Một số chỉ tiêu phát triển của kinh tếTrung Quốc thời kì 1985-1990

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 49 - 53)

Cán cân xuất nhập khẩu 167 165 TĨ 154 186 180

Dự trữ ngoại tệ (triệu USD)

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%; 3,54%; 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái (Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới).

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Với tỷ giá này, đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp nhưng lại tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng.

Cùng với việc thay đổi chính sách tỷ giá, Trung Quốc cũng cải cách chế độ quản lý ngoại hối bằng cách: thống nhất tỷ giá chính thức với tỷ giá hoán đổi hiện hành, chế độ giữ lại ngoại tệ được bãi bỏ, thị trường ngoại hối liên ngân hàng được thành lập. Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung

Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc.

Xu hướng này luôn được Trung Quốc giữ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001). Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý và tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng cao nằm trong khoảng 8 - 9%/năm. Với sự tăng trưởng nhanh chóng cùng với áp lực do các dòng vốn chảy vào đã tạo nên sức ép buộc Trung Quốc phải tăng giá lên đồng nhân dân tệ. Để kiểm soát đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Trung ương phải mua vào ngoại tệ.

Chính sách của Trung Quốc đã giúp hạn chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, khiến đồng tiền này duy trì ở mức giá thấp trong thời gian dài, khuyến khích xuất khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra thâm hụt cán cân thương mại tại các đối tác lớn có quan hệ với Trung Quốc như: Mỹ, Nhật Bản, EU. Theo các nước G7, tỷ giá quá chặt giữa đồng nhân dân tệ và USD bị xem là nguyên nhân dẫn đến hàng hoá của nước ngoài đắt đỏ hơn Trung Quốc và ngược lại, hàng hoá Trung Quốc lại rẻ một cách không công bằng, gây bất lợi cho xuất khẩu của Mỹ và nhiều quốc gia đối tác khác.

Tuy nhiên, việc giữ vững mức tỷ giá thấp cũng không phải là điều dễ thực hiện. Theo đánh giá, có những thời điểm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải bỏ nhân dân tệ ra để mua tới 600 triệu USD mỗi ngày. Biện pháp can thiệp này không thể duy trì liên tục và kéo dài. Do vậy, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để làm dịu sức ép với đồng nhân dân tệ như:

Năm 2003, cho phép thí điểm 14 tỉnh đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn.

Thực hiện một số biện pháp phối hợp như: giảm bớt mức độ khuyến khích xuất khẩu, xiết chặt hơn các quy định về việc cho các nhà đầu tư bất động sản vay tiền.

Yên/1USD 26

0 245 200 121

Tháng 10/2004, Trung Quốc xác nhận sẽ tiến tới linh hoạt tỷ giá đồng nhân dân tệ, nhưng không đưa ra bất kì một lịch trình cụ thể nào cho cam kết linh hoạt về tỷ giá.

Với những bước đi thận trọng về tỷ giá cũng như những quyết định tốt trong hoạt động quản lý tỷ giá, chỉ 3 năm sau khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng thêm 200 tỷ USD, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 về mậu dịch thế giới (năm 2001) lên vị trí thứ 3 (năm 2004) và hiện nay (2019) đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu. Có thể nói, Trung Quốc đã rất thành công trong quá trình điều hành cơ chế tỷ giá của mình, đưa đồng nhân dân tệ thành đồng tiền ổn định và vững mạnh trong hệ thống tiền tệ quốc tế từ sau khi gia nhập WTO tới nay.

2.5.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá Nhật Bản

Giai đoạn 1974-1980, khi mà Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì đồng JPY liên tục lên giá so với các đồng tiền khác. Thời gian này là thời điểm nền kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh, vì vậy, đồng JPY lên giá giúp cho Nhật Bản duy trì kinh tế một cách hiệu quả. Đồng JPY lên giá làm cho giá hàng nhập khẩu vào Nhật Bản rẻ hơn và giảm bớt tác động từ cú sốc giá dầu năm 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương Nhật Bản trong giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác.

■τ⅛c độ tă ng trường GDP (1970-1976)" Tóc độ tâ ng trướng GDP (1976 -19 62) ■Xuát khẫu (1976-19E2) ■ Nhập khấu (1978-1982)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số quốc gia (1974-1980)

(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12 năm 1992)

Tuy nhiên, việc duy trì chính sách này, tuy làm giảm được sức ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ, và giúp kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên, cán cân thương mại trong 2 năm 1974 và 1975 liên tục âm, điều này có thể lý giải do việc lên giá đồng nội tệ dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, gây khó khăn trong xuất khẩu. Do đó, từ năm 1980 đến 1985, Nhật Bản đã khai thác được mặt tích cực của việc giảm giá đồng JPY.

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w