9. Kết cấu của luận văn
2.2. Chƣơng trình giáo dục của một số nƣớc trên thế giới
2.2.2. Chương trình giáo dục Nhật Bản
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lƣợng cao trong khu vực châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Nhật Bản trở thành một nƣớc có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí "con ngƣời = đạo đức", đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật trong giáo dục cũng nhƣ trong đời sống hằng ngày của ngƣời dân Nhật. Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý "mỗi ngƣời học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức".
Nội dung cụ thể về chƣơng trình đào tạo và niên hạn đào tạo trong giáo dục tại Nhật đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
2.2.2.1. Về chương trình đào tạo
Chƣơng trình giáo dục ở Nhật Bản gồm 3 loại: các môn học, giáo dục đạo đức và các hoạt động chuyên biệt. Các trƣờng dựa trên chuẩn chƣơng trình để xây dựng chƣơng trình cho trƣờng mình.
(1) Giáo dục mầm non
Các chƣơng trình đào tạo ở bậc mầm non tại Nhật chú trọng rèn tinh thần tập thể, khả năng làm việc nhóm cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Khác với Hoa Kỳ, học sinh ở Nhật đƣợc khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên cũng là tạo ra các trò chơi để trẻ có thể làm việc nhóm với nhau để cùng tìm ra đáp án, sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn.
Các chƣơng trình đào tạo ở bậc mầm non, ngay từ điểm xuất phát đã xác định bao gồm hai điểm cốt lõi: Học sinh đƣợc dạy để nhận thức rằng mình là một phần của tập thể và phải biết vị trí của mình trong tập thể đó. Đồng thời, học sinh phải rèn luyện cho mình tính kỷ luật từ nhỏ. Trẻ em đƣợc dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi ngƣời.
Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ, ngay cả trong khung chƣơng trình đào tạo tại Nhật.
(2) Giáo dục tiểu học, trung học
Ở cấp tiểu học, học sinh đƣợc học các môn gồm tiếng Nhật, Toán học, khoa học xã hội, âm nhạc, thủ công, các môn thể dục và kinh tế gia đình (nấu các món ăn đơn giản và kỹ năng may vá trong gia đình). Tiếng Anh và công nghệ thông tin trong nhà trƣờng cũng đƣợc giảng dạy phổ biến trong những năm gần đây.
Học sinh cũng đƣợc học các môn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản nhƣ Shodo (nghệ thuật thƣ pháp: viết bằng cách dùng cọ chấm vào mực dể viết chữ cái kanji (chữ viết đƣợc dùng ở một số nƣớc Đông Á, và mang ý nghĩa riêng), chữ kana (là chữ viết phiên âm bắt nguồn từ chữ kanji theo phong cách nghệ thuật) và haiku (thể loại thơ ngắn có 17 âm tiết, đƣợc gieo vần theo nguyên tắc 5-7-5, dùng lối diễn đạt đơn giản để chuyển tải đến ngƣời đọc những cung bậc tình cảm sâu sắc).
Đối với giáo dục đạo đức (GDĐĐ) của tiểu học và sơ trung, chuẩn chƣơng trình qui định: Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng phải đƣợc thực hiện thông qua toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Do đó, cần phải tiến hành giảng dạy đạo đức một cách thỏa đáng không chỉ trong giờ dạy đạo đức mà cả trong các giờ dạy các môn học khác và các họat động chuyên biệt, tùy theo đặc trƣng của từng môn hay từng hoạt động”. Nội dung GDĐĐ đƣợc thể hiện trong 4 mối quan hệ với tổng cộng 76 chỉ số, đó là: "Tự xem xét/đánh giá bản thân"; "Mối quan hệ với ngƣời khác"; "Mối quan hệ với Tự nhiên và thế lực Siêu phàm"; "Mối quan hệ với nhóm và xã hội".
Ở Nhật Bản, GDĐĐ với tƣ cách là môn học độc lập với tên gọi môn Đạo đức đƣợc thực hiện ở Tiểu học và THCS (sơ trung), còn đối với THPT (Cao trung) gọi là môn Đạo đức - Công dân.
(3) Giáo dục đại học
Nội dung đào tạo của các trƣờng Đại học ở Nhật Bản chi tiết và rõ ràng công khai trƣớc mỗi kỳ tuyển sinh, hƣớng tới tính đa dang chuyên sâu, coi
47
trọng chất lƣợng đầu ra.
Các chƣơng trình đào tạo trong các trƣờng đại học ở Nhật tập trung vào 10 khối chính: (1) Khối khoa học nhân văn, (2) Khối khoa học xã hội, (3) Khối khoa học tự nhiên, (4) Khối kỹ thuật công nghiệp, (5) Khối nông nghiệp, (6) Khối y tế, bảo vệ sức khỏe, (7) Khối gia chánh và đời sống, (8) Khối giáo dục, (9) Khối nghệ thuật, và (10) Khối tổng hợp.
2.2.2.2. Về niên hạn đào tạo
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã đƣợc thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950. Hệ thống giáo dục Nhật lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Niên hạn đào tạo trong giáo dục Nhật Bản bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.
Mẫu giáo: Mẫu giáo là cơ sở giáo dục cho trẻ em từ 3 tuổi cho đến trƣớc khi vào tiểu học. Mẫu giáo có các loại quốc lập, công lập và tƣ lập do nhà nƣớc, các đoàn thể tự trị địa phƣơng và tổ chức pháp nhân thiết lập. Tùy mỗi khu vực mà có tiền trợ cấp cho trẻ đang học mẫu giáo tƣ nhân.
Vườn trẻ: Đây là cơ sở có cả kỹ năng mẫu giáo lẫn kỹ năng nhà trẻ, nhận giáo dục trẻ ở mẫu giáo và nuôi giữ trẻ ở nhà trẻ cho dù phụ huynh có đi làm hay không đi làm. Ngoài ra, toàn bộ các gia đình đang nuôi con nhỏ đều có thể nhận đƣợc hỗ trợ ví dụ nhƣ tƣ vấn về việc nuôi con.
Vƣờn trẻ có 4 loại hình: Loại liên kết nhà trẻ với trƣờng mẫu giáo, mẫu giáo, nhà trẻ và cơ sở không đƣợc công nhận, mỗi nơi có thiết bị và phƣơng pháp quản lý khác nhau, cho nên cần xác nhận lại nội dung cho rõ ràng.
Trường cấp 1, cấp 2: Trƣờng tiểu học ở Nhật có niên hạn đào tạo 6 năm và phổ thông cơ sở 3 năm là giáo dục nghĩa vụ.
Phổ thông trung học: Khoảng trên 90% ngƣời Nhật học lên cấp 3. Trƣờng cấp 3 có 3 loại: Trƣờng quốc lập do nhà nƣớc quản lý, trƣờng công lập do địa phƣơng quản lý và trƣờng tƣ do các tổ chức pháp nhân quản lý. Trƣờng công lập thì có giới hạn tùy theo khu vực bạn sinh sống.
2.2.2.3. Đánh giá chung
Đánh giá chung về thực trạng chƣơng trình đào tạo và niên hạn đào tạo trong giáo dục tại Nhật, có thể thấy:
Thứ nhất, mục tiêu xuyên suốt trong các chƣơng trình đào tạo của giáo dục Nhật Bản tập trung vào nguyên lý "mỗi ngƣời học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức", chú trọng thực hiện tiêu chí "con ngƣời = đạo đức", đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật, để từ các chƣơng trình đào tạo mà tạo nên những con ngƣời vừa có đủ đức, đủ tài và có tính kỷ luật cao trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc.
Thứ hai, chƣơng trình đào tạo trong giáo dục Nhật Bản hƣớng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trƣờng hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức.
Thứ ba, giáo dục Nhật Bản không đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra, đợt thi lớp 6 và lớp 9 chỉ để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.
Thứ tư, chƣơng trình đào tạo trong giáo dục Nhật Bản tập trung khai thác yếu tố đạo đức và kỷ luật của học sinh. Ngoài các chƣơng trình kiến thức tổng quát, các chƣơng trình đào tạo ở cấp tiểu học, trung học của Nhật tập trung nhiều vào các bài học về đạo đức, các bài làm nhóm và các bài học về tính kỷ luật đƣợc ứng dụng vào thực tiễn hằng ngày.
Thứ năm, chƣơng trình đào tạo trong giáo dục Nhật Bản tập trung khai thác các giá trị truyền thống của Nhật, để ngƣời học nắm đƣợc các giá trị này từ rất nhỏ và điều này giúp các giá trị truyền thống của Nhật không bị mai một. Giáo dục Nhật Bản có mục đích giữ gìn các giá trị truyền thống và vì vậy, giáo dục đạo đức đƣợc xem xét nhƣ là phần trọng tâm, không thể thiếu trong các chƣơng trình giáo dục.
Thứ sáu, chƣơng trình đào tạo trong giáo dục Nhật Bản chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa. Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đƣợc tham gia nhiều vào các hoạt động thể thao, các hoạt động cộng đồng để nâng cao tinh thần
49
tập thể và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Cuối cùng, về niên hạn đào tạo, giáo dục Nhật Bản bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.