Đánh giá chung về diễn biến chương trình giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 41 - 43)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát các chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay

2.1.4. Đánh giá chung về diễn biến chương trình giáo dục Việt Nam

Có thể thấy, diễn biến chƣơng trình giáo dục, niên hạn đào tạo của giáo dục Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính: 1945 - 1954 là giai đoạn giáo dục Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến, giai đoạn 1954 - 1975 là giai đoạn giáo dục Việt Nam tuân theo ba triết lý giáo dục "Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng", và giai đoạn 1976 cho đến nay là nền giáo dục chính thể CHXHCN Việt Nam. Trong đó, giai đoạn từ năm 1976 cho đến nay chứng kiến nhiều sự thay đổi trong chƣơng trình giáo dục và niên hạn đào tạo của nền giáo dục Việt Nam.

Về niên hạn đào tạo, cho đến nay, niên hạn đào tạo của giáo dục Việt Nam tƣơng ứng với các cấp sau: (1) Cấp tiểu học với niên hạn đào tạo 05 năm từ lớp 1 đến lớp 5, (2) Cấp trung học với niên hạn đào tạo 04 năm từ lớp 6 đến lớp 9, (3) Cấp phổ thông với niên hạn đào tạo 03 năm từ lớp 10 đến lớp 12. Nhƣ vậy, hệ thống đào tạo cơ bản hiện nay của nƣớc ta bao gồm 12 năm.

Cấp cao đẳng niên hạn đào tạo khoảng 2-3 năm, đại học từ 4-6 năm tùy theo ngành học. Cấp trung cấp từ 1-2 năm, và nhiều khóa đào tạo ngắn hạn khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.

Về chương trình đào tạo, hiện nay, chƣơng trình đào tạo của Việt Nam chú trọng vào các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Hệ thống các môn học bắt buộc ở cấp 1,2 và 3 tập trung vào hai mảng này và là những môn học đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó còn có các môn học phụ trợ về mỹ thuật (vẽ), và nghệ thuật (nhạc),… Ở cấp cao đẳng, đại học, chƣơng trình đào tạo tập trung vào các môn học kiến thức tổng quát chung nhƣ Triết học Mác - Lê nin, Lịch sử Đảng,… các môn học về thể chất, quốc phòng,… và tùy theo từng ngành nghề đào tạo mà có các môn học chuyên ngành cụ thể tƣơng ứng.

Đánh giá chung về diễn biến chƣơng trình giáo dục, niên hạn đào tạo của giáo dục Việt Nam, có thể đƣa ra các đánh giá nhƣ sau:

2.1.4.1. Ưu điểm

(1) Về cơ bản, chƣơng trình đào tạo đã đƣợc cải cách qua nhiều lần và hiện tại đang áp dụng chƣơng trình đào tạo thống nhất, cung cấp cho ngƣời

học đầy đủ các kiến thức cần thiết từ cơ bản đến nâng cao.

(2) Niên hạn đào tạo đƣợc phân định rõ ràng từ cấp 1 đến cấp 3 và các cấp cao đẳng, đại học, thống nhất trên toàn quốc, không phân chia giữa các vùng, các địa phƣơng khác nhau, nên dễ quản lý và chất lƣợng đào tạo cũng đƣợc cải thiện so với các giai đoạn trƣớc.

(3) Chƣơng trình đào tạo cũng đã chú trọng đến các nội dung mới mẻ, tiên tiến để đƣa vào cải cách trong nội dung đào tạo theo từng giai đoạn khác nhau.

2.1.4.2. Nhược điểm

(1) Chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

(2) Chƣơng trình giáo dục tuy đã đƣợc cập nhật những nội dung mới, song chƣa mang tính chất cách mạng của một chƣơng trình giáo dục của thời tƣơng lai. Chƣa thực sự trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chƣơng và nghệ thuật; các lớp học, khóa học hay môn học về phƣơng pháp nghiên cứu hay các môn học phát huy trí sáng tạo, nâng cao kỹ năng cho ngƣời học hầu nhƣ rất hạn chế.

Hầu nhƣ các môn học đều mang tính bắt buộc theo quy chế đào tạo của nhà trƣờng, quyền lựa chọn môn học của học sinh, sinh viên không đƣợc phát huy. Học sinh, sinh viên ở Việt Nam phải học tất cả mọi thứ mà nhà trƣờng đã quyết định sẵn, không có quyền lựa chọn các môn học mình yêu thích. Đây là thực trạng chung ở 12 năm niên hạn đào tạo cơ bản và ngay cả những năm đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo nghề sau đó. Đặc biệt, trong đào tạo đại học, cao đẳng,…

Chƣơng trình về chủ nghĩa Marx - Lenin, chính trị chủ nghĩa xã hội, lịch sử Đảng quá nặng, chiếm tỷ trọng khá cao trong thời gian học của ngƣời học, dẫn đến hạn chế trong hiệu quả đào tạo các môn học khác.Từ cấp 1 đến cấp đại học, cao đẳng, thậm chí là sau đại học, tập trung chủ yếu vào các kiến thức lý thuyết, còn các kiến thức thực hành và các kỹ năng thực tiễn thì chƣa

41

đƣợc chú trọng; phƣơng pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trƣờng lao động; chƣa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc.

(3) Hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phƣơng thức giáo dục, chƣa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế, đồng thời, chƣa gắn đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trƣờng lao động.

(4) Niên hạn đào tạo mặc dù đã đƣợc thống nhất trên toàn quốc, nhƣng xét về yêu cầu thực tiễn và nhìn nhận xu hƣớng giáo dục trên toàn khu vực, thế giới thì hiện nay, niên hạn đào tạo nhìn chung còn dài và chƣa thực hiện linh động việc học vƣợt cấp, kéo dài hoặc thu hẹp lại niên hạn đào tạo cho từng đối tƣợng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới định hướng cải cách chương trình giáo dục ở Việt Nam Luận văn ThS. Quản trị- Quản lý 60 34 04 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)