Các nghiên cứu tác động của tỷgiá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

2.4.3 Các nghiên cứu tác động của tỷgiá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia

Có rất nhiều các nghiên cứu về tác động tỷ giá đến nền kinh tế các nước, và kết quả đưa ra thường theo hai xu hướng: xu hướng thứ nhất xem xét cú sốc tỷ giá có tác

động tương đối lớn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô các nước, mà các nước này đã áp dụng một chế độ tiền tệ quy đổi theo giá USD có thể sẽ dễ bị các tác động khi tỷ giá biến động; xu hướng thứ hai chính là xem xét cú sốc tỷ giá của nội tệ và ngoại tệ khác USD tác động đáng kể đến tình hình kinh tế vĩ mô các nước có chế độ tỷ giá neo chủ yếu vào USD.

Trong nghiên cứu của (McKinnon, Ronald I., and Gunther Schnabl., 2003), tác giả đã đánh giá những tác động của biến động về tỷ giá USD/JPY đến sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế các nước Đông Á. Trong đó, tác giả áp dụng OLS hồi quy, nghiên cứu ước lượng các tác động của biến động USD/JPY đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, thông qua sử dụng mô hình kinh tế của Kwan, C. H., và Bloc, Y (2001). Kwan đã hồi quy tốc độ tăng trưởng thực sự của Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản dựa vào những thay đổi tỷ giá USD/JPY hàng năm và tốc độ tăng trưởng ở Mỹ.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỷ giá USD/JPY và tăng trưởng trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản. Đối với mỗi gia tăng 1% trong tỷ giá USD/JPY cả hiện tại và độ trễ một năm, tăng trưởng thực sự trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản giảm khoảng 0.17%. Kết quả này là quá trình ước lượng các tác động tiêu cực của tỷ giá USD/JPY trên tốc độ tăng trưởng trong Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc và Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản là mạnh mẽ. Khi tiến hành phân tích theo hướng tỷ giá USD/JPY biến động ảnh hưởng đến từng quốc gia riêng lẻ, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các nền kinh tế mới công nghiệp hóa như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan (NIEs) và Thái Lan. Tiếp tục điều tra việc truyền tải tác động của tỷ giá đến mức tăng trưởng trong khu vực Đông Á, Kinnon đã sửa đổi mô hình Kwan trong bốn khía cạnh. Đầu tiên, bổ sung các tác động của tăng trưởng của Nhật Bản đối với biến động tăng trưởng các nước Đông Á khác như là một biến ngoại sinh bổ sung. Thứ hai, phân tách mô hình Kwan xuống cấp cá nhân quốc gia để kiểm tra sự

biến động của tỷ giá USD/JPY có tác động khác nhau đến tăng trưởng giữa các nước Đông Á. Thứ ba, phân lập được vai trò quan trọng của Trung Quốc trong hệ thống vĩ mô Đông Á. Thứ tư, xác định các hiệu ứng lan tỏa theo chu kỳ từ các nước Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc như một tác động tổng thể đến từng nước thành viên. Có bốn kết quả chính: Đầu tiên, các tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc và Mỹ không ảnh hưởng bởi biến động tăng trưởng của các nước Đông Á, ngoại trừ biến động tăng trưởng của Đài Loan phần nào tác động đối với tốc độ tăng trưởng của Mỹ; thứ hai, hầu hết các nền kinh tế Đông Á nhỏ đều chịu sự tác động đáng kể bởi sự biến động tỷ giá USD/JPY; thứ ba, Nhật Bản có một vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh doanh của các láng giềng nhỏ hơn, thay đổi tăng trưởng của Nhật Bản có một tác động đáng kể trong tám nước Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Malaysia, ngoại trừ Philippines và Singapore dường như không được liên kết với Nhật Bản; thứ tư, ước tính cho thấy rằng không phải Mỹ, cũng không phải Nhật Bản, cũng không phải là các nước Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc chung ảnh hưởng đáng kể đến biến động tăng trưởng ở Trung Quốc. Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy cú sốc tỷ giá USD/JPY gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng của một nhóm các nước Đông Á (bao gồm cả Trung Quốc). Tác động tiêu cực của cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba cũng được ghi nhận cho từng nền kinh tế, cụ thể là Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Các quốc gia đã thực hiện cơ chế neo tiền tệ vào USD dễ bị những cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba, trường hợp Đông Á là JPY.

Nghiên cứu của Qais Issa Al Yahyaei (2011) xem xét mẫu là các nước xuất khẩu dầu mỏ GCC, sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hỗ trợ bởi nguồn thu từ dầu cao, một số nước đã gặp áp lực lạm phát, mức lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng trung bình tăng từ khoảng 0.2% giữa năm 1998 và 2002 lên khoảng 10% trong năm 2008, với một số quốc gia có mức cao hơn. Mặc dù có một số cuộc tranh luận về những nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát tại các nền kinh tế các nước GCC như chi phí đẩy phát sinh từ tăng giá hàng hoá khác nhau như thực phẩm và nguyên vật liệu

trong lĩnh vực nhà ở so với nhu cầu, chi phí đẩy do chi tiêu khu vực công và khu vực tư nhân tăng nhanh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm hiểu có hay không nguyên nhân chính là do chế độ tỷ giá neo cố định vào USD được thông qua bởi các nước GCC đã đóng vai trò cơ bản. Nghiên cứu đã trình bày kết quả có một số hiệu ứng lạm phát từ sự mất giá gần đây của đồng tiền các nước GCC bằng phương pháp định lượng từ những biến động tỷ giá tác động vào lạm phát, giá tiêu dùng trong nước của các nền kinh tế GCC. Các ước tính về lâu dài tác động từ tỷ giá đến giá cả trong các nước GCC cũng có ý nghĩa. Hơn nữa, hệ số tỷ giá hối đoái trong mô hình ước tính ít hơn một, đã chỉ ra rằng lý thuyết PPP không nắm giữ ở các nước GCC, do đó xác nhận các kết quả trước đó của OLS dự toán. Tuy nhiên, ước tính đàn hồi dài hạn của từng giá có những thay đổi do tỷ giá cao hơn so với ước tính bằng cách sử dụng kỹ thuật OLS trước đáng kể, với trung bình khoảng 57%. Sự giảm giá 10% của tỷ giá hối đoái ở các nước GCC sẽ làm tăng lạm phát trong dài hạn 5.7%. Kết quả này khá tương đương với một báo cáo của McCarthy (1999), người sử dụng một mô hình VAR trong điều tra tác động của tỷ giá trong một tập của chín quốc gia công nghiệp. Carthy thấy những thay đổi trong tỷ giá hối đoái góp phần trong khoảng 5% đến 30% biến đổi trong giá tiêu dùng. Sau khi đánh giá và phân tích các kết quả từ các mô hình VECM, tác giả đã trình bày một số giải thích cho sự giảm giá liên tục gần đây của USD so với đồng tiền của đối tác thương mại lớn (ví dụ: EU và Nhật Bản) của các nền kinh tế GCC rõ ràng đã dẫn đến một số hiệu quả chi phí đáng kể với một phạm vi rộng của các mặt hàng nhập khẩu. Việc tăng giá trong nước của hàng hóa nhập khẩu đã lần lượt đưa ra thêm một số ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất trong nước, sinh hoạt và các xu hướng tiền lương. Hơn nữa, áp lực lạm phát của neo tỷ giá vào USD đã được nhấn mạnh thêm thông qua sự biến động của giá dầu quốc tế và USD, giá dầu cao và sự mất giá USD được xem là sẽ sử dụng của chính sách tiền tệ thắt chặt tại các nước GCC nhằm tác động đến lạm phát phản ứng với lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên, do neo USD, nền kinh tế GCC đã buộc phải làm theo các chính sách mở rộng hiện tại của Hoa Kỳ, phải hạ lãi suất bản tệ xuống để chống lại xu hướng suy thoái của cuộc tấn công ngày 11

tháng 9 và gần đây là khủng hoảng trên thị trường. Điều này đã khiến công chúng trong hầu hết các nước GCC yêu cầu bỏ neo giá USD vì họ cho rằng sự giảm giá của USD so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của các nước GCC là nguyên nhân chính cho sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ lạm phát. Các chế độ tỷ giá khác đã được chú ý hơn nữa sau khi chế độ neo vào USD giảm vị thế gần đây bởi Kuwait tháng năm 2007, hướng tới một giỏ của tỷ trọng các đồng tiền. Quyết định của cơ quan chức năng Kuwait chủ yếu thúc đẩy bởi nhu cầu để kiểm soát áp lực lạm phát phát sinh từ sự giảm giá kéo dài của USD so với các đồng tiền chính. Thực tế tình hình nền kinh tế hiện tại của GCC phản ánh cơ chế bộ ba bất khả thi nổi tiếng của một chế độ tỷ giá cố định, thị trường vốn mở và chính sách tiền tệ độc lập.

Nghiên cứu của H.Ibrahim (2007) cho rằng chính sách tỷ giá neo cố định vào USD đã có những ảnh hưởng tới nền kinh tế Malaysia khi gặp những cú sốc của tỷ giá đồng tiền thứ ba (tỷ giá USD/JPY). Trong công trình nghiên cứu của mình, Ibarahim áp dụng phương pháp tự hồi quy vectơ (VAR) để nghiên cứu biến động tỷ giá USD/JPY tác động đến biến tăng trưởng thực tế (GDP), biến chỉ số giá cả (CPI) và biến tiền tệ (M1). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động trong tỷ giá USD/JPY ảnh hưởng đáng kể các yếu tố kinh tế vĩ mô của Malaysia. Khi JPY mất giá so với USD sẽ dẫn tới tăng trưởng GDP và cung tiền M1 suy giảm. Từ đó, tác giả đi đến kết luận sự biến động của tỷ giá đồng tiền thứ ba có thể tác động mạnh đến các quốc gia neo tỷ giá vào USD. Đối với nền kinh tế Malaysia, trong thời gian khủng hoảng thì việc neo tỷ giá vào USD nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính, nhưng trong điều kiện bình thường thì Malaysia có thể đối mặt với cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả khi JPY giảm giá so với USD sẽ làm cho tăng trưởng và cung tiền suy giảm, thắt chặt tiền tệ. Khi đó Nhà nước có nên thực hiện nới lỏng tiền tệ để tăng tăng trưởng hay không? Vấn đề này lại cần phải được cân nhắc trong tương quan với mục tiêu của chính sách tiền tệ của quốc gia.

Nghiên cứu của Michael Pedersen (2015) phân tích những cú sốc tỷ giá tác động như thế nào đến các biến số kinh tế vĩ mô ở Chile, nước sản xuất lớn nhất trên thế giới. Phân tích thực nghiệm dựa trên mô hình SVAR cấu trúc. Kết quả cho thấy các cú sốc của tỷ giá có tác động đến kinh tế. Nhu cầu tăng giá đồng tiền của Chile sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Sự tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự biến động của tỷ giá hối đoái, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu hàng hoá các sản phẩm của họ trên thị trường thế giới.

Nghiên cứu của Aye Aye Khin và cộng sự (2017) xem xét sự biến động của tỷ giá USD/MYR đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Malaysia bằng cách sử dụng các dữ liệu tháng về chuỗi thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 8 năm 2016. Nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng như VECM, kiểm định nhân quả và kiểm định đồng liên kết để kiểm định các mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa các biến. Kết quả mô hình VECM cho thấy mối quan hệ ngắn hạn đáng kể và tích cực giữa tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bên cạnh đó, cũng có một mối quan hệ ngắn hạn đáng kể và tiêu cực giữa tỷ giá và cung tiền. Tuy nhiên, lãi suất không có ý nghĩa thống kê liên quan đến tỷ giá. Kiểm định đồng liên kết cho thấy sự hiện diện của sự hợp nhất và mối quan hệ lâu dài giữa các biến. Kết quả của nghiên cứu nhân quả Granger đã xác nhận mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tỷ giá và cung tiền, mối quan hệ một chiều giữa tỷ giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất cần có những cải cách cơ cấu và thể chế cho các khu vực tài chính để đối phó với những thay đổi do biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w