Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 84 - 101)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

2.1.3. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

2.1.3.1. Kênh lãi suất

về cơ chế điều hành lãi suất đã được thay đổi dần cho phù hợp với cơ chế thị

trường hơn khi việc biến động lãi suất ngày càng phản ánh nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn khả dụng trong từng thời điểm. Trong những năm đầu hoạt động, NHNN can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng cách ban hành biểu lãi suất huy động và cho vay đối với từng chủ thể trong nền kinh tế. Ngày 28/09/1993 Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 184/QĐ-NH1 về điều chỉnh lãi suất tiền vay và tiền gửi đã cho thấy sự tự do hơn trong việc cho áp dụng mức lãi suất theo khung tại các NHTM.

Theo đó, NHNN tiến hành giới hạn lãi suất cho vay tối đa và ấn định mức lãi suất tiền gửi như nhau cho tất cả các đối tượng, thành phần kinh tế. Như vậy, lãi suất trên thị trường trở nên bình đẳng và công bằng hơn, không còn mang nặng tính bao cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước mà phụ thuộc vào kỳ hạn sử dụng vốn ngắn hay dài. NHNN đã tiếp tục mở rộng khả năng cạnh tranh giữa các NHTM khi cho phép các ngân hàng tự ấn định lãi suất huy động và cho vay của mình sao cho phù hợp với năng lực cạnh tranh khi ban hành Quyết định số 381/QĐ-NH1 vào ngày 28 tháng 12 năm 1995 về điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền vay đối với tổ chức kinh tế và dân cư. Theo đó, NHNN chỉ quy định mức trần lãi suất cho vay, các ngân hàng tự chọn mức lãi suất cho vay dựa trên khả năng của mình, từ đó xác định mức lãi suất huy động đảm bảo chêch lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và huy động bình quân là 0.35%/tháng. Ngày 05/08/2000, lãi suất trên thị trường bắt đầu quá trình tự do biến động trước nhu cầu sử dụng vốn hơn khi cơ chế điều hành trần lãi suất được thay đổi bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản được quy định tại Quyết định Số 241/2000/QĐ-

NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, định kỳ hàng tháng - trường hợp cần thiết - NHNN sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép đối với lãi suất cho vay để kịp thời thay đổi trước diễn biến thị trường. Trong trường hợp này, biên độ được cho phép là biên độ dương, tức lãi suất cơ bản là mức lãi suất cho vay thấp nhất được phép áp dụng. Lãi suất huy động vốn trên thị trường không còn bị quản lý nữa mà các NHTM tự cân đối thu chi, lợi nhuận của mình mà đưa ra mức lãi suất phù hợp. Mặc dù NHTM có quyền tự chủ hơn trong việc lựa chọn lãi suất nhưng

vẫn chịu tác động bởi định hướng thị trường của NHNN.

Cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường đã giảm tính mệnh lệnh hành chính, tập trung điều tiết gián tiếp qua các công cụ khác như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc khi chuyển sang cơ chế lãi suất thỏa thuận kể từ ngày 01/06/2002 dựa trên Quyết định Số 546/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, lãi suất trong nền kinh tế từ năm 2002 đến nay hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cầu vốn trên thị trường dưới điều tiết của NHNN thông qua các CCTT. Việc lãi suất được tự do thỏa thuận chính thức chấm dứt khi Khoản 1 Điều 476 của Bộ luật

dân sự 2005 có hiệu lực vào ngày 01/01/2006 quy định “Lãi suất vay do các bên

thoả

thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước

công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Ngoài ra, năm 2008 với lãi suất thị trường

biến động mạnh đến từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và bong bóng bất động sản có nguy cơ làm sụp đổ cả hệ thống nên NHNN đã ban hành các văn bản pháp luật quy nhằm hạn chế biến động lãi suất thông qua trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Hiện nay, NHNN điều hành linh hoạt các mức lãi suất trần đối với hoạt động huy động và cho vay theo kỳ hạn, mục đích sử dụng vốn và chủ thể cấp tín dụng (quỹ

tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô). Lãi suất tối đa được phép cho vay một

lần nữa được điều chỉnh đối với tất cả các giao dịch trong đời sống xã hội mà các giao

dịch hoạt động ngân hàng chịu chi phối khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực vào ngày

01/01/2017. Theo đó, lãi suất cho vay tối đa không còn phụ thuộc vào lãi suất cơ bản nữa mà được quy định với mức cụ thể là 20%/năm và sẽ được điều chỉnh căn cứ theo

tình hình thực tế khi có sự cần thiết. Như vậy, có thể thấy lãi suất cơ bản từ năm 2002

đến nay chủ yếu mang tính chất tham khảo, định hướng thị trường mà ít có tác động đến lãi suất giao dịch hàng ngày trên thị trường tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được sử dụng như khung điều hành lãi suất kể từ năm 2002 đến nay. NHNN từng bước hoàn thiện hai công cụ này để lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu đóng vai trò lãi suất sàn và lãi suất chỉ đạo được thay đổi từ lãi suất cơ bản sang lãi suất trên thị trường mở. Diễn biến điều hành lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu trong giai đoạn nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Bảng 2.2.

Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu đặt ra, NHNN đã thực hiện

chính sách mở rộng tiền tệ, tạo điều kiện tiếp cận vốn của các thành phần trong nền kinh tế nên lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn giảm lần lượt từ 4.2% xuống 3% và 6.6% xuống 5% chỉ trong năm 2003. Trước diễn biến giá dầu và chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng từ giữa năm 2004, NHNN đã bắt đầu tiến hành sử dụng công cụ dự

trữ bắt buộc thông qua việc gia tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 3% đối với khoản tiền gửi VND dưới 12 tháng lên 5% và các khoản tiền gửi từ 12 đến 24 dưới dạng VND

Ngày hiệu lực Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu 01/03/2003 6. 6 4.2 01/06/2003 6 4.2 01/08/2003 _______ 5_ ________3_ 15/01/2005 5. 5 3.5 01/04/2005 _______ 6_ ________4_ 01/12/2005 6. 5 4.5 01/02/2008 7. 5 ________6_ 19/05/2008 _______ 13 ________11 11/06/2008 _______ 15 ________13 21/10/2008 _______ 14 ________12 05/11/2008 _______ 13 ________11 21/11/2008 _______ 12 ________10 05/12/2008 _______ 11 ________9_ 22/12/2008 9. 5 7.5 01/02/2009 _______ 8_ ________6_ 10/04/2009 ______ 7_ ________5_ 01/12/2009 _______ 8_ ________6_ 05/11/2010 _______ 9_ ________7_ Ngày hiệu lực Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu 08/03/2011 ________ 12 ______12 01/04/2011 ________ 13 ______12 01/05/2011 ________ 14 ______13 10/10/2011 ________ 15 ______13 13/03/2012 ________ 14 ______12 11/04/2012 ________ 13 ______11 28/05/2012 ________ 12 ______ 10 11/06/2012 ________ 11 _______ 9_ 01/07/2012 ________ 10 _______ 8_

và USD từ 1% lên 2%. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của giá dầu và tỷ lệ phạm

phát trong nước, năm 2005 NHNN liên tục điều chỉnh khung lãi suất từ 3.5%-5.5% lên 4.5%-6.5%.

Bảng 2.2 Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu giai đoạn 2002-2019

7_ 5_ 18/03/2014 6. 5 4.5 10/07/2017 6.25 4.25 16/09/2019 _________ 6_ _______4

khoán

tăng mạnh mẽ đã đem lại lợi nhuận lớn đối với nhà đầu tư. Dòng lợi nhuận lớn mà thị trường đem lại đã được sử dụng để đầu tư bất động sản, làm cho thị trường bất động sản càng trở nên sôi động và giá liên tục tăng. Các cơn sốt giá đất và chứng

Hiệu lực VND USD <12 thá ng 12- 24 thán g >24 thá ng Tiền gửi của TCTD nước ngoài <12 thán g 12- 24 thá ng >24 tháng 7/1999- 08/2003 3% 1% - - 4% %1 -

khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư, họ chấp nhận vay với lãi suất cao với kỳ vọng trong thời gian ngắn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn từ đầu cơ.

Trước nhu cầu lớn về tín dụng, các TCTD đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm thu hút nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng. Việc này đã làm cho tình

trạng mất cân đối về khả năng tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Đến đầu năm 2008, nhiều TCTD đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức tăng từ 0.6%/năm đến 3.36%/năm, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm

cao nhất lến tới 13,8%/năm (Báo cáo thường niên 2008, Ngân hàng Nhà nước). Do đó, đầu tháng 2/2008, NHNN đã tiến hành nâng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn lên 6.5% và 7%, kết hợp với đó là đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả USD

và VND ở kỳ hạn dưới 12 tháng lên 11%, tiến hành áp đặt dự trữ bắt buộc đối với tất cả các kỳ hạn gửi tiền nên kỳ hạn trên 12 tháng phải dự trữ 4%. Ngoài ra, Thống đốc NHNN đã có công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 yêu cầu các NHTM không

được tăng lãi suất vượt quá 12%/năm. Tình hình nhu cầu vốn vẫn tiếp tục tăng mạnh trước những phản ứng của NHNN nên khung lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn tăng mạnh lên 11%-13% kết hợp với mức lãi suất cơ bản là 12% vào ngày 19/05/2008.

Đỉnh điểm là lãi suất tái cấp vốn đạt 15%, tái chiết khấu đạt 13% và lãi suất cơ bản là 14% trong giữa tháng 6. Đến cuối tháng 9, nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng

đã bớt căng thẳng nên NHNN đã tiến hành điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành hỗ trợ vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đến cuối năm 2008

đạt lần lượt 7.5%-8.5%-9.5% (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng đã giảm dần đối với tiền gửi bằng đồng nội tệ với 4 đợt điều chỉnh, mức dự trữ vào tháng 3/2009 với kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% và từ 12 tháng trở lên là 1%. Trong khi đó NHNN vẫn thận trọng đối với nguồn huy động từ ngoại tệ khi giảm tỷ lệ thấp hơn và dừng ở mức tương ứng 7% và 3%.

% % 11/2008 10 % 4% - 9% 3% 12/2008 6% 2% - 7% 3% 1/2009 5% 1% - 7% 3% 3/2009 3% 1% - 7% 3% 2/2010 3% 1% - 4% 2% 5/2011 3% 1% - 6% 4% 6/2011 3% 1% - 7% 5% 9/2011 3% 1% - 8% 6% 6/2018 3% 1% 1% 8% 6%

giai đoạn này đã có những bước mở rộng, thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất phục vụ sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực trước những chính sách mở rộng tiền tệ từ NHNN nên lãi suất huy động luôn có sức ép gia tăng vì nhu cầu tín dụng để tận dụng hỗ trợ lãi suất, kích thích đầu tư của Chính phủ. Do đó, giai đoạn cuối năm 2009 NHNN đã điều chỉnh nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, lãi suất tái cấp vốn từ 7% lên 8% và lãi suất tái chiết khấu từ 5% lên 6% nhầm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng (Báo cáo thường niên 2009, Ngân hàng Nhà nước). Lãi suất điều hành trong những quý đầu năm 2010 được giữ ổn định

nhưng cuối năm áp lực lạm phát tăng do nhiều yếu tố như giá hàng hóa thiết yếu trên

thế giới gia tăng (xăng, dầu, khí đốt, thép, lương thực thực phẩm); điều chỉnh giá một

số mặt hàng do nhà nước quản lý (điện, than); điều chỉnh lương tối thiểu (Báo cáo thường niên 2010, Ngân hàng Nhà nước). Để kiểm soát lạm phát NHNN đã tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1% vào ngày 05/11/2010.

Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2011-2015, NHNN đã sử dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ lạm phát trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới trong đầu năm 2011. Nguy cơ vỡ nợ ở các nước Châu Âu đã làm tăng nhu cầu nắm giữ đồng USD như phương tiện trú ẩn rủi ro. Điều này làm cho giá cả hàng hóa thế giới biến động tăng khi các giao dịch trên thị trường chủ yếu được quy đổi theo đồng USD. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng đã làm cho lạm phát trong nước tăng mạnh nên NHNN đã liên tục sử dụng các công cụ điều hành lãi suất kiềm chế lạm phát. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đồng loạt tăng lên 12% vào tháng 3 (tái chiết

khấu tăng liền 5% so với trước đó) đã cho thấy quyết tâm ngăn chặn lạm phát. Lãi suất điều hành điều chỉnh tăng thêm liên tục 3 lần và đạt mức 13% và 15% vào tháng

10. Kết hợp với đó là hạn chế tình trạng găm USD chờ tăng giá, chống đô la hóa nền kinh tế bằng cách điều chỉnh tăng liên tục tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng USD lên

4% tất cả các kỳ hạn so với năm 2010. Cùng với đó là việc giới hạn trần lãi suất huy động đối với tổ chức là 1% vào ngày 11/02/2010 theo Thông tư Số 03/2010/TT- NHNN, tiếp tục lãi suất trần huy động được áp dụng cho cá nhân là 3%/năm theo Thông tư 09/2011/TT-NHNN có hiệu lực ngày 13/04/2011. Tiếp tục, lãi suất huy động tối đa đối với đồng USD của tổ chức và cá nhân tiếp tục giảm tương ứng còn 0.5% và 2% vào ngày 02/06/2011 theo Thông tư 14/2011/TT-NHNN. Giai đoạn 2012-2019 với sự kiểm soát tốt lạm phát, NHNN đã giảm lãi suất theo tình hình thị trường nhằm hỗ trợ TTKT hợp lý thông qua giảm khung lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn như được thể hiện trong Bảng 2.2.

2.1.3.2. Kênh tỷ giá

Như được phân tích trong chương 1, CSTT bên cạnh việc tác động đến mục tiêu cuối cùng thông qua lãi suất là giá của vốn được sử dụng thì còn tác động thông

Ngày hiệu lực Biên độ dao động ______Quyết định______ 26/02/1999 ________0.1%________ 65/1999/QĐ-NHNN7 01/07/2002 ________0.25%_______ 679/2002/QĐ-NHNN 31/12/2006 ________0.5%________ 2554/QĐ-NHNN 24/12/2007 ________0.75%_______ 3039/QĐ-NHNN 10/03/2008 _________1%_________ 504/QĐ-NHNN 27/06/2008 _________2%_________ 1436/QĐ-NHNN

qua giá cả của các loại tài sản khác trên thị trường như ngoại tệ, vàng, bất động sản, cổ phiếu. Tuy nhiên các loại tài sản như cổ phiếu, bất động sản và vàng ở nước ta chủ

yếu biến động theo yếu tố tâm lý thị trường và đầu cơ nên việc phân tích tác động của

CSTT đến kênh giá tài sản của những loại này không phản ánh đúng bản chất. Trong khi đó việc NHNN nỗ lực tiến hành chống tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ chờ tăng giá giúp việc can thiệp của NHNN trong việc thay đổi lượng cung và cầu tiền trên thị trường mang tính hiệu quả hơn.

Tỷ giá được NHNN điều hành theo nguyên tắc cung cầu trên thị trường nhưng

có sự điều tiết của cơ quan tiền tệ. Cụ thể, tỷ giá mua bán được phép niêm yết trong khung cho phép, dựa trên mức tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên

ngân hàng của VND với USD ngày hôm trước do NHNN công bố điều chỉnh tăng/giảm với biên độ cho phép. Với xu thế hội nhập quốc tế, mối quan hệ thương mại của Việt Nam không còn chủ yếu với các quốc gia sử dụng USD là đồng tiền

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 84 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w