Đổi mới nội dung giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 65 - 70)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng cải cách chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam

3.1.2. Đổi mới nội dung giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cách mạng

công nghệ - nền văn minh thông tin

theo tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Một số nhà nghiên cứu đã tính toán, khối lƣợng kiến thức của nhân loại phát triển theo quy luật hàm số mũ. Chính vì vậy, không một nhà nghiên cứu giáo dục học nào cho rằng; chúng ta có thể dạy cho ngƣời học mọi kiến thức đã đƣợc tích luỹ trong lịch sử phát triển của mỗi ngành. Vấn đề là, cần phải làm thế nào để vừa nâng cao chất lƣợng đào tạo bằng cách truyền thụ cho ngƣời học những kiến thức cơ bản nhất, mà lại vừa giảm tải chƣơng trình cho ngƣời học.

Từ quan niệm về mô hình nhân cách và mô hình hoạt động của một ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo ra về kiến thức, kỹ năngvà hành vi, chúng ta có thể phân chia nội dung, chƣơng trình giáo dục thành ba thành tố: Kiến thức chuyên môn, kiến thức về phƣơng pháp và kiến thức ngoài chuyên môn. Theo tác giả Vũ Cao Đàm, có thể phân chia chƣơng trình đào tạo thành ba phần sau:

Thứ nhất, về mặt kiến thức chuyên môn của ngành, chƣơng trình đào tạo cần đảm bảo cung cấp những kiến thức then chốt nhất, là những kiến thức mang ý nghĩa chi phối toàn bộ hệ thống tri thức của ngành trong hoạt động của ngƣời lao động tƣơng lai. Trong nền văn minh đƣơng đại, chƣơng trình chỉ có thể cung cấp những kiến thức chuyên môn căn bản nhất, chứ không thể là mọi kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn cùa ngƣời lao động trong xã hội đƣơng đại37

.

Hơn nữa, kiến thức chuyên môn cụ thể lại rất nhanh bị lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn. Đúng nhƣ Vũ Minh Giang đã nhận xét: "Tri thức mới đƣợc tạo ra với cấp số nhân, đƣợc phổ biến nhanh và rộng đến mức không hình dung đƣợc lại có thể lƣu giữ những khối lƣợng khổng lồ bằng những phƣơng tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ con cũng có thể làm đƣợc và thậm chí còn thao tác nhanh hơn ngƣời lớn… Trong bối cảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơn thay thế trong một thời gian

65

ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp học điện tử, thƣ viện điện tử, các chƣơng trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến…Cho đến hôm nay việc tìm kiếm thông tin, kiến thức và giao lƣu qua mạng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trƣớc đây. Đã trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều ngƣời, rằng với đà phát triển của công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, không thể biết trƣớc điều gì sẽ xảy ra"38

.

Thứ hai, kiến thức về phƣơng pháp của ngành chuyên môn. Đây là những kiến thức về phƣơng pháp riêng biệt, cụ thể của ngành. Ví dụ, đối với ngành xã hội học ngƣời học cần đƣợc trang bị những hiểu biết về kỹ năng phỏng vấn, điều tra bằng cách sử dụng bảng câu hỏi; đối với một ngành công nghệ, đó là kỹ năng, thực nghiệm công nghệ, tƣ duy chuẩn bị các quyết định lựa chọn công nghệ, thẩm định và đánh giá một phƣơng án đổi mới công nghệ thuộc ngành mình.

Thứ ba, về những kiến thức ngoài chuyên môn, đây chính là những kiến

thức đƣợc gọi là những môn khoa học cơ bản (KHCB), có tác dụng chi phối

toàn bộ hoạt động chuyên môn của ngƣời lao động tƣơng lai. Trong số KHCB, căn cứ mô hình nhân cách và mô hình hoạt động, trong chƣơng trình có thể phân chia ba loại KHCB: KHCB về nhận thức (liên quan kiến thức chuyên môn của ngành); KHCB về kỹ năng (liên quan phƣơng pháp tƣ duy và

hành động) KHCB về hành vi (liên quan phƣơng pháp ứng xử trƣớc công

việc, xã hội và con ngƣời). Có thể hình dung cụ thể nhƣ sau:

Kiến thức KHCB về nhận thức là một hệ thống tri thức đảm bảo để ngƣời lao động tƣơng lai có đủ năng lực phát triển các kiến thức trong lĩnh

vực hoạt động chuyên môn của họ. Ví dụ, đối với ngành đào tạo về quản lý

công nghệ, ngƣời học cần đƣợc hiểu biết những khái niệm và quy luật cơ bản

của hệ thống công nghệ theo một ý nghĩa chung nhất, không nhất thiết phải hiểu một loại khoa học cụ thể là vật lý học hay xã hội học, cũng nhƣ khồng cần am hiểu những công nghệ cụ thể, nhƣ công nghệ cơ khí, công nghệ luyện

kim, công nghệ điện tử hay công nghệ sinh học

Kiến thức KHCB về kỹ năng là một hệ thống tri thức đảm bảo để ngƣời

lao động tƣơng lai có đủ năng lực tiếp tục tự học tập, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao vốn hiểu biết, kỹ năng và hành vi trong lĩnh vực hoạt động của họ. Kiến thức về phƣơng pháp có thể bao gồm phƣơng pháp tƣ duy, chuẩn bị quyết định, ứng xử, v.v... chung nhất cho ngƣời lao động. Chẳng hạn tâm lý học, lý thuyết hệ thống (khái niệm hệ thống đƣợc sử dụng trong tất cả các ngành hoạt động); lôgic biện chứng; lôgic hình thức, quy hoạch toán học (trong môn toán), v.v...

Kiến thức KHCB về hành vi là hệ thống tri thức giúp ngƣời lao động tƣơng lai có đủ vốn hiểu biết vể con ngƣời, xã hội và cách ứng xử với con ngƣời trong mọi tình huống. Ví dụ: ngƣời lao động tƣơng lai cần đƣợc hiểu biết chung nhất về xã hội (xã hội học, nhà nƣớc và pháp luật) vể quan hệ với con ngƣời (tâm lý học, đạo đức học) trong một hệ thống xã hội cụ thể39

. Nội hàm của khái niệm KHCB không bất biến theo thời đại; mà nó thay đổi tuỳ thuộc sự phát triển của nền văn minh. Tôi chọn bộ môn Toán học nhƣ một ví dụ để thẩm tra luận điểm này, với lƣu ý rằng: Toán học không phải là khoa học tự nhiên.

Thứ nhất, với vị trí là một KHCB về kiến thức, thì môn toán đƣợc dạy hiện nay dƣờng nhƣ vẫn còn "chìm đắm" trong những đảm bảo toán học cho sự phát triển những nền tảng của hệ thống sản xuất "hiện đại" thời cách mạng công nghiệp của thế kỷ XIX, dựa trên nền tảng của cơ học cổ điển, với hình học Euclide, vi phân, tích phân, v.v..., rồi phƣơng trình vi phân, phƣơng trình vi phân, đạo hàm riêng, phƣơng trình vật lý toán, v.v... trong khi cả thế giới đã bƣớc vào thế kỷ XXI, đang chuyển mình qua nền văn minh thông tin, thì toán học với tƣ cách là KHCB cần xem xét loại bỏ khỏi chƣơng trình để thay vào đó nội dung mới, thiết thực nhằm trang bị cho ngƣời lao động trong nền văn minh thông tin, nhƣ lý thuyết tập hợp, lôgic toán, lý thuyết thuật toán, quy

67

hoạch toán học, v.v...

Thứ hai, dạy toán học với vị trí là KHCB về kỹ năng, hiện nay chúng ta

đang lãng phí thời gian, công sức và chất xám của học sinh, dày công luyện tập cho họ làm những bài toán với mẹo mực "hóc búa", cần phải xem xét thay đổi để cho con em chúng ta "đi tắt" bằng các khoa học tƣ duy khác cho phép tiếp cận sớm hơn và nhanh hơn tới các lý thuyết tƣ duy hiện đại, nhƣ lôgic học (thƣờng gọi là lôgic hình thức), lý thuyết tối ƣu, lý thuyết quyết định, lý thuyết hệ thống, lý thuyết trò chơi, v.v...40

Vấn đề là, cần lựa chọn một chƣơng trình KHCB thích hợp cho từng ngành cụ thể. Việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và cần những chuyên gia không nhất thiết có hàm vị cao, nhƣng quan tâm tới những nội dung liên ngành của khoa học.

Chẳng hạn, với các ngành kinh tế, thì môn toán phải đi sâu vào toán quy hoạch và Lý thuyết tối ƣu; nhƣng với ngành xã hội học thì lại cần ƣu tiên Lý thuyết xác suất và Lý thuyết thống kê; ngành quản lý thì lại cẩn ƣu tiên Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết trò chơi và Lý thuyết quyết định, v.v... Đối với những ngành này, có những môn toán hoàn toàn không cần đƣa vào chƣơng trình, ví dụ Phƣơng trình vi phân, Phƣơng trình vật lý toán, nhƣ đối với một số ngành kỹ thuật. Ngoài ra có thể còn hàng loạt các môn khoa học khác rất cần đƣợc nghiên cứu để mạnh dạn đƣa vào chƣơng trình, đồng thời nghiên cứu cắt bỏ những môn khác không còn thích hợp.

Ngoài ra đối với tất cả các ngành đào tạo đều rất cần môn khoa học cơ bản về phƣơng pháp, trƣớc hết là phƣơng pháp tƣ duy, phƣơng pháp sáng tạo, gần với sinh viên là phƣơng pháp học tập theo phong cách nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, xa hơn chút nữa là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nói chung.

Nhƣ vậy, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội thông tin thì chúng ta phải thực hiện việc hiện đại hoá chƣơng trình. Tuy nhiên, nếu chỉ hiện đại hoá

bằng cách cập nhật thêm các kiến thức mới vào chƣơng trình, mà không chú trọng giảm bớt những gì có thể giảm, thì sẽ dẫn đến sự chất tải vô tận lên quỹ thời gian của ngƣời học, và nhƣ vậy chúng ta lại sa vào chủ nghĩa kinh viện trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)