9. Kết cấu của luận văn
2.2. Chƣơng trình giáo dục của một số nƣớc trên thế giới
2.2.4. Kết quả phỏng vấn du học sinh về sự khác biệt giữa chương trình giáo
giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam
Để nhìn nhận rõ hơn về sự khác biệt giữa chƣơng trình đào tạo và niên hạn đào tạo trong nền giáo dục tại các nƣớc trên thế giới (tiêu biểu là tại Hoa Kỳ và Nhật Bản) với Việt Nam, tác giả đề tài tiến hành phỏng vấn 100 du học sinh đã từng du học tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nƣớc trên thế giới, và hiện đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Tác giả thu thập nguồn tìm kiếm đối tƣợng nghiên cứu thông qua các diễn đàn du học sinh Việt Nam ở nƣớc nhà, các cựu du học sinh đã từng du học tại các nƣớc trên thế giới, khai thác mạnh các đối tƣợng nghiên cứu đã từng du học tại các nƣớc châu Âu và châu Á, ví dụ nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, …
53
hành phỏng vấn, với các câu hỏi khai thác các nội dung liên quan đến sự khác biệt giữa chƣơng trình đào tạo và niên hạn đào tạo trong nền giáo dục tại các nƣớc mà du học sinh đã từng học và tại Việt Nam.
Sau khi đã thu thập danh sách 100 đối tƣợng nghiên cứu, tác giả tiến hành liên hệ thông qua điện thoại, email và liên hệ trực tiếp để phỏng vấn thông qua các phƣơng tiện điện thoại, email. Kết quả sau khi thu thập đƣợc tác giả thống kê và xử lý để đƣợc kết quả cuối cùng nhƣ trong bảng 2.2 dƣới đây thể hiện.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát đối tượng nghiên cứu du học sinh về sự khác biệt trong chương trình đào tạo và niên hạn đào tạo của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam
Đơn vị tính: %
Nội dung khảo sát Rất giống nhau Giống nhau Bình thƣờng Khác nhau Rất khác nhau
1. Sự khác biệt giữa chƣơng trình đào tạo của nền giáo dục tại quốc gia anh/chị theo học so với Việt Nam?.
0 0 32 3
8
3 0
2. Sự khác biệt giữa niên hạn đào tạo của nền giáo dục tại quốc gia anh/chị theo học so với Việt Nam?. 0 1 6 40 4 4 0
Nguồn: 100 phiếu điều tra, khảo sát
Sau khi đã tổng hợp dữ liệu, có thể thấy:
- Đánh giá về sự khác biệt giữa chƣơng trình đào tạo của nền giáo dục tại quốc gia anh/chị theo học so với Việt Nam, kết quả cho thấy: Có 32% ĐTNC đánh giá ở mức độ bình thƣờng, 38% đánh giá ở mức độ khác nhau, 30% còn lại đánh giá ở mức rất khác nhau, không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ giống nhau hoặc rất giống nhau.
Kết quả này cho thấy, về cơ bản, các du học sinh đều cho thấy rằng giữa chƣơng trình đào tạo của nền giáo dục các nƣớc tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam có sự khác biệt rất lớn.
- Đánh giá về sự khác biệt giữa niên hạn đào tạo của nền giáo dục tại quốc gia anh/chị theo học so với Việt Nam, kết quả cho thấy: Có 50% ĐTNC đánh giá ở mức độ bình thƣờng, 44% đánh giá ở mức độ khác nhau, 16% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ giống nhau, không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất giống nhau, hoặc rất khác nhau.
Kết quả này cho thấy, về cơ bản, các du học sinh đều cho thấy rằng giữa niên hạn đào tạo của nền giáo dục các nƣớc tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam có sự giống nhau. Tuy nhiên, xét về các nội dung cụ thể thì niên hạn đào tạo giữa hai chủ thể này tồn tại những điểm khác biệt lớn.
Tiến hành phỏng vấn sâu hơn các ĐTNC về sự khác biệt giữa chƣơng trình đào tạo và niên hạn đào tạo, kết quả cho thấy, hầu nhƣ các ĐTNC đều cho thấy rằng:
- Điểm khác biệt lớn nhất trong chƣơng trình đào tạo của Việt Nam so với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nằm ở vấn đề: Chƣơng trình đào tạo của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lý thuyết, không khai thác các nội dung liên quan đến sự sáng tạo của ngƣời học, không tập trung vào các chƣơng trình học khai thác tiềm năng, khả năng của ngƣời học, và không tập trung đào tạo kỹ năng cần thiết cho việc làm sau này của học viên. Còn chƣơng trình đào tạo ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, họ không quan trọng vấn đề lý thuyết, mà chủ yếu tập trung vào các trình học về kỹ năng, về nghiệp vụ, để ngƣời học, sau khi ra trƣờng có thể làm việc trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị mà không phải qua bất cứ một khóa đào tạo cơ bản nào khác nhƣ tại Việt Nam.
- Điểm khác biệt lớn nhất trong niên hạn đào tạo của Việt Nam so với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nằm ở vấn đề: Niên hạn đào tạo ở các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng tập trung vào ba cấp cơ bản là mẫu giáo (mầm non, giáo dục nhà trẻ), tiểu học, trung học, nhƣng ở các nền
55
giáo dục tiên tiến trên thế giới, họ chú trọng đến vấn đề linh hoạt trong rút ngắn niên hạn đào tạo, tạo điều kiện cho ngƣời học có thể học vƣợt, làm phát huy tốt khả năng sáng tạo của họ, không gò bó họ trong khung thời gian học tập quá chặt chẽ.