Bút kí gắn liền với nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 81 - 87)

6. Bố cục luận văn

3.5. Đặc điểm thể tài bút ký chân dung của Hà Minh Đức

3.5.2. Bút kí gắn liền với nghiên cứu

Bút ký Tài năng và danh phận và một số bài ký trong Người của một thời là những bài viết về các danh nhân có đóng góp ở lĩnh vực chính trị, văn

học, giáo dục. Bởi các bài viết được viết dưới dạng tiểu luận nên “Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu” của người viết và là “tư liệu tham khảo bổ ích cho giới văn nghệ, giáo dục mà rộng hơn là đáp ứng việc tìm hiểu con người được biểu hiện qua những nhân vật tài năng nhưng không xa cách, chan hòa với cuộc sống đời thường qua những lần tiếp xúc, ghi chép, tích lũy tư liệu sống và thể hiện sinh động của Giáo sư Hà Minh Đức”

Viết về những danh nhân qua khung kính văn nghệ, văn học, Hà Mình Đức thể hiện mình là người am hiểu và có cái nhìn sắc sảo. Nhận xét, bình luận của ông ngắn gọn, súc tích và chính xác. Điều đó có được một phần nhờ vào sự gắn bó của ông đối với những danh nhân ông viết, phần lớn còn lại là kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm trời. Viết về Vũ Trọng Phụng, Hà Minh Đức nói: “Có thể nói Vũ Trọng Phụng hiểu cái đáy của xã hội không phải từ trên xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết” và “Kết hợp giữa những tri thức, những hiểu biết với vốn sống thực tế, ngòi bút Vũ Trọng Phụng có những phẩm chất hài hòa và sắc bén không dễ người viết có thể tạo nên”.

Trong bài viết, Hà Minh Đức không ngại đưa ra những tranh luận của những nhà nghiên cứu về một hiện tượng văn học nào đó đồng thời cũng không ngại đưa ra những nhận định của riêng mình. Như trong trường hợp nói về cái “dâm” trong văn của Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài... Hà Minh Đức luôn biết tìm ra những giá trị bền vững đằng sau bề nổi của tảng băng chìm. Đó là những nhận định đúng đắn và đã được thời gian trả lời.

Đọc bút ký, người đọc nhận ra rằng: Những quan điểm, đánh giá, nhận định trong bài viết của ông được bảo tồn qua nhiều công trình nghiên cứu trước. Đó là phong cách và phẩm chất của tác giả - người nghiên cứu công

tâm, có trách nhiệm với lời viết của mình. Qua trang viết, người đọc một lần nữa lại được biết đến một Xuân Diệu có thơ “mang vẻ đẹp của lí tưởng và lãng mạn và ít chất đời đắm say của tình yêu đôi lứa” [11, tr.124].... và ông là “nhà thơ yêu cuộc sống, yêu sự sống... được biểu hiện đằm thắm nhất, da diết nhất là trong sức sống của thiên nhiên tạo vật và trong tình yêu lứa đôi”. Với Tế Hanh, ông viết: “Quê hương in đậm dấu ấn trong thơ Tế Hanh, nguồn thơ, hồn thơ của Tế Hanh được nuôi dưỡng từ mảnh đất thân thiết và thiêng liêng đó...Trong thơ Tế Hanh, tác giả luôn mơ ước đến cái đẹp, trong đời và đặc biệt trong thiên nhiên”[11, tr.141-143].

Độc giả cũng lĩnh hội được nhiều điều mà trong các công trình nghiên cứu trước đó của tác giả hoặc của người khác chưa nhắc đến đặc biệt với giới học sinh và sinh viên. Như trường hợp của Xuân Diệu. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu được tác giả cho rằng đo là tình yêu lý tưởng và lãng mạn, không bắt nguồn từ trải nghiệm thực tế. Thơ Xuân Diệu không có tình yêu xác thịt. Đặc biệt, Hà Minh Đức còn thẳng thắn nhận định: sau khi thống nhất đất nước, ông viết vẫn khỏe nhưng thơ có phần già đi, có phần trẻ lại... gây ấn tượng bằng lượng nhiều hơn là chất... ngòi bút quen đi sự dễ dãi làm cho thơ “bề bộn và thiếu chắt lọc”[11, tr.129]. Không dễ gì tìm được những nhận định này trong các bài viết về thơ Xuân Diệu.

Đồng thời, trang viết cũng giới thiệu được nhiều cuốn sách liên quan đến danh nhân của bài viết giúp độc giả mở thêm trường tư liệu, tiện cho việc nghiên cứu của mình. Những đề tài nghiên cứu mới của sinh viên ngữ văn cũng có thể được gợi mở từ những bình luận, nhận định của tác giả.

TIỂU KẾT

Nghệ thuật bút ký chân dung của Hà Minh Đức có thể được gói gọn trong ba đặc điểm chính như sau:

1. Nghệ thuật miêu tả chân dung danh nhân trong bút ký Hà Minh Đức là nghệ thuật miêu tả mang tính chất phác họa, chọn lọc. Chân dung danh nhân được miêu tả với ngôn từ đẹp, súc tích, ngắn gọn, chuẩn xác với một tinh thần trân trọng. Với những nét phác, Hà Minh Đức đã dựng lại được chân dung danh nhân ở những nét cơ bản về ngoại hình, ngôn ngữ và tính cách và đó là những nét rất riêng, khó trộn lẫn, để lại ấn tượng lâu bền đối với bạn đọc.

2. Người đọc bút ký Hà Minh Đức cũng dễ dàng nhận ra rằng giọng điệu bao trùm toàn bộ bút ký là giọng điệu ngợi ca, trân trọng kết hợp với giọng trầm tư, chậm rãi và chân thật. Bên cạnh đó, bút ký cũng có đôi chỗ hài hước, dí dỏm. Sự hài hước, dí dỏm được tạo nên bởi cách lồng ghép những mẩu chuyện vui của cuộc đời các danh nhân hoặc những câu nói hài hước của chính họ. Giọng điệu bút ký hoàn toàn phù hợp với tinh thần đề cao, trân trọng, tri ân những đóng góp của các danh nhân đối với xã hội; tinh thần truyền tải cái "đời thường" của các danh nhân vào trong bút ký; tinh thần mang đến cho bút ký một phong cách riêng gần với công trình nghiên cứu. Tất cả tạo nên cái tài của người viết bút ký. Song đôi chỗ, giọng điệu chậm rãi, trầm tư của bút ký khiến người đọc trẻ tuổi chưa được thu hút.

3. Bố cục bút ký là kiểu bố cục của tiểu luận với ba phần mở đầu - phát triển - kết luận hết sức rõ ràng. Các luận điểm, luận cứ, luận chứng được trình bày một cách logic, liên tiếp không gián đoạn qua mạch kể mạch lạc. Điều đó làm cho bút ký có tính chất nghiên cứu rõ rệt, thích hợp với người đọc có xu hướng tìm hiểu nghiên cứu về văn chương.

KẾT LUẬN

Với tinh thần biết ơn, tri ân những danh nhân chính trị, văn hóa, văn học tên tuổi, giáo sư Hà Minh Đức dù đã ở tuổi xưa nay hiếm vẫn dùng ngòi bút của mình khắc họa chân dung về họ, ngợi ca tài năng và những đóng góp của họ đối với đất nước qua lăng kính văn học.

Trong bút ký Tài năng và danh phận, ông đặc biệt dành trang đầu tiên để ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh và những trang tiếp theo dành cho những học trò ưu tú của Người: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Viết về những nhà chính trị, ngòi bút Hà Minh Đức thể hiện sự am hiểu sâu sắc. Giáo sư có những đánh giá khái quát, đúng đắn với những luận điểm logic, có giá trị.

Nhà nghiên cứu, giáo sư, nhà thơ Hà Minh Đức cũng bày tỏ sự biết ơn đến những người thầy cao quý - những cây cổ thụ đã ngả bóng xuống cuộc đời nghiên cứu và giảng dạy của ông với giọng điệu ngợi ca, mỹ từ cao đẹp. Đó là giáo sư Đặng Thai Mai, giáo sư Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Nhị... trong đó những trang viết về giáo sư Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị là những trang viết hay, cảm động.

Phần lớn bút ký, giáo sư Hà Minh Đức một lần nữa dành viết về những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng... Qua bút ký, người đọc nhận thấy tính nhất quán trong cách đánh giá sự nghiệp văn học của các chân dung văn học. Đồng thời, với nghệ thuật miêu tả phác thảo nhưng chọn lọc, chân dung đời thường của các nhà văn, nhà thơ hiện lên rõ nét, khó trộn lẫn.

Có thể nói, bút ký đã thành công trong hai phương diện: Một là cung cấp cho người đọc những tri thức khoa học về lịch sử, chính trị, văn hóa và văn học một cách sâu sắc, có giá trị. Hai là mang đến cho người đọc chân dung đời thường giản dị, gần gũi của những nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu và những câu chuyện thú vị chưa tiết lộ.

Bút ký của Hà Minh Đức đặc biệt là bút ký chân dung Tài năng và danh phận là tập bút ký mang tính chất nghiên cứu với bố cục rõ ràng, luận

điểm cụ thể, đúng đắn, sâu sắc và có giá trị được trình bày một cách logic. Các bài bút ký như một tiểu luận nhỏ phê bình và tự sự về những gương mặt nổi tiếng, tiêu biểu.

Tuy còn những hạn chế như: Giọng văn hơi thiên sang thể loại nghiên cứu khiến bút ký hơi khô, nhiều người đọc không tìm được hứng thú khi đọc những bài viết như thế; Các nhân vật chân dung trong bút ký chủ yếu được viết với cảm hứng ngợi ca, những chi tiết đời thường cũng được chắt lọc theo cảm hứng này nên có lẽ hình ảnh chân dung các danh nhân chưa thực sát với thực tế. Song dù như thế nào, người viết cũng nhận thấy: tác phẩm là một cuốn sách có giá trị, đã thành công trong thể hiện vai trò của nó và hơn hết dường như đã thỏa mãn ước vọng của người viết: được nói, được viết, được tri ân với những gương mặt tài năng trong lĩnh vực chính trị, văn hóa và văn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2010), Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn.

2. Võ Thị Hải Chi, Đặc điểm của tùy bút, bút ký trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Sĩ Đại (2012), Chiều miên man gió và những niềm thơ xao động, http://www.nhandan.org.vn

4. Hà Minh Đức (2000), Ba lần đến nước Mĩ (tập bút kí), Nxb Văn học. 5. Hà Minh Đức (2004), Đi một ngày đàng (bút ký), Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2012), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà

Nội.

7. Hà Minh Đức (2000), Loại thể văn học,Nxb Giáo dục.

8. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hoá 9. Hà Minh Đức (2010), Người của một thời, Nxb Phụ nữ.

10. Hà Minh Đức (1962), Tác phẩm văn học. Nxb Giáo dục.

11. Hà Minh Đức (2014), Tài năng và danh phận, Nxb Chính trị Quốc gia -

Sự thật, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (2002), Tản mạn đầu ô (bút ký), Nxb Văn học.

13. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học 14. Hà Minh Đức (1996), Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (bút ký), Nxb Văn học. 15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2009), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

16. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2005), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

17. Vi Thị Thanh Huệ (2012), Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới

góc nhìn thể loại, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn Hà Nội.

18. Tôn Phương Lan, Cảm nhận từ những bông hoa trên đá,

http://vnca.cand.com.vn

19. Nguyễn Quốc Lân (1993), Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1930 đến nay, Luận án Phó Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà

Nội.

20. Vương Trí Nhàn (2006), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Phụ nữ. 21. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút đời người, Nxb Trẻ.

22. Vương Trí Nhàn (2006), Có những nhà văn như thế, Nxb Hội Nhà văn. 23. Vương Trí Nhàn (1986), Một số nhà văn VN hôm nay với Hà Nội (kể

chuyện đời sống văn học), Hà Nội, http://vuongtrihai.wordpress.com/ 24. Vương Trí Nhàn (2003), Ngoài trời lại có trời, Nxb Hội Nhà văn.

25. Vương Trí Nhàn (1993), Những kiếp hoa dại (chân dung và phiếm luận

văn học), Nxb Hội Nhà văn.

26. Trần Đình Sử (chủ biên) (2010), Lí luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể

loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Bùi Việt Thắng (2012), Cháy đến giọt cuối cùng,

http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/lyluan/2012/4/58946.cand

28. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học – Thế giới mở, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Tuân (1985), “Về thể kí”, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.203-219.

30. Trương Hoàng Vinh (2012), Bút ký Nguyễn Tuân nhìn từ góc nhìn tương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật bút kí chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận. (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)