Đổi mới mục tiêu đào tạo từ đào tạo người lao động chuyên sâu sang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 72 - 74)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng cải cách chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam

3.1.4. Đổi mới mục tiêu đào tạo từ đào tạo người lao động chuyên sâu sang

đào tạo người lao động đa năng

Chúng ta đang hội nhập vào cộng đồng thế giới của xã hội tri thức không thể có lựa chọn nào khác hơn là phải đào tạo Mẫu ngƣời của xã hội tri thức- con ngƣời lao động sáng tạo. Và nhƣ vậy, mục tiêu đào tạo phải thay đổi từ đào tạo ngƣời lao động chuyên sâu của xã hội công nghiệp cổ điển sang đào tạo ngƣời lao động đa năng, có thể thích ứng trƣớc một tƣơng lai đầy biến động, đây là một đòi hỏi tất yếu. Muốn vậy phải mạnh dạn chuyển đổi từ nền giáo dục tiếp cận tri thức, nhồi nhét kiến thức, học thụ động, thầy đọc trò chép, thày làm thay, sang nền giáo dục tiếp cận năng lực, học tập phát huy năng lực sáng tạo, theo phƣơng pháp gợi mở, đối thoại, dân chủ, đề cao ngƣời học là trung tâm, tạo nên khả năng tự khai sáng, tự nghiên cứu, hình thành khả năng nghiên cứu khoa học ngay từ trong nhà trƣờng phổ thông.

Qua phân tích ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2 chúng ta có 3 Mẫu ngƣời đƣợc đào tạo tƣơng ứng với 3 giai đoạn phát triển Giáo dục và Khoa học, đó là:

Ở giai đoạn 1, giáo dục đi sau công nghệ, Mẫu ngƣời đƣợc đào tạo đó là Mẫu ngƣời kinh viện, mẫu ngƣời cần cù sôi kinh nấu sử, thông kim bác cổ,

71

đứng trƣớc chuyện gì và ở đâu cũng có thể dẫn lời "Khổng Tử viết", "Mạnh Tử chỉ giáo" "Tôn Tử phán", hiện đại hơn thì trích dẫn ông Jack, ông John,... và xem đó nhƣ mẫu mực cho việc xử lý mọi việc trên con đƣờng "Tu thân", "Tề gia", "Trị quốc" và "Bình thiên hạ"45

.

Chúng ta đang sống trong thế giới đầy biến động hàng ngày. Mẫu ngƣời này không còn thích hợp nữa, vì dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể nghĩ trƣớc cho đời sau mọi việc, cách hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm đƣợc.

Ở giai đoạn 2, giáo dục đi sóng đôi ngang bằng công nghệ, Mẫu ngƣời đƣợc đào tạo đó là Mẫu ngƣời của xã hội công nghiệp, Mẫu ngƣời đó là những chuyên gia đƣợc trang bị các kỹ năng chuyên sâu, với những kinh nghiệm tích lũy theo thâm niên, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất công nghiệp với sáu "mã" xã hội đó là: Tiêu chuẩn hoá, Chuyên môn hoá, Đồng bộ hoá, Tích tụ hoá, Cực đại hoá và Tập trung hoá, khác hẳn với sáu "mã" của nền sản xuất của xã hội nông nghiệp đó là: Sản xuất phân tán, Sản xuất manh mún, Sản xuất không theo tiêu chuẩn nào, Sản xuất nhỏ, Không đồng bộ, Sản xuất không có chuyên môn.

Chúng ta đang bƣớc vào nền văn minh số hóa với nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Theo Alvin Tofler: Xã hội thông tin có những mã xã hội hoàn toàn khác với xã hội công nghiệp. Đó là một xã hội với nền sản xuất phi tiêu chuẩn hóa, phi tập trung hóa, phi đồng bộ hóa, với quy mô cực tiểu hóa và với những ngƣời lao động không phải chuyên môn hóa, mà đa năng hóa. Và vì vậy Mẫu ngƣời đào tạo của xã hội công nghiệp không còn phù hợp, mà phải là Mẫu ngƣời của xã hội thông tin nhƣ phân tích dƣới đây.

Ở giai đoạn 3, giáo dục vƣợt lên trƣớc mở đƣờng cho giáo dục, Mẫu ngƣời đƣợc đào tạo là Mẫu ngƣời của xã hội tri thức. Đó là mẫu ngƣời lao động, biết khám phá tƣơng lai đầy biến động, biết đặt các phƣơng án hành

45 [Vũ Cao Đàm, (2014), Nghịch lý và Lối thoát – Bàn về triết lý Khoa học và Giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới]

động và chọn phƣơng án tối ƣu trong các tình huống luôn biến động đó46

. Việt Nam trong thế giới hội nhập ngày nay đang bị cuốn hút không phải trong xã hội công nghiệp, mà trong xã hội tri thức. Việt Nam cùng thế giới hội nhập cũng buộc đi vào một thế giới đầy biến động, không thể áp đặt kinh nghiệm của quá khứ, và không có bất cứ lựa chọn nào khác, đó là nền giáo dục của thời tƣơng lai. Nó phải đi trƣớc khoa học, phải mở đƣờng cho khoa học phát triển. Nó dứt khoát phải từ bỏ nển giáo dục của xã hội công nghiệp đã lỗi thời, Nói là giáo dục mở đƣờng, chứ không phải giáo dục dạy cho ngƣời ta những hình mẫu có sẵn của tƣơng lai. Mà làm sao có đƣợc những hình mẫu đó. Mở đƣờng theo nghĩa, giáo dục sẽ đào tạo những con ngƣời giàu sức sáng tạo, biết lựa chọn lời giải tối ƣu cho tƣơng lai và tìm giải pháp ứng phó trƣớc mọi tình huống biến đổi trong tƣơng lai, không có sẵn lời giải từ những bài học kinh nghiệm của quá khứ. Đó là kết quả của một nền giáo dục, chuyển từ cách học nặng lý thuyết hàn lâm, thông thái sang học thông qua thao tác công nghệ giáo dục, thao tác học tập, tức là không phải là thông thái mà quan trọng nhất là năng lực tự tìm trí khôn cho mình để hành động hiệu quả nhất (thông minh là biết còn, khôn là biết lựa chọn). Cho nên chuyển từ con ngƣời đƣợc dạy dỗ để trở nên thông minh để có trí khôn, sang một cách con ngƣời đƣợc tổ chức hoạt động để tự tạo ra trí khôn cho mình. Tức chuyển từ nền giáo dục chủ yếu là thông thái sang nền giáo dục minh triết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)