Tư thế của người kể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 71 - 73)

6. Bố cục luận văn

3.2. Nghệ thuật kể chuyện

3.2.3. Tư thế của người kể

Tư thế của người kể hay tâm thế của người kể là vị trí (ngôi) của người kể trong tác phẩm văn học. Trong bút ký Hà Minh Đức, ngôi kể ở ngôi thứ nhất. Việc sử dụng ngôi thứ nhất cho phép đảm bảo tính chân thực của bút ký. Người kể ở đây là người có cơ hội được chứng kiến, ghi chép tỉ mỉ về cuộc đời của chân dung văn học. Điều đó tạo độ tin cậy cho người đọc. Đồng thời, nhờ được kể ở ngôi thứ nhất, tác giả có thể bày tỏ được những quan điểm, tình cảm của mình đối với nhân vật dễ dàng. Đó là sự xót xa với những trường hợp như thầy Trương Tửu, giáo sư Bùi Văn Nguyên, Trần Đức Thảo... Là niềm tự hào, lòng thành kính đối với hình tượng Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo như Lê Duẩn, Nguyễn Khánh Toàn và những người thầy tài năng, tâm huyết như giáo sư Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Nhị... Là sự quý mến, gần gũi với những người anh, người bạn lớn như Tô Hoài, Bùi Văn Nguyên, Phan Cự Đệ, Xuân Diệu, Huy Cận... Là sự nuối tiếc với Cao Xuân Hạo... Với mỗi người tài, tùy vào từng hoàn cảnh mà tác giả có những sự bày tỏ tình cảm khác nhau song tất cả đều rất chân thành.

Với tư thế ngôi thứ nhất độc lập, tác giả cũng có dịp bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình về con người và thời cuộc từ đó đưa ra những nhận xét, bình luận sắc sảo. Nói về cuộc đời thầy Nguyễn Lương Ngọc, tác giả so sánh: “Cuộc đời thầy như một dòng sông đã qua chặng thác ghềnh và bây giờ là khúc sông vắng lặng không dò được độ sâu” [9, tr.14]. Về giáo sư Bùi Văn Nguyên, tác giả ngậm ngùi: “Làm đau khổ một con người không cần đến một tổ chức mà có thể chỉ là một cơ may và không may, một tấm lòng thiện chí hay thiếu thiện chí của một vài người nào đó”[9, tr.37], có phần xót xa: “miếng da lừa của tạo hóa đang co lại dần mặc dù ông không ước ao được điều gì và cũng không được điều gì ngoài nỗi buồn nhân thế”[9, tr.38]. Có thể nói, trong tất cả các bút ký của mình, Hà Minh Đức luôn để lại dấu ấn riêng trong những bình luận, nhận xét như thế. Đó chính là sự chiêm nghiệm, là trái ngọt và cũng là trái đắng, trái cay mà nhà văn đã hái trên con đường nghiên cứu, giảng dạy văn chương, gắn bó với văn chương và giới văn nghệ sĩ suốt 50 năm.

Chìm trong ngôi thứ nhất, nhiều lúc người kể chuyện lại ẩn đi và truyện được kể theo ngôi thứ ba như trong bút ký Huy Cận - Ngọn lửa thiêng vẫn cháy sáng: “suốt đêm nhiều lúc ông không dám ngủ vì sợ ngủ say lăn vào

giữa giường đè lên Bác. Ông nằm rón rén phía ngoài bìa giường và có lần Bác bảo: “Chú nằm lui vào phía trong không thì ngã mất”. Huy Cận nghĩ: “Những kỷ niệm đó một đời không thể quên được”.[11, tr.102]. Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba giúp bút ký trở nên khách quan hơn, hấp dẫn hơn và tạo độ chân thực cao. Khi chuyển đổi luân phiên giữa hai ngôi kể bớt đi cảm giác nhàm chán và khơi gợi những mạch liên tưởng khác nhau đối với người đọc. Song, mặc dù nhà văn đã nhường cho một người kể khác nhưng không có nghĩa là ông vắng mặt. Sự xuất hiện của ông được báo hiệu bằng những bình luận hoặc nhận định ngay sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)