Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 72 - 74)

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, cùng với sự gia tăng của tổng giá trị nhập khẩu, nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam tăng mạnh dần qua các năm, đặc biệt bắt đầu từ năm 2007. Giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2-3 lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp. Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc luôn âm, đặc biệt năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là lớn nhất với 28,78 tỷ USD. Trong lịch sử quan hệ ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD. Dấu mốc này được thiết lập vào năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017, với tốc độ tăng trưởng 16,6%. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này là 65,438 tỷ USD tăng 6,846 tỷ USD, tương đương tăng trưởng gần 11,7%. Năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD. Đặc biệt, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy

nhiên, kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang nước trong khu vực này tăng không đáng kể.

Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong một số sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam, như máy móc, thiết bị, sản phẩm và linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may giày da, điện thoại các loại và linh kiện,... Các sản phẩm này đồng thời cũng nằm trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (các nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam gần như không thay đổi). Nhập khẩu từ Trung Quốc của một số ngành nghề có thể được dịch chuyển sang Việt Nam với 3 nhóm chính, gồm nhóm hàng thâm dụng lao động (dệt may và đồ gỗ), nhóm hàng chế biến & giao thương trong khu vực (thực phẩm, giấy, nhựa và cao su, sản phẩm kim loại, và vật liệu xây dựng) và sáng tạo toàn cầu (sản xuất máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử). Giai đoạn 2014 -2019 việc tăng trưởng nhập khẩu của hầu hết cách ngành đều tỏ ra vượt trội so với cùng kỳ các năm trước. Với điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc để sản xuất là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam trở thành quốc gia nhập siêu của Trung Quốc gồm:

Thứ nhất, liên quan đến chi phí nhập khẩu. Chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc giảm nhiều nhờ vị trí địa lý gần kề. Mặt khác, hàng Trung Quốc nhìn chung có giá cả rẻ hơn so với hàng nhập khẩu cùng loại khác do lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tính đa dạng của nền kinh tế, tuy thời hạn sử dụng thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/20016. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018, tập trung vào các nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Do đó, chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể.

Thứ hai, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu kém, do đó phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hiện nay nước ta có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp phụ trợ. Trong đó, nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm nhưng đang phải nhập khẩu tới 80 - 85% nguyên liệu như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày.

Thứ ba, có thể nói hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có chủng loại đa dạng nhất, trong đó chỉ có một số mặt hàng nước này mới có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam như đồ chơi Trung thu, đồ Tết, đồ thờ cúng và phong thủy v.v. Đây là những nhân tố khiến cho nền kinh tế Việt Nam - Trung Quốc ngày càng gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau.

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w