Chân dung văn học mang tính phê bình văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 28 - 31)

6. Bố cục luận văn

1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học

1.3.3. Chân dung văn học mang tính phê bình văn học

Các tác phẩm chân dung văn học của các nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng trên thế giới như M.Gorki, Boris Polevoi, Xtefan Zweig… hay của các tác giả Việt Nam như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên… đều thấy có những nhận định, đánh giá về tài năng, phong cách, đóng góp cũng như hạn chế của các văn nghệ sĩ trong nền văn học dân tộc. Nói cách khác, chúng đều có tính phê bình văn học.

Không phải tác phẩm chân dung văn học nào cũng có tính phê bình. Tác phẩm chân dung văn học của mỗi tác giả lại có những nét khác nhau. Có người đứng trên lập trường nghiên cứu để viết. Có người đứng trên lập trường phê bình. Có người viết với tính chất báo chí. Có người viết với tính chất tản văn pha hồi ký... Tất cả đều góp phần làm nên sự đa dạng trong đời sống văn học. Đối với thể chân dung văn học, khi tính phê bình, nghiên cứu thành công thường có được vẻ đẹp trí tuệ mà tác giả nào khi cầm bút viết thể này cũng ao ước.

Thể chân dung văn học cũng không phải là thể loại thuộc phê bình văn học hay thể loại nghiên cứu như đã từng dẫn giải trong phần Nguồn gốc mà

nó là một thể tài đặc trưng và riêng biệt. Phê bình văn học không có tính tự sự, không có đời thường. Phê bình văn học là một thể loại thuộc nghiên cứu khoa học. Trước đây thể chân dung văn học chưa đưa nhiều phương diện đời thường vào tác phẩm. Song ngày nay, đã có sự thay đổi theo hướng nhấn đậm phương diện con người thường ngày của người nghệ sĩ. Các cây bút viết chân dung giai đoạn này tỏ ra đặc biệt quan tâm và thích thú quan sát, lẩy ra những chi tiết thuộc phương diện thường ngày, con người thế tục thường ngày để miêu tả. Như vậy, thể tài chân dung văn học không thể bị bao hàm bởi thể loại phê bình văn học. Nó chỉ có tính phê bình như một phần giao giữa hai nội hàm khái niệm. Tuy nhiên, người viết giỏi là người trong khi khai thác các

yếu tố thường nhật của người nghệ sĩ, phải tìm ra mối liên hệ có khi trực tiếp, có khi sâu xa giữa chúng với những cái viết mà người nghệ sĩ đã sáng tạo. Nói cách khác, người viết phải biết kết hợp giữa tính phê bình và tính tự sự, tản văn.

Thực sự, đã có những lúc, thể loại chân dung văn học được người đọc mong đợi nhiều hơn thể loại phê bình văn học. Một trong những lí do khiến nó phổ biến đã được trình bày ở trên còn có lý do khác: nó là thể loại bút ký có tính thời sự cao, tạo nên được diện mạo sinh động của đời sống văn học.

Về mặt thể loại, chân dung văn học phải miêu tả được diện mạo của một nhà thơ, nhà văn cụ thể thông qua tác phẩm và đời tư của nhà văn. Như thế, viết chân dung văn học không chỉ là đơn thuần kể chuyện đời thường của nhà văn mà phải có sự am hiểu về tác phẩm của người ấy. Có nghĩa là chân dung văn học ẩn chứa trong nó phê bình văn học mà người viết phải là một nhà phê bình văn học. Nói cách khác, trong Chân dung văn học có Phê bình văn học ở dạng tính chất.

TIỂU KẾT

Thể tài chân dung văn học là thể tài dùng ngôn ngữ văn học, chất liệu của văn học để xây dựng hình ảnh về một nhà văn với những nét khái quát về sự nghiệp, tài năng, danh phận và ngoại hình, tính cách, phẩm chất... một cách chân thực.

Chân dung văn học là một thể tài xuất hiện đầu thế kỷ XX vừa được xây dựng trên nền tảng của văn học dân tộc vừa chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây, thể tài chân dung văn học đặc biệt phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu mới, trở thành một trong những thể tài quan trọng làm nên diện mạo nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chân dung văn học có những đặc trưng riêng biệt, không hòa lẫn với các thể tài khác. Trước hết, đó là nó là thể loại bút ký viết chuyên về các nhà văn với hai khía cạnh sự nghiệp văn thơ và đời tư. Thứ hai, trong thể tài bút

ký, xuất hiện song song hai chân dung nhà văn được viết và tác giả - người viết một cách mờ nhạt hay rõ rệt. Điều này mang lại cho thể tài này tính chủ quan, khác với các thể loại nghiên cứu, phê bình khác. Thứ ba, thể tài chân

dung văn học có mối quan hệ mật thiết với thể loại phê bình văn học. Không bao trùm mà giao thoa. Vì vậy thể tài chân dung văn học còn mang đậm tính phê bình bên cạnh tính tự sự, tính báo chí, tính tản văn...

Chương 2. ĐẶC SẮC TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH QUA CHÂN DUNG CÁC KIỂU NHÂN VẬT CỦA HÀ MINH ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)