Đổi mới niên hạn đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 74 - 77)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng cải cách chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam

3.1.5. Đổi mới niên hạn đào tạo

Trong xã hội công nghiệp, quy mô xí nghiệp đủ lớn để tiết kiệm là yếu tố quan trọng của hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, thay vào yếu tố quy mô lớn là yếu tố thời gian. Thời gian rút ngắn: Thời gian thu nhận và xử lý thông tin, thời gian quyết định, thời gian sản xuất sản phẩm, thời gian vận chuyển, thời gian đƣa sản phẩm ra thị trƣờng để đảm bảo tính cạnh tranh trong môi trƣờng canh tranh toàn cầu gay gắt.

Và một vấn đề quan tâm đó là, tổ chức quy trình sản xuất cũng có sự

46 [Vũ Cao Đàm, Nghịch lý của khoa học và giáo dục trong xã hội đƣơng đại Việt Nam, NXB Thế giới, 2009]

73

thay đổi, chuyển từ cách tổ chức theo trình tự từng bƣớc sang tổ chức sản xuất đồng thời để rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm.

Từ quan điểm trên, tôi đề xuất Việt Nam cũng cần phải đổi mới niên hạn đào tạo theo hƣớng rút ngắn.

Việt Nam có nhiều kinh nghiệm thực tế lựa chọn các loại niên hạn đào tạo. Tôi xin phân tích ba kịch bản về niên hạn đào tạo thông dụng trên thế giới và đã áp dụng vào Việt Nam để có kịch bản phù hợp với chúng ta.

Kịch bản 1: Giữ nguyên bậc học phổ thông 12 năm và đại học 4 năm nhƣ hiện nay.

Kịch bản 2: Rút ngắn bậc học phổ thông 10 năm nhƣ sau năm 1954 ở Miền Bắc và đại học 4 năm.

Kịch bản 3: Rút ngắn bậc học phổ thông còn 9 năm nhƣ Chƣơng trình Nguyễn Văn Huyên và đại học 3 năm theo xu hƣớng của thế giới hiện nay.

Với Kịch bản 1: Giữ nguyên bậc học phổ thông 12 năm và đại học 4 năm nhƣ hiện nay.

Cứ cho là ngƣời ta bắt đầu đi học lớp 1 từ năm 6 tuổi, mất khoảng 16 năm cho đến khi học hết Đại học là 23 tuổi, nhƣ vậy ít nhất mỗi ngƣời đã mất 1/4 thế kỷ cho việc học hành khoa cử. Sau đó bắt đầu tuổi làm việc, cho đến ngày về hƣu, có lẽ cũng chỉ còn 1/4 thế kỷ nữa thôi, vì còn phải trừ thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí, ốm đau, phụ nữ còn làm thiên chức ngƣời mẹ. Theo Vũ Cao Đàm theo "chôn vùi một nửa đời ngƣời vào chế độ khoa cử" và, nói theo Drucker, loại bỏ hàng loạt ngƣời ra khỏi học đƣờng, tƣớc bỏ quyền đƣợc học tập của họ sau mỗi cấp thanh lọc47

.

Kịch bản 2: Rút ngắn bậc học phổ thông 10 năm nhƣ sau năm 1954 ở Miền Bắc và đại học 4 năm. Mặc dù thời gian cho học hành khoa cử cũng đã đƣợc rút ngắn song chƣa nhiều nhất là bậc Đại học, nhƣng theo tôi đánh giá là tƣơng đối phù hợp và đáng để chúng ta tham khảo.

Với Kịch bản 3: Rút ngắn bậc học phổ thông còn 9 năm nhƣ Chƣơng

47 [Vũ Cao Đàm, Nghịch lý của khoa học và giáo dục trong xã hội đƣơng đại Việt Nam, NXB Thế giới, 2009]

trình Nguyễn Văn Huyên và đại học 3 năm theo xu hƣớng của thế giới hiện nay, trong đó phân ban hƣớng nghiệp từ bậc học phổ thông trung học (cấp 3), thay thế kiểu phân ban theo khoa học hình thành từ đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt, chúng ta tham khảo chƣơng trình trƣờng Bổ túc Văn hóa Công Nông Trung ƣơng. Vào năm 1955, trƣờng Bổ túc Văn hóa Công Nông Trung ƣơng mở một khóa tuyển sinh đặc biệt, dạy cấp tốc để cung cấp học sinh có trình độ cấp III vào học trong các trƣờng đại học mà nhà nƣớc cách mạng mới mở thời đó. Chƣơng trình của Khóa I và Khóa II chỉ kéo dài 40 tuần lễ, trong đó có 10 tuần ôn tập toàn bộ chƣơng trình cấp II, sau một cuộc thi kết thúc cấp II, những ngƣời đạt điểm trên trung bình đƣợc tiếp tục học chƣơng trình cấp III chuyên ban, gồm ban A (học chuyên Toán-Lý- Hóa) và ban B (học Toán- Hóa -Sinh), 10 tuần một lớp. Vấn đề là, những ngƣời học không hề thấy thiếu một nội dung nào trong chƣơng trình cấp III hiện nay. Và có một hiện tƣợng rất đáng nói, là số học sinh trƣờng Bổ túc Văn hóa Công Nông Trung ƣơng thời đó, có nhiều ngƣời sau đã trở thành những nhà hoạt động xã hội, những nghệ sỹ và những nhà khoa học thực sự có công trình và cống hiến.

Qua phân tích và Ví dụ minh họa trên, tôi đề xuất Kịch bản 3 là kịch bản cần và có thể lựa chọn, vì nó phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Mặt khác, xét hoàn cảnh của đa phần ngƣời học và điều kiện kinh tế của đất nƣớc, kéo dài đến 12 năm học phổ thông là không phù hợp, lãng phí. Phần lớn các em học hết 12 năm rồi thì vẫn quay về lao động chân tay bình thƣờng. Để đƣợc đào tạo nghề, các em lại phải đi học nghề. Trong khi đó, nếu xác định học nghề từ đầu thì chỉ cần học hết lớp 9, không cần đến hết 12. Tất nhiên, đã học thì cái gì cũng bổ, nhƣ học toán, nhƣng học đến lớp 9 là đã đủ rèn tƣ duy, không cần đến các kiến thức toán nâng cao. Với một gia đình bình thƣờng, bớt một năm nuôi con đi học là bớt đƣợc món tiền cực lớn, đó là chỉ tính đóng góp bình thƣờng chứ chƣa kể "tiêu cực phí".

75

ngắn, để giảm bớt tiêu phí thời thanh xuân cho chế độ khoa cử"48

.

Tuy nhiên, việc rút ngắn niên hạn đào tạo cũng cần phải tính toán cho hợp lý, đảm bảo đủ thời gian vật chất cần thiết để ngƣời học có thể tiếp thu đƣợc những kiến thức chuyên môn ở mức độ tối thiểu, hình thành nhân cách, phƣơng pháp tƣ duy và kỹ năng sống. Trên cơ sở phân tích nhƣ trên, tôi xin đề xuất mô hình rút ngắn niên hạn đào tạo: Trung học 9 năm, trong đó phân ban hƣớng nghiệp (theo định hƣớng nghề nghiệp) 2 năm từ lớp 8 và lớp 9 thay thế hệ thống phân ban chuyên khoa (theo khoa học A,B,C,D). Đại học 3 năm, Thạc sỹ 2 năm (thậm chí có thể rút ngắn còn 1 năm), Tiến sỹ 3 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)