Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 59)

Nguồn: Thống kê của tác giả

Phương trình hồi quy ảnh hưởng của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất khẩu:

EXVNt = β0 + β1CNY∕VNDt + β2GDPt + β3IRVNt + εt (2) Trong đó:

+ EXVN (xuất khẩu: triệu USD/năm, lấy log): biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

+ CNY/VND: (tỷ giá CNY/VND, lấy log): tỷ giá hối đoái thực giữa đồng Nhân Dân tệ và Việt Nam đồng, được lấy từ tỷ giá chéo của 2 cặp tỷ giá USD/CNY và USD/VND.

+ GDP: (lấy log): tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam. + IRVN: (tỷ lệ %): lãi suất huy động của Việt Nam.

Giả thuyết 2: Tỷ giá hối đoái (CNY/VND) tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu hàng hóa.

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam IFS

IRVN Lãi suất huy động của Việt Nam IFS

Biến Trung bình Trung vị Độ lệch

chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LNEMVN 16.60991 16.54786 0.242000 16.06090 17.06643 LNCNY/VND 8.126176 8.128735 0.029006 8.070359 8.180255 LNGDP 12.86386 12.83184 0.259849 12.37606 13.46012 IRVN 6.395833 6.500000 0.181688 6.000000 7.000000

Nguồn: Thống kê của tác giả

1/2014 đến 12/2019. Nghiên cứu khai thác dữ liệu thứ cấp từ Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Hình 3.1: Lựa chọn mô hình hồi quy

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

Một chuỗi thời gian Y được coi là dừng nếu như trung bình và phương sai của nó không đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai giai đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, tức độ trễ về thời gian giữa hai giai đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính:

Trung bình:

i, (n) = μ Phương sai:

Đồng phương sai:

γk = E[(Yt - μ)Yt + k - μ)]

Nếu trong hồi quy: Yt = β1 + β2t + Ut, uithuc ra là dừng với trung bình bằng ) và phương sai = σ2, thể hiện một chuỗi có xu hướng dừng.

Một cách kiểm định tính dừng được phổ biến gần đây là kiểm định nghiệm đơn vị. Để tiến hành kiểm định này sẽ xem xét mô hình sau:

AR(1): Yt = Yt- 1 + Ut

Yt - Yt-1 = Ut

Tiếp đến sử dụng toán tử độ trễ L: LYt = γt-i

(1-L)Yt = Ut thuật ngữ nghiệm đơn vị là để nói tới nghiệm của đa thức trong toán tử độ trễ.

Ở đây Ut là số hạng chỉ sai số ngẫu nhiên xuất phát từ các giả định cổ điển rằng nó có giá trị trung bình bằng 0, phương sai σ2 là hằng số và không tự tương quan. Số hạng sai số này còn được biết tới dưới cái tên sai số nhiễu ngẫu nhiên (white noise error term). Nếu hệ số của yi-1bang 1 thì biến có nghiệm đơn vị, tức là tình huống không dừng. Có thể nói rằng biến ngẫu nhiên Yt có nghiệm đơn vị. Trong kinh tế lượng về chuỗi thời gian, một chuỗi thời gian có nghiệm đơn vị được gọi là bước ngẫu nhiên và một bước ngẫu nhiên là trường hợp của chuỗi thời gian không dừng. Nếu không có nghiệm đơn vị thì chuỗi thời gian thể hiện xu hướng xác định. Để biết được liệu chuỗi thời gian Yt có phải là chuỗi không dừng hay không, thực hiện hồi quy và kiểm tra xem L có bằng 1 về mặt thống kê hay không.

Tuy nhiên, nếu Yt được phát sinh từ:

yi -γt-1 = a + ut

Với Ut là dừng với trung bình bằng 0 và phương sai σ2, thì quá trình như thế là quá trình biến đổi sai phân của một chuỗi là dừng sai phân (difference stationary

process - DSP). Nếu như một chuỗi thời gian được lấy sai phân một lần và chuỗi sai phân đó là dừng thì có thể nói rằng chuỗi ban đầu (dạng bước ngẫu nhiên) là một chuỗi kết hợp bậc 1 được ký hiệu là:

/(1): ∆Yt = (Yt - Yt-1)

Tương tự như vậy, nếu như chuỗi ban đầu phải được lấy sai phân hai lần (tức là lấy sai phân bậc 1 của sai phân bậc 1) để trở thành dừng thì chuỗi ban đầu đó được gọi là chuỗi kết hợp bậc 2 hoặc I(2). Nếu một chuỗi thời gian phải được lấy sai phân d lần thì nó sẽ là chuỗi kết hợp bậc d, hoặc I(d) và chuỗi thời gian kết hợp bậc 1 hoặc lớn hơn thì có nghĩa là chuỗi thời gian không dừng. Theo quy ước, nếu d = 0 thì quá trình I(0) hệ quả sẽ thể hiện một chuỗi thời gian dừng. Chúng ta sẽ sử dụng các thuật ngữ quá trình và quá trình I(O) và [I(0) process] như các từ đồng nghĩa.

Như vậy, một chuỗi thời gian Yt được gọi là dừng nếu thỏa mãn 3 điều kiện: trung bình của Yt không đổi theo thời gian; phương sai của Yt không đổi theo thời gian và hiệp phương sai giữa 2 thời điểm YtYt-s chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 thời điểm s chứ không phụ thuộc vào thời điểm t. Nếu các chuỗi thời gian không dừng có thể đem lại kết quả hồi quy giả mạo.

Để kiểm định Yt có dừng không, nghĩa là kiểm tra Yt có là bước ngẫu nhiên (random walk) hay không thì kiểm định:

HO:^1 = 1

H1: β1 < 1

Với mức ý nghĩa «, nếu chấp nhận H0 thì chuỗi thời gian là không dừng, nếu bác bỏ

H0 thì chuỗi thời gian là dừng. Áp dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Dickey - Fuller để kiểm định tính dừng cho lần lượt các chuỗi (lninvm, lncny_vnd, lngdp).

3.3.2 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen

Đồng liên kết (Co-integration) là một thuộc tính thống kê của một tập hợp (X1, X2, ..., Xk) của các biến chuỗi thời gian. Đồng liên kết là tồn tại những mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố biến trong cùng một mô hình. Kiểm định đồng liên kết Johansen (Johansen test) là phương pháp kiểm định khả năng đồng liên kết của một số chuỗi thời gian có thuộc tính. Kiểm định này kiểm định được số lượng vector đồng liên kết.

Do các biến số sử dụng trong mô hình hồi quy đều không dừng chuỗi gốc và dừng sai phân bậc 1 nên có thể xảy ra khả năng các vector đồng liên kết. Tác giả sử dụng phương pháp Johansen và Juselius (1990) để thực hiện kiểm định giả thuyết này, với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Eviews, kết quả cho thấy cả hai kiểm định mà Johansen và Juselius (1990) đưa ra là kiểm định vết ma trận (Trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximal Eigenvalue) đều bác bỏ giả thuyết không tồn tại ít nhất một mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình. Việc có bằng chứng tồn tại mối liên hệ đồng liên kết cho phép nghiên cứu thực hiện mô hình VECM. Khi tồn tại đồng liên kết nghĩa là chúng ta có thể tìm được mối liên hệ thay đổi qua thời gian giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá trong mô hình. Mối liên hệ này thường được gọi đồng liên kết hay còn gọi là trạng thái cân bằng lâu dài.

3.3.3 Các kiểm định khác của mô hình

Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình. Sử dụng các tiêu chí LogL, AIC, SC để xác định độ trễ tối ưu cho mô hình. Trong trường hợp này sẽ dùng các tiêu chí FPE, AIC, SC, HQ kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu là p = 1.

Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư. Phần dư của mô hình VECM phải là nhiễu trắng thì mô hình VECM mới có thể được sử dụng để dự báo. Kết quả cho thấy p-value >a (a = 0.05) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Độ trễ thích hợp

của mô hình p = 1, phần dư của mô hình là nhiễu trắng. Mô hình VECM thích hợp để hồi quy.

Kiểm định tính ổn định của mô hình, để kiểm định tính ổn định cú mô hình VECM, sử dụng AR Root Test để xem xét các nghiệm hay các giá trị riêng đều nhỏ hơn 1 hoặc đều nằm trong vòng tròn đơn vị thì mô hình VECM đạt được tính ổn định.

3.3.4 Mô hình hồi quy VECM

Khi thực hiện hồi quy một chuỗi thời gian không dừng kết quả thu được sẽ là hồi quy giả mạo. Tuy nhiên, nếu các chuỗi thời gian không dừng nhưng tổ hợp tuyến tính của chúng lại dừng, trường hợp này gọi là đồng tích hợp hay đồng liên kết. Như Granger & ctg (1974) đã ghi nhận một kiểm định về sự đồng kết hợp có thể được coi như một tiền kiểm định để loại bỏ các tình huống hồi quy giả mạo.

Mô hình VECM có dạng:

Yt - yt-1 = (A1 + A2 +...+ Ap - I)yt-1 - (A2 +...+Ap)(yt-1 - yt-2) - (A3 +...+Ap)(yt-2 - yt-3) -...- Ap (yt-p+1 - yt-p) + ut

∆yt = ∏yt-1 + Q∆yi-1 + C2∆yt-2 + - Cp-1∆yt-p+1 + Ut

Trong đó

∏ = -(∕-^ι- A2---Ap)

C'=-∑L+A

lj = i+1 i = 1,2...,p-1

Mô hình chứa số hạng ∏yt-1 chính là phần hiệu chỉnh sai số ECM Nếu yt có k quan hệ đồng liên kết thì ∏ có dạng:

∏ = a X β

∆yi = aβyt-1 + c1∆yi-1 + C2∆yt-2 + - Cp-1∆yt-p+1 + Ut

Đặt ECt-1 = βyt-1'- các cách kết họp chuỗi không dừng trong yt thành một chuỗi dừng và ECt-1 là phần dư trong các cách kết hợp đó. Và ECt-1 cho biết trạng thái mất cân bằng ở kỳ t-1, khi đó α cho biết hệ số điều chỉnh của ∆yt khi có mất cân bằng xảy ra.

Mô hình hồi quy sẽ được xem xét lựa chọn sau khi tiến hành các kiểm định, đặc biệt là kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian. Các chuỗi thời gian không dừng khi tiến hành kiểm định nên được biến đổi dừng bằng cách lấy sai phân ở bậc cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả trình bày các thiết kế nghiên cứu và các bước hồi quy thực hiện trong luận văn. Trình tự thực hiện có thể được tóm tắt như sau:

Đầu tiên, kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu: nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc, thực hiện hồi quy OLS; Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển qua bước 2. Kế tiếp, kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu theo phương pháp Johansen với kiểm định Trace Statistics theo công thức:

m

a,= —n ∑i=r+ l

ln(l — δl)

Với δi là các giá trị riêng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ nhất. Giả thiết là có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết ( r = 0, 1, 2,...., m-1). Và giả thuyết đối của giả thuyết này là có m mối quan hệ đồng liên kết. Sau đó, xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu với 2 trường hợp: trường hợp 1 (không có đồng liên kết): sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu; Trường hợp 2 (có đồng liên kết): sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu. Kiểm định từ mô hình VECM, như tính ổn định của mô hình, cuối cùng tiến hành dự báo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày và phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2014 - 2019. Đồng thời phân tích kết quả nghiên cứu định lượng, đó là cơ sở đề tác giả đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong chương 5.

4.1 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỷ giá. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển từ nắm giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Một số biện pháp khá tích cực trong điều hành tỷ giá trong thời gian qua của NHNN là:

Đưa ra cam kết về điều chỉnh biên độ tỷ giá NHNN chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá.

Để đạt mục tiêu đã cam kết, NHNN thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc ổn định tỷ giá, đó là: Thứ nhất, trên cơ sở mức biến động tỷ giá định hướng, NHNN điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng (LNH) phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường. Theo đó, ngày 19/6/2014, NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân LNH và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-1%. Trong bối cảnh đồng USD liên tục lên giá kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền khác, trong tuần thứ 2 của tháng 8/2015 NHNN đã chủ động nới biên độ tỷ giá từ 2% và lên 3%, cùng với

điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng 1%, trong tuần tiếp theo, dẫn đến tỷ giá thị trường chính thức cũng tăng 3%, xấp xỉ bằng với mức mất giá của đồng Nhân dân tệ cũng như mức mất giá trung bình của đồng tiền 8 nước Châu Á (UBGSTCQG, 2015). Thứ hai, cùng với việc điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH, hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN được thực hiện một cách linh hoạt góp phần ổn định thị trường, hỗ trợ thanh khoản, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thứ ba, điều hành tỷ giá được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với điều hành lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các biện pháp khác theo hướng nâng cao vị thế, củng cố lòng tin vào VND, điều hòa vốn khả dụng giữa VND và ngoại tệ. Thứ tư, chính sách truyền thông về tỷ giá đã được NHNN sử dụng một cách chủ động, tích cực nhằm ổn định kỳ vọng thị trường. Với những biện pháp đồng bộ nói trên của NHNN đã góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới.

Công bố tỷ giá trung tâm để ứng phó với những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định 2730/QĐ- NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác. Với cách thức điều hành tỷ giá mới, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến của 8 đồng tiền của các nước đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Việt Nam, diễn biến tỷ giá ngày hôm trước và mục tiêu điều hành CSTT. Tỷ giá giao dịch của các NHTM trên thị trường được phép dao động trong biên độ +/-3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố. Cơ chế này đã giúp cho tỷ giá biến động (có tăng có giảm) linh hoạt hơn các giai đoạn trước, hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.

Chính sách thông báo tỷ giá trung tâm hàng ngày của NHNN bước đầu phát huy tác dụng, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, giảm tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư. Đồng thời, điều này cũng góp phần ngăn chặn quá trình đô la hóa đang diễn ra trong

nền kinh tế Việt Nam. Nhờ đó, trong một số giai đoạn thị trường quốc tế có biến động bất lợi trong năm 2016-2017, với sự gia tăng các yếu tố bất định từ các sự kiện chính trị xảy ra bất ngờ như việc nước Anh bỏ phiếu rời EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như việc Thủ tướng Ý tuyên bố từ chức sau trưng cầu dân ý thất bại, thêm vào đó là kỳ vọng Fed tăng lãi suất thúc đẩy luồng vốn rút khỏi các thị trường

Một phần của tài liệu 1475_235829 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w