Cơ chế điều hành tỷgiá ở Việt Nam giai đoạn 2014 2019

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ chế điều hành tỷgiá ở Việt Nam giai đoạn 2014 2019

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỷ giá. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển từ nắm giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Một số biện pháp khá tích cực trong điều hành tỷ giá trong thời gian qua của NHNN là:

Đưa ra cam kết về điều chỉnh biên độ tỷ giá NHNN chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá.

Để đạt mục tiêu đã cam kết, NHNN thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc ổn định tỷ giá, đó là: Thứ nhất, trên cơ sở mức biến động tỷ giá định hướng, NHNN điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng (LNH) phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường. Theo đó, ngày 19/6/2014, NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân LNH và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-1%. Trong bối cảnh đồng USD liên tục lên giá kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền khác, trong tuần thứ 2 của tháng 8/2015 NHNN đã chủ động nới biên độ tỷ giá từ 2% và lên 3%, cùng với

điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng 1%, trong tuần tiếp theo, dẫn đến tỷ giá thị trường chính thức cũng tăng 3%, xấp xỉ bằng với mức mất giá của đồng Nhân dân tệ cũng như mức mất giá trung bình của đồng tiền 8 nước Châu Á (UBGSTCQG, 2015). Thứ hai, cùng với việc điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH, hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN được thực hiện một cách linh hoạt góp phần ổn định thị trường, hỗ trợ thanh khoản, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thứ ba, điều hành tỷ giá được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với điều hành lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các biện pháp khác theo hướng nâng cao vị thế, củng cố lòng tin vào VND, điều hòa vốn khả dụng giữa VND và ngoại tệ. Thứ tư, chính sách truyền thông về tỷ giá đã được NHNN sử dụng một cách chủ động, tích cực nhằm ổn định kỳ vọng thị trường. Với những biện pháp đồng bộ nói trên của NHNN đã góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới.

Công bố tỷ giá trung tâm để ứng phó với những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định 2730/QĐ- NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác. Với cách thức điều hành tỷ giá mới, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến của 8 đồng tiền của các nước đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Việt Nam, diễn biến tỷ giá ngày hôm trước và mục tiêu điều hành CSTT. Tỷ giá giao dịch của các NHTM trên thị trường được phép dao động trong biên độ +/-3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố. Cơ chế này đã giúp cho tỷ giá biến động (có tăng có giảm) linh hoạt hơn các giai đoạn trước, hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.

Chính sách thông báo tỷ giá trung tâm hàng ngày của NHNN bước đầu phát huy tác dụng, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, giảm tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư. Đồng thời, điều này cũng góp phần ngăn chặn quá trình đô la hóa đang diễn ra trong

nền kinh tế Việt Nam. Nhờ đó, trong một số giai đoạn thị trường quốc tế có biến động bất lợi trong năm 2016-2017, với sự gia tăng các yếu tố bất định từ các sự kiện chính trị xảy ra bất ngờ như việc nước Anh bỏ phiếu rời EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như việc Thủ tướng Ý tuyên bố từ chức sau trưng cầu dân ý thất bại, thêm vào đó là kỳ vọng Fed tăng lãi suất thúc đẩy luồng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi, tỷ giá các đồng tiền liên tục biến động; tỷ giá USD/VND mặc dù tăng theo xu hướng thị trường quốc tế nhưng mức tăng không lớn và nhanh chóng ổn định trở lại. Cùng với điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, NHNN linh hoạt mua/bán ngoại tệ can thiệp thị trường, trong đó thực hiện các biện pháp mua/bán ngoại tệ kỳ hạn để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD và giúp giảm kỳ vọng gia tăng tỷ giá; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản và lãi suất VND hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá khi cần thiết.

Diễn biến tỷ giá trong thời gian gần đây cho thấy, các NHTW đang đứng trước những sự lựa chọn khó khăn trong việc điều hành tỷ giá. Trong đó, sự khác biệt về chính sách tiền tệ tiếp tục là vấn đề khó khăn đối với các nhà tạo lập chính sách, khi Fed đưa ra thông điệp về khả năng tăng lãi suất, chấm dứt thời kỳ lãi suất thấp kỷ lục duy trì từ năm 2006 đến nay. Trên thực tế, kỳ vọng về quyết định chính sách tại Mỹ đã đẩy USD tăng giá, trong khi đa phần các nước đang phải vật lộn với khó khăn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp ngại đầu tư và có xu hướng chuyển tài sản sang USD. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi bị chịu thiệt do đồng bản tệ mất giá và làn sóng đào thoát nguồn vốn đầu tư. Đáng chú ý, động thái phá giá không có tiền lệ của Trung Quốc đã đẩy nhân dân tệ giảm sâu so và dự báo có thể giảm thêm 30% so với USD đang gây áp lực rất lớn lên VND do mức nhập siêu cao của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh như trên, NHNN cần có cách tiếp cận chính sách thận trọng, linh hoạt, chủ động đối phó với biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế, đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về ngoại tệ của

các doanh nghiệp và cá nhân, tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước để bù đắp thiếu hụt khi cần thiết và không bị động về tỷ giá.

Với việc điều hành tỷ giá mang tính chủ động và linh hoạt hơn, tỷ giá và thị trường ngoại tệ hiện nay đã ổn định hơn so với trước đây, tỷ giá giao dịch của các NHTM diễn biến linh hoạt trong biên độ cho phép. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện, lòng tin vào giá trị của đồng Việt Nam được củng cố, tình trạng đô la hóa giảm mạnh, các TCTD có xu hướng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và bán lại cho NHNN, cán cân thanh toán cải thiện dần và đang thặng dư ở mức cao. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước để bù đắp thiếu hụt khi cần thiết và không bị động về tỷ giá.

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w