian trƣớc và cả sau thế chiến thứ 2 (1939-1945) mà dự án Hội Thảo 1964 đã phỏng theo. Bên Pháp, ý tƣởng về l’école unique, với trọng tâm đặt vào sự khác biệt cá nhân của mỗi học sinh, cũng gây tranh luận sôi nổi một thời gian gần hai thập niên, mới đƣợc đem ra áp dụng28

.

Đề tài thứ hai là sự xác nhận lại ba đƣờng hƣớng căn bản: "Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng", đã đƣợc thảo luận và chấp nhận trong cuộc hội thảo sáu năm về trƣớc29

.

Đầu năm 1970, ý tƣởng đại học cộng đồng (ĐHCĐ) đƣợc giới thiệu ở VN do một công chức kỳ cựu của Bộ Giáo dục. Ông này đã đƣợc đào tạo trong hệ thống giáo dục Pháp và đã đi tu nghiệp ba năm ở HK và trở về VN với bằng Ph.D. về giáo dục. Chính luận án của ông về đại học cộng đồng và vai trò của ông trong Bộ Giáo dục mà ý tƣởng về việc thành lập các Đại học

cộng đồng đƣợc bàn cãi sâu rộng, và đƣợc chấp thuận30

.

Ở miền Nam: Năm 1971, Tổng thống VNCH ban hành nghị định thành lập hệ thống đại học cộng đồng. Hai ĐHCĐ đầu tiên ở VN: Tiền Giang (ở Mỹ Tho) và Duyên Hải (Đà Nẵng) đƣợc thành lập cùng năm 1971. Sau đó, có nhiều địa phƣơng khác xin xúc tiến việc mở các đại học này vì thấy tính cách thực dụng của nó trong việc đào tạo các chuyên viên trung cấp ở nhiều ngành

27 [Nguyễn Hữu Phƣớc, 1974]

28 [Nguyễn Hữu Phƣớc, 1974]

29 [Nguyễn Hữu Phƣớc, 1974]

35

cho phù hợp với sự phát triển ở địa phƣơng31

.

Năm 1973, VN cũng thành lập một đại học bách khoa ở Thủ Đức với nhiều trƣờng chuyên nghiệp về kỹ thuật, canh nông, công kỹ nghệ v.v… nằm ngay trong khu đại học này. Mục tiêu chánh là để mở rộng các ngành học thực tiễn cần thiết cho việc xây dựng đất nƣớc32

.

Năm 1975, tất cả những cơ sở giáo dục tƣ thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam dƣới chính thể Việt Nam Cộng hòa giải thể, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn

* Chương trình đào tạo

Ba đƣờng hƣớng triết lý giáo dục "Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng" đƣợc coi là căn bản triết lý cho mọi thay đổi về chƣơng trình hay tổ chức học đƣờng cho những năm 1954- 1974 trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Chƣơng trình đào tạo giai đoạn 1954 – 1975 tập trung vào khai thác về kiến thức tổng quát. Quan niệm về "kiến thức tổng quát" (culture générale) là một quan niệm độc đáo trong triết lý giáo dục của Pháp. Dân Pháp chấp nhận rằng, tâm trí của dân chúng phải đƣợc huấn luyện để suy nghĩ hợp lý, và đạt đƣợc những kiến thức tổng quát. Một cách rõ ràng hơn, kiến thức này gồm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)