CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.5 Kinh nghiệm điều hành tỷgiá của một số nước trênthế giới
2.5.2 Kinh nghiệm điều hành tỷgiá ở Nhật Bản
Giai đoạn 1974-1980, khi mà Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì đồng JPY liên tục lên giá so với các đồng tiền khác. Thời gian này là thời điểm nền kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh, vì vậy, đồng JPY lên giá giúp cho Nhật Bản duy trì kinh tế một cách hiệu quả. Đồng JPY lên giá làm cho giá hàng nhập khẩu vào Nhật Bản rẻ hơn và giảm bớt tác động từ cú sốc giá dầu năm 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương Nhật Bản trong giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác.
■τ⅛c độ tă ng trường GDP (1970-1976)" Tóc độ tâ ng trướng GDP (1976 -19 62) ■Xuát khẫu (1976-19E2) ■ Nhập khấu (1978-1982)
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số quốc gia (1974-1980)
(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12 năm 1992)
Tuy nhiên, việc duy trì chính sách này, tuy làm giảm được sức ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ, và giúp kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên, cán cân thương mại trong 2 năm 1974 và 1975 liên tục âm, điều này có thể lý giải do việc lên giá đồng nội tệ dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, gây khó khăn trong xuất khẩu. Do đó, từ năm 1980 đến 1985, Nhật Bản đã khai thác được mặt tích cực của việc giảm giá đồng JPY.
(Triệu USD) 1980 -10.721 3.304 4.693 1981 874 3.171 8.906 198 2 69 3.023 7.703 198 3 20.534 3.761 8.145 198 4 33.611 4.319 10.155 198 5 46.099 3.797 12.217
Nguồn: P.A. Donet 1991
Bảng 2.3: Tình hình cán cân thương mại, ODA và FDI của Nhật Bản trong giai đoạn 1980-1985
Từ bảng trên ta thấy,
về cán cân thương mại tiếp tục thặng dư ngày càng lớn qua các năm.
Về vốn ODA, được duy trì ở mức trung bình khoảng 3.000 tỷ USD trong suốt thời kì.
Về vốn FDI, có sự gia tăng qua các năm. Trung bình mỗi năm FDI Nhật Bản tăng khoảng 1,6 tỷ USD.
Từ kết quả này, ta có thể thấy sự phá giá đồng Yên Nhật đã tạo ra những giá trị tích cực cho cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
Tuy nhiên, vào năm 1985, 4 cường quốc tài chính Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã buộc Nhật Bản phải chấp nhận tăng giá đồng Yên theo hiệp ước Plaza. Sau đó, giá trị của đồng Yên nhanh chóng tăng vọt.
Sự tăng giá này tác động mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu, nền kinh tế Nhật Bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu nên việc tăng giá đồng Yên đe doạ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.
Sau Hiệp ước này, mô hình tăng trưởng của Nhật Bản chuyển sang dựa mạnh hơn vào cầu trong nước, lúc này Nhật Bản đã xoay chuyển tình thế bằng cách tập
trung vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Dòng FDI từ Nhật Bản đã tăng vọt kể từ năm 1986.
Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản đã có một sự đột phá cực kì mạnh mẽ về kinh tế thông qua chính sách tỷ giá. Người Nhật là tác giả phát minh ra trò chơi toàn cầu mới: tiến hành toàn cầu hoá bằng cả hai chân - thương mại và đầu tư - một cách nhịp nhàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đề cập đến các khái niệm liên quan đến tỷ giá, và các yếu tố tác động đến tỷ giá. Trong nội dung chương này cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá trong từng trường hợp dưới sự điều hành của nhà nước cũng như mục tiêu mà nhà nước hoạch định. Từ đó, làm nền tảng để đưa ra các đóng góp cho bài nghiên cứu trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Mô tả Nguồn
IMVN Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam IFS
CNY/VND Tỷ giá tính theo tỷ số giữa tỷ giá năm cần tính và tỷ giá năm
gốc IFS
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam IFS
IRVN Lãi suất huy động của Việt Nam IFS