Chân dung văn học là thể văn học bộc lộ rõ nét chủ quan của ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 26 - 28)

6. Bố cục luận văn

1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học

1.3.2. Chân dung văn học là thể văn học bộc lộ rõ nét chủ quan của ngườ

người viết

Chân dung văn học trong nhiều năm trở lại đây nổi bật lên tính chất “chân dung kép”. Tính chất này ngày càng rõ rệt. Trong một tác phẩm chân dung có hai chân dung như chúng tôi đã nói đến ở trên. Chân dung của nhà văn được đưa vào tác phẩm và chân dung của tác giả. Chân dung của tác giả được biểu hiện qua ngôn từ, giọng điệu, chi tiết… nơi ý thức cá tính của chủ thể sáng tạo được thể hiện rất mạnh.

Trước kia, ý thức chủ thể sáng tạo này có nhưng còn mờ do tinh thần dân chủ trong cái nhìn đời sống và cái nhìn nghệ thuật còn chịu nhiều chi phối của hoàn cảnh xã hội. Tác giả cố tình làm mình mờ đi, giấu đi, không dám biểu lộ. Trước năm 1975, chúng ta chỉ biết đến Vũ Bằng như người khởi phát cho việc bộc lộ chân dung tác giả trong thể tài chân dung văn học. “Chưa bao giờ bạn đọc Việt Nam lại chứng kiến một lối viết khoáng hoạt, tung tẩy, với một thứ ngôn ngữ tươi mới, biến hóa, đầy cá tính và thấm đẫm chất đời như vậy.” Vũ Bằng chính là một trong những người đi tiên phong trong thể loại chân dung văn học với những trang viết độc đáo về những nhà báo, nhà văn VN đầu thế kỷ như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phùng Tất Đắc, Ngô

Tất Tố, Vũ Đình Long, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Thâm Tâm, Thanh Châu, Nguyễn Tuân, v.v...

Sau 1986 đến nay, bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, do cái nhìn đời sống và nghệ thuật khác trước, con người cá nhân và ý thức dân chủ được đề cao, nên tác giả và chân dung văn học có dịp đồng hiện trong một “khoảng cách đời tư” gần gũi, suồng sã. Người viết chưa bao giờ lại được bày tỏ nét chủ quan của mình trong nhận định, đánh giá tác phẩm của nhà văn hoặc trong việc đưa, trích dẫn những mảng đời sống thực của nhà văn vào trong bút ký chân dung. Những câu chuyện vụn vặt, tầm phào cho đến những câu chuyện tế nhị đều được đưa vào bút ký tuy nhiên có sự chọn lọc và có dụng ý riêng của người viết.

Việc thể hiện con người cá nhân hay nét chủ quan trong bút ký chân dung văn học vừa có lợi là thông qua một tác phẩm người đọc có thể vừa được nhìn ngắn chân dung nhà văn vừa biết đến tác giả, mối quan hệ gần gũi giữa tác giả và người được viết. Quan trọng hơn hết, người đọc còn được tiếp nhận thông tin những tài liệu khoa học quan trọng chưa được công bố; những đánh giá mang đầy tính phát hiện của nhà nghiên cứu - tác giả.

Tuy nhiên, nó cũng có những mặt không tốt. Ví như làm cho hình tượng nhà văn trong tác phẩm trở nên xô bồ, bỗ bã, lếch thếch nếu người viết “quá chủ quan” đưa vào những mảng đời sống tế nhị và cho rằng đó mới là chân thực. Hoặc người viết chủ quan “hư cấu” một cách thái quá làm mất đi, bóp méo giá trị chân thực khiến người đọc có cái nhìn lệch lạc về nhà văn. Hoặc nữa là, với giọng điệu và phong cách không phù hợp, người viết (vốn rất đa dạng không chỉ bao gồm các nhà phê bình có tiêng) dễ mang đến cho người đọc một cuốn sách, bài viết xấu. Bên cạnh đó chưa kể việc đưa nội dung không chân thực, nhận định một cách phiến diện gây ra những tranh cãi trái chiều giữa nhà văn và bạn đọc, giữa các nhà văn với nhau hoặc giữa nhà văn và chính tác giả...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)