Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷgiá

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

2.4.1 Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷgiá

2.4.1.1 Ngoài nước

Có rất nhiều các bài báo đã nghiên cứu để làm rõ cơ chế truyền dẫn của tỷ giá (ERPT). Có thể kể đến như Mc Carthy (1999) đã nghiên cứu ERPT ở một số nền kinh tế công nghiệp hoá sử dụng mô hình VAR theo chuỗi thời gian. Tác giả đã cho thấy tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến giá nhập khẩu, sau đó mới ảnh hưởng đến giá sản xuất và cuối cùng là ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Tác động của giá nhập khẩu lên

lạm phát sẽ có mức độ cao hơn so với tác động của tỷ giá lên lạm phát. Nghiên cứu này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các dữ liệu khác nhau để chứng minh. Kết quả cho thấy rằng các ước tính ERPT bằng cách sử dụng VECM được tìm thấy là hoàn toàn tương tự dù sử dụng bất kì phương thức ứng dụng nào, đối với cả nền kinh tế công nghiệp phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi. Trong nghiên cứu của Mihaljek (2002) đã sử dụng OLS với dữ liệu quý từ năm 1981 tới 2001 để phân tích ERPT của 13 nền kinh tế mới nổi, ước tính ERPT của họ đối với các nước Mexico, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong khoảng 0.36 - 0.56.

Leigh, Daniel và Rossi, Marco (2002) nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả chủ yếu trong các chu kỳ đầu và giảm dần trong khoảng thời gian dài sau đó. Các tác giả đã cho rằng sự truyền dẫn nhanh chóng của ERPT phát sinh từ việc đô la hoá, kỳ vọng lạm phát và cấu trúc công nghiệp độc quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cũng cho rằng ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ nên cải thiện cơ chế truyền dẫn tiền tệ để ngăn chặn các tác động của cú sốc đến lạm phát. Ngoài ra các nghiên cứu khác của De Grauwe, P., và Schnable, G. (2005); Goldfajn (2000) Ito, T., Sasaki, Y và Sato, K., (2005) cũng đều chỉ ra rằng mức ERPT đến tỷ lệ lạm phát lớn hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Sự khác biệt do ảnh hưởng bởi các yếu tố như hạn chế về thị phần giao dịch hàng hoá, hàm lượng nhập khẩu cao và hạn chế sản phẩm thay thế trong nước thường được phản ảnh trong đặc điểm của nền kinh tế nhỏ. Từ góc độ chính sách, mức ERPT đến tỷ lệ lạm phát ở các nước đang phát triển tương đối cao có nghĩa rằng những cơ quan tiền tệ ở các nước này nên quan tâm đến các mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và các yếu tố xác định mối quan hệ khi thiết kế các chính sách tiền tệ và tỷ giá cho nền kinh tế.

Theo nghiên cứu của Campa, J. and Glodberg, L (2005) ERPT được phân tích để tổng hợp và phân tách giá nhập khẩu trong 25 nền kinh tế OECD bằng cách sử dụng cách tiếp cận độ co giãn. Tác giả đã kiểm tra giả thuyết về giá trị tiền tệ nhập

khẩu của nhà sản xuất (PCP). Giả thuyết này cho rằng nhập khẩu của một quốc gia được định giá theo đồng tiền của quốc gia đó và sự thay đổi tỷ giá không ảnh hưởng đến giá nhập khẩu. Do đó, giả thuyết này không có ERPT (độ đàn hồi bằng không). Theo kết quả phân tích, có một phần ERPT nhưng chỉ xuất hiện trong ngắn hạn. Về lâu dài, các tác giả tìm thấy bằng chứng ủng hộ PCP. Một kết quả nổi bật nữa là các nước có tỷ trọng năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn trong các gói hàng nhập khẩu của họ có tỷ lệ ERPT cao hơn. Qua đó, Campa, J. and Glodberg, L. (2005) chứng minh rằng thành phần nhập khẩu của một quốc gia quan trọng hơn các yếu tố kinh tế vĩ mô để giải thích sự khác biệt ERPT.

2.4.1.2 Trong nước

Các nghiên cứu trong nước gần đây về ERPT phân tích các xu hướng nhằm giảm mức độ tác động từ tỷ giá hối đoái đến lạm phát, nghiên cứu đối với mẫu bao gồm cả nền kinh tế phát triển và kém phát triển. Kết quả cho thấy sự suy giảm tiềm năng ERPT đến lạm phát khi xem xét những thay đổi trong môi trường tiền tệ chuyển sang một chế độ lạm phát thấp, những thay đổi trong thành phần của hàng hoá nhập khẩu đối với các lĩnh vực (Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long, 2005; Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn, 2012).

2.4.2 Các nghiên cứu về lựa chọn cơ chế tỷ giá

Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood vào đầu những năm 1970, việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái được quan tâm hơn, nhất là trong lĩnh vực tài chính quốc tế (Kato and Uctum, 2007). Cơ chế tỷ giá hối đoái được phân loại theo các quy tắc liên quan đến mức độ can thiệp thị trường ngoại hối của các cơ quan tiền tệ. Chế độ tỷ giá được chia thành hai loại: cơ chế tỷ giá cố định và thả nổi. Cơ chế tỷ giá cố định được định nghĩa là việc duy trì một tỷ lệ cố định nào đó cho đồng tiền quốc gia so với một đồng tiền khác hoặt một rổ tiền tệ khác. Trong khi đó, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi được định nghĩa là sự cam kết của cơ quan tiền tệ để tỷ giá hối đoái được thiết lập bởi

các lực lượng thị trường thông qua cung và cầu của thị trường (Frenkel. R và Rapetti. M, 2012).

Theo quan điểm truyền thống việc duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái cố định giúp cho kinh tế một quốc gia phát triển ổn định khi xuất hiện những cú sốc danh nghĩa do sự thay đổi trong nhu cầu đồng tiền. Nghĩa là khi không có sự thay đổi lãi suất hoặc thay đổi mức giá do đó cung tiền có thể tự động điều chỉnh để thay đổi trong nhu cầu tiền (Fleming, J, 1962 và Mundell, R. , 1963). Trong thời điểm hiện nay, khi mà dòng chảy vốn được gia tăng do các chính sách bãi bỏ quy định tài chính và cắt giảm các rào cản đối với các dòng tài chính, điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng từ cú sốc từ bên ngoài sẽ lớn. Hiện nay, các tranh luận liên quan đến vấn đề sự lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái đều chủ yếu tập trung vào mối quan hệ phụ thuộc giữa lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả của các nghiên cứu hiện đại, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định giúp truyền đạt sự tín nhiệm của chính sách lạm phát thấp từ ngân hàng trung ương (Dornbusch. R, , 2001). Việc duy trì cơ chế lạm phát mục tiêu sẽ giúp các ngân hàng trung ương trong hoạt động chống lạm phát có thể đưa ra các ý định sửa chữa tỷ lệ trao đổi tiền tệ thông qua công cụ để đạt được cam kết của mình. Vì vậy, độ tin cậy của các chế độ cố định được củng cố, chế độ cố định gắn liền với các nhà hoạch định chính sách cụ thể (Carmignani. F, Colombo. E, và Tirelli. P,, 2008).

Ngược lại, tỷ giá hối đoái linh hoạt theo quan điểm truyền thống lại được sử dụng để cô lập nền kinh tế từ những cú sốc thực sự, ví dụ như những thay đổi trong nhu cầu đối với hàng xuất khẩu hoặc trong các điều khoản của thương mại (Friedman, M., 1968). Một vài nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả cho thấy tính khả thi của chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt (Poirson. H, 2002; Carmignani. F, Colombo. E, và Tirelli. P, 2008). Theo đó, chính phủ cần hạn chế can thiệp hành chính vào thị trường, cơ chế điều hành của chính phủ phải được thông qua bởi các tổ chức trong nước để đám bảo việc không lạm dụng chính sách phát triển kinh tế để duy trì lạm phát thấp. Sự độc lập của ngân hàng trung ương cũng là một điều kiện để có thể giải quyết các vấn đề mâu

thuẫn liên quan đến chính sách tiền tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn vì nó cho phép nền kinh tế có một chính sách tiền tệ độc lập, cung cấp sự linh hoạt để thích nghi với những xáo trộn trong và ngoài nước. Duy trì chế độ tỷ giá thả nổi, tỷ giá hối đoái có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng và góp phần để khôi phục lại sự cân bằng trong nền kinh tế mà không cần phải thay đổi mức giá (MacDonald.R, 2007). Các nghiên cứu nói chung đã được thiết lập trong một thời kỳ có các đặc trưng, mục tiêu kiểm soát vốn chặt chẽ, tỷ giá tương đối ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, kinh tế tăng trưởng.

Tuy nhiên, tồn tại hệ thống thay thế phù hợp hơn giữa các cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định ở một số nền kinh tế và trong điều kiện có nhiều biến động quốc tế hơn. Các cơ chế này được biết đến như là trung gian hoặc chế độ linh động, bao gồm neo theo giỏ nhiều ngoại tệ, neo có điều chỉnh và cơ chế tỷ giá hỗn hợp, nghiên cứu chi tiết về các cơ chế trung gian được cung cấp (Frankel, J., 2003; Reinhart. C, and Rogoff. K., 2004; MacDonald.R, 2007). Việc mua bán giữa hai quốc gia khác nhau sẽ xảy ra dựa trên một tiền tệ cụ thể được cố định bởi cả hai quốc gia với mục đích thương mại, đồng thời xác định giá trị đồng tiền của quốc gia so với đồng tiền của các quốc gia khác dựa trên tiền tệ trên thì điều này được gọi là neo giá tiền tệ (Mavlonov, I., 2005). Việc lựa chọn của USD như một loại tiền tệ neo tỷ giá nguyên nhân đến từ mức độ phổ biến các tài khoản của đồng tiền này trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, USD đã được lựa chọn do một số lý do khác như nó tạo ra sự ổn định xuất khẩu và doanh thu tài chính, khi doanh thu là thành phần chủ yếu của ngân sách nhà nước. Do tính ổn định và thống trị của đồng USD, độ tin cậy của chính sách tiền tệ sẽ cao hơn khi tỷ giá neo vào USD. Neo giá vào USD có thể loại bỏ hoặc làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá và ổn định sự biến động tài sản tài chính. Nó cũng làm giảm chi phí giao dịch thương mại, tài chính và khuyến khích các hoạt động đầu tư. Ngoài ra, ổn định tỷ giá đã giúp các nước tránh những cú sốc danh nghĩa và giúp duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của các nền kinh tế (Kumah, 2009 và Khan. M, 2009).

Có rất nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cho thấy nhiều quốc gia sử dụng cơ chế tỷ giá trung gian và đặc biệt là neo tiền tệ. Iyke (2017) đã phát hiện ra các kênh thông qua việc đánh giá thấp tỷ giá thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Nam Phi. Nghiên cứu này phân nền kinh tế Nam Phi thành 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nghiên cứu đã sử dụng OLS và các kỹ thuật ước tính GMM; cùng với số liệu hàng năm về chuỗi thời gian bao gồm giai đoạn 1962 - 2014; và một mô hình hồi quy chuẩn cho từng ngành, kết quả cho thấy: tỷ giá hối đoái bị đánh giá thấp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế bằng cách tăng cường ngành nông nghiệp và hiệu quả của ngành; tỷ giá hối đoái thực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế bằng cách làm giảm hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ. Theo Michael B. Devereux và James Yetman (2014) chính phủ nên tập trung cách thức chính sách tiền tệ để hạn chế can thiệp tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong một mô hình kinh tế mở mới của Keynes không có sự can thiệp của nhà nước. Nghiên cứu này được phát triển với các lập luận chống lại bối cảnh mà môi trường hoạch định chính sách của các nền kinh tế châu Á đang ngày càng phổ biến. Hạn chế can thiệp có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thêm một mức độ tự do trong việc tối đa hoá phúc lợi toàn cầu. Tăng cường quốc tế hoá tài chính làm giảm hiệu quả can thiệp của nhà nước, vì hiệu ứng của bộ ba bất khả thi sẽ làm cho chính sách quốc tế trở nên phù hợp hơn. Hầu hết các ngân hàng trung ương ở châu Á đều tích cực sử dụng can thiệp ngoại hối như một công cụ chính sách để làm trơn tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo thời gian, hội nhập quốc tế ngày càng tăng của thị trường tài chính và hàng hoá sẽ có xu hướng làm giảm hiệu quả can thiệp của nhà nước đối với sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu cho thấy vai trò của sự biến động tỷ giá trong bối cảnh tối ưu hóa chính sách tiền tệ ở châu Á đang giảm dần.

2.4.3 Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia

Có rất nhiều các nghiên cứu về tác động tỷ giá đến nền kinh tế các nước, và kết quả đưa ra thường theo hai xu hướng: xu hướng thứ nhất xem xét cú sốc tỷ giá có tác

động tương đối lớn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô các nước, mà các nước này đã áp dụng một chế độ tiền tệ quy đổi theo giá USD có thể sẽ dễ bị các tác động khi tỷ giá biến động; xu hướng thứ hai chính là xem xét cú sốc tỷ giá của nội tệ và ngoại tệ khác USD tác động đáng kể đến tình hình kinh tế vĩ mô các nước có chế độ tỷ giá neo chủ yếu vào USD.

Trong nghiên cứu của (McKinnon, Ronald I., and Gunther Schnabl., 2003), tác giả đã đánh giá những tác động của biến động về tỷ giá USD/JPY đến sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế các nước Đông Á. Trong đó, tác giả áp dụng OLS hồi quy, nghiên cứu ước lượng các tác động của biến động USD/JPY đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, thông qua sử dụng mô hình kinh tế của Kwan, C. H., và Bloc, Y (2001). Kwan đã hồi quy tốc độ tăng trưởng thực sự của Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản dựa vào những thay đổi tỷ giá USD/JPY hàng năm và tốc độ tăng trưởng ở Mỹ.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỷ giá USD/JPY và tăng trưởng trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản. Đối với mỗi gia tăng 1% trong tỷ giá USD/JPY cả hiện tại và độ trễ một năm, tăng trưởng thực sự trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản giảm khoảng 0.17%. Kết quả này là quá trình ước lượng các tác động tiêu cực của tỷ giá USD/JPY trên tốc độ tăng trưởng trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc và Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản là mạnh mẽ. Khi tiến hành phân tích theo hướng tỷ giá USD/JPY biến động ảnh hưởng đến từng quốc gia riêng lẻ, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các nền kinh tế mới công nghiệp hóa như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan (NIEs) và Thái Lan. Tiếp tục điều tra việc truyền tải tác động của tỷ giá đến mức tăng trưởng trong khu vực Đông Á, Kinnon đã sửa đổi mô hình Kwan trong bốn khía cạnh. Đầu tiên, bổ sung các tác động của tăng trưởng của Nhật Bản đối với biến động tăng trưởng các nước Đông Á khác như là một biến ngoại sinh bổ sung. Thứ hai, phân tách mô hình Kwan xuống cấp cá nhân quốc gia để kiểm tra sự

biến động của tỷ giá USD/JPY có tác động khác nhau đến tăng trưởng giữa các nước Đông Á. Thứ ba, phân lập được vai trò quan trọng của Trung Quốc trong hệ thống vĩ mô Đông Á. Thứ tư, xác định các hiệu ứng lan tỏa theo chu kỳ từ các nước Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc như một tác động tổng thể đến từng nước thành viên. Có bốn kết quả chính: Đầu tiên, các tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc và Mỹ không ảnh hưởng bởi biến động tăng trưởng của các nước Đông Á, ngoại trừ biến động tăng trưởng của Đài Loan phần nào tác động đối với tốc độ tăng trưởng của Mỹ; thứ hai, hầu hết các nền kinh tế Đông Á nhỏ đều chịu sự tác động đáng kể bởi sự biến động tỷ giá USD/JPY; thứ ba, Nhật Bản có một vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh doanh của các láng giềng nhỏ hơn, thay đổi tăng trưởng của Nhật Bản có một tác

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w