5. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Tổng quan về các nghiên cứu trước
1.5.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) đã tiến hành nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến TTKT của các quốc gia Đông Nam Á. Thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ Ngân hàng phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 1995 - 2012 của 9 quốc gia Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Thông qua việc sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM), nhóm tác giả đã xây dựng hai mô hình để kiểm tra tác động của chi tiêu công. Trong đó, mô hình thứ nhất nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến TTKT trong khi mô hình thứ hai xem xét và đánh giá từng lĩnh vực mà Chính phủ chi tiêu. Ngoài ra, mô hình còn đưa thêm các biến về lực lượng lao động, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở nền kinh tế và lạm phát để làm các biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu công có tác động tích cực đối với nền kinh tế, trong đó chi tiêu cho lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế có tác động tích cực. Tuy nhiên chi tiêu cho giáo dục lại có tác động tiêu cực và được nhóm tác giả giải thích do hiện tượng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển. Như vậy, nghiên cứu đã tìm ra được bằng chứng thực
nghiệm về tác động của chi tiêu công (đại diện cho CSTK) đến TTKT tại các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn mang tính hạn chế vì chưa xem xét tác động của CSTK đến nền kinh tế trong tương quan với CSTT.
Nguyễn Thị Thanh Vân và cộng sự (2015) đã tiến hành kiểm định tác động của CSTT đến TTKT Việt Nam. Với dữ liệu thứ cấp được thu tập từ Thomsonreuters,
Bruegel, IMF theo quý từ Q1/2000 - Q2/2013. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình VECM để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về xu hướng tác động của CSTT. Để đại diện cho CSTT, nhóm tác giả dùng các biến số về cung tiền (M2), tỷ giá hối đoái thực
đa phương và lãi suất tái cấp vốn. Về biến đại diện cho tốc độ TTKT thì nhóm nghiên
cứu sử dụng số liệu về GDP thực. Kết quả cho thấy các biến đều dừng ở sai phân bậc
1 nên là cơ sở để sử dụng mô hình VECM để phân tích. Tiếp tục, nhóm tác giả đã kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu là 1 và số vector đồng liên kết theo kiểm định Jonhansen là 1. Trong dài hạn, cung tiền có tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong khi đó lãi suất tái cấp vốn và tỷ giá đa phương cho thấy xu hướng ngược lại. Sự mất cân bằng ngắn hạn giữa các biến được điều chỉnh 10% qua mỗi quý và quay về trạng thái cân bằng sau 2.5 năm. về xu hướng ngắn hạn, nhóm nghiên cứu đã không tiến hành phân tích phương rã phương sai và hàm phản ứng xung để tìm ra vai trò của các
biến trong việc tác động đến TTKT. Nghiên cứu vẫn chưa kết luận được CSTT thắt chặt hay mở rộng sẽ có tác động như thế nào đến TTKT mà chỉ cho thấy được xu hướng tác động của các biến đại diện. Ngoài ra, nhóm tác giả vẫn chưa đề cập đến cơ
sở tác động của các biến nghiên cứu đến TTKT mà chỉ đơn thuần tìm ra xu hướng tác
động và không tiến hành giải thích tại sao lại diễn ra theo xu hướng đó.
Huỳnh Thế Nguyễn và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu tác động của CSTK đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc xem xét sự thâm hụt ngân sách hàng năm. Thông qua nghiên cứu trước đây của Shojai (1999) và Fatima cùng các cộng sự (2012), nhóm tác giả đã đi kiểm nghiệm tính thực tiễn của xu hướng tác động của thâm hụt ngân sách đến TTKT bằng mô hình VAR. Mô hình được xây dựng với 6 biến đã được logarithm hoá là GDP, thâm hụt ngân sách, tổng đầu tư, lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lãi suất thực. Dữ liệu được thu thập
theo tần suất năm trong giai đoạn 1990-2012 tại các nguồn đáng tin cậy như ADB, IMF. Ket quả nghiên cứu đồng nhất với kết quả của Fatima cùng các cộng sự (2012), cho thấy thâm hụt ngân sách không trực tiếp ảnh hưởng đến tăng tưởng kinh tế. Như vậy, với quan điểm chi ngân sách chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ mà không vì mục đích điều hành nền kinh tế nên thâm hụt ngân sách không có tác động. Hơn nữa, nhóm tác giả đã dẫn chứng kết quả nghiên cứu của Saleh (2003) nhằm
củng cố cơ sở lý thuyết của mình. Theo đó, khi thâm hụt ngân sách tăng do thực thi các biện pháp giảm thuế thì sẽ tác động làm cho thu nhập khả dụng của người dân tăng lên. Tuy nhiên, do kỳ vọng của người tiêu dùng về khả năng gia tăng thuế trong tương lai để bù đắp cho sự giảm thu thuế hiện tại nên thay vì gia tăng tiêu dùng, đầu tư trong nền kinh tế thì họ giữ để tiết kiệm. Do đó, mặc dù Chính phủ giảm thu thuế thì tổng tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế vẫn không thay đổi. Nghiên cứu đã có ưu điểm trong việc phân tích CSTK trong mô hình với các biến thuộc về CSTT như lãi suất, tỷ giá với vai trò là biến kiểm soát. Mặc dù vậy, nhóm tác giả vẫn chưa đưa ra các cơ sở lý thuyết để chỉ ra được sự tác động của các kênh truyền dẫn của CSTT đến TTKT.
Hồ Ngọc Tú (2016) đã nghiên cứu đến vấn đề phối hợp CSTT và CSTK nhằm
thúc đẩy TTKT và kiểm soát lạm phát tại Việt Nam dưới góc nhìn định lượng. Bài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu có tần suất quý từ Q3/2000 đến Q3/2014 và sử dụng mô hình VAR để đánh giá tác động. Hàm phản ứng xung cho thấy khi mở rộng CSTT
được đại diện bằng lượng cung tiền sẽ làm tăng GDP. Tuy nhiên, trước cú sốc từ chi NSNN thì tăng trưởng GDP thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân mà bài nghiên cứu
đưa ra để lý giải cho tác động của chi tiêu ngân sách là do trong giai đoạn này tỷ trọng
chi NSNN cho đầu tư phát triển còn hạn chế (chiếm khoảng 22,8%). Bên cạnh đó, CSTK và CSTT mở rộng đều làm cho lạm phát trong nền kinh tế gia tăng. Tương tự với hàm phản ứng xung, phân rã phương sai cho thấy tác động của CSTT đến TTKT và lạm phát mạnh hơn so với CSTK. Cụ thể, sự biến động của GDP được giải thích khoảng 5% bởi cung tiền và chỉ khoảng 2% được giải thích bởi chi NSNN, sự biến động của lạm phát được giải thích khoảng 15% bởi cung tiền và khoảng 0.5% bởi chi
ngân sách. Bài nghiên cứu này tuy đã xem xét đồng thời sự tác động của CSTT và CSTK đến TTKT và lạm phát nhưng vẫn chưa nghiên cứu đến cơ chế truyền dẫn của CSTT đến nền kinh tế để có thể đề xuất những giải pháp cụ thể cho Chính phủ Việt Nam trong việc điều hành hai công cụ quản lý vĩ mô này.
Nguyễn Duy Sữu (2017) đã chọn đề tài “Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt
Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Theo đó, đề tài được thực hiện với mục đích tổng hợp các kênh truyền dẫn CSTT tại Việt Nam và đo lường mức độ tác động của từng kênh trong truyền dẫn chính sách. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm gia tăng hiệu lực điều hành CSTT tại Việt Nam. Luận án đã chỉ ra bốn kênh truyền dẫn CSTT trong nền kinh tế là: kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh tín dụng và kênh giá cả tài sản. Các kênh này sẽ tác động đến cầu hàng hoá trong
và ngoài nước và tác động đến tổng cầu nền kinh tế. Bài nghiên cứu đã có cách tiếp cận định lượng trong việc kiểm tra độ mạnh của các kênh truyền dẫn CSTT. Tác giả sử dụng mô hình SVAR với hai mô hình được xem xét:
Yt= f(OILt, IRUt, IPGt, CPIt, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt) (1) Yt= f( IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt) (2) Trong đó:
+ OILt: giá dầu thế giới - đại diện cho giá cả bên ngoài.
+ IRUt: lãi suất của FED - đại diện cho thay đổi CSTT bên ngoài.
+ IPGt: tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp - đại diện TTKT.
+ CPIt: chỉ số giá tiêu dùng - đại diện lạm phát.
+ IRLt: lãi suất cho vay- đại diện lãi suất thị trường.
+ EXUt: tỷ giá hối đoái so với đồng USD - đại diện tỷ giá hối đoái trên thị trường.
+ CPSt: tăng trưởng tín dụng tư nhân - đại diện tín dụng trong nền kinh tế.
+ M2t: cung tiền rộng M2 - mục tiêu trung gian trong cơ chế truyền dẫn. Ở mô hình (1), tác giả đã nghiên cứu sự biến động của biến mục tiêu là tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) và lạm phát (CPIt) dưới sự tác động của CSTT (lãi suất tái chiết khấu) thông qua cơ chế truyền dẫn của mình là lãi suất cho vay, tỷ giá và tín dụng tư nhân. Ngoài ra, các biến ngoại sinh như giá dầu, lãi suất Fed đại diện cho cú sốc đến từ bên ngoài nền kinh tế. Ở mô hình (2) tác giả đã loại bỏ các biến ngoại sinh để thay bằng biến cung tiền với mục đích kiểm tra xem các kênh truyền dẫn chính sách có thông qua trung gian là cung tiền hay không. Khác biệt
trong nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là việc sử dụng biến đại diện cho CSTT. Ở mô hình (1), thay vì sử dụng cung tiền để làm biến chính sách như các nghiên cứu trước thì tác giả đã sử dụng biến lãi suất tái chiết khấu. Ở mô hình (2), biến cung tiền được sử dụng với ý nghĩa đại diện cho chính sách nếu như NHNN thực
thi chính sách thông qua việc phát hành tiền và là biến trung gian nếu như NHNN điều hành CSTT thông qua lãi suất, tỷ giá và tín dụng. Ngoài hai mô hình trên, tác giả cũng đã tiến hành bổ sung thêm hai mô hình khác nhằm kiểm chứng lại kết quả của cơ chế truyền dẫn thông qua thay đổi trật tự các biến và thêm các biến trung gian vào mô hình như: VNIt - chỉ số giá chứng khoán Việt Nam, MIGt - tăng trưởng nhập khẩu, MXGt - tăng trưởng xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị sản lượng công nghiệp phản ứng nhanh và mạnh đối với cú sốc từ lãi suất chính sách theo xu hướng cùng chiều. Kết quả này trái ngược với cơ sở lý thuyết nhưng nó phản ánh được thực trạng hiện nay của Việt Nam trong việc điều hành CSTT còn chạy theo biến động thị trường. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc điều tiết mục tiêu trung gian bằng lãi suất có hiệu quả mạnh nhưng với mục tiêu trung gian này thì để đạt được mục tiêu
cuối cùng còn hạn chế. Về các kênh truyền dẫn, tín dụng tư nhân có tác động tiêu cực
trong ngắn hạn và tích cực trong dài hạn trong khi đó kênh lãi suất cho vay có xu hướng ngược lại, lãi suất tăng làm cho sản lượng tăng trong ngắn hạn và giảm trong dài hạn. Về kênh tỷ giá, tỷ giá tăng có tác động làm cho sản lượng giảm chậm trong ngắn hạn. Như vậy, bài nghiên cứu này đã có ưu điểm trong việc chỉ ra mức độ tác động của từng kênh truyền dẫn CSTT với các mô hình khác nhau nhằm đảm bảo tính
ổn định của mô hình dù cho có thay đổi trật tự các biến. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn khoảng trống trong việc chỉ xem xét đến vai trò của CSTT và kênh truyền dẫn của nó đến mục tiêu điều hành nền kinh tế vĩ mô.
Nguyễn Thanh Giang (2018) đã nghiên cứu nhằm tổng hợp hoá, bổ sung và hoàn thiện thêm các lý luận về xu hướng tác động của CSTK đến TTKT Việt Nam. Luận án tập trung vào nghiên cứu các chính sách thu ngân sách thông qua thuế, phí, lệ phí và chi NSNN như đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ. Luận án được
thực hiện theo hướng định lượng với dữ liệu theo năm được thu thập trong giai đoạn 1991-2016 thông qua xây dựng hệ phương trình đồng thời với 10 phương trình, trong
đó có 5 phương trình hành vi và 5 phương trình định nghĩa với tổng số biến nội sinh là 10 và ngoại sinh là 4. Kết quả cho thấy khi Chính phủ thay đổi chính sách thuế có tác động mạnh đến mức độ tăng trưởng GDP theo xu hướng ngược chiều, tức là tăng mức độ động viên thuế (giảm thuế suất) sẽ làm cho tốc độ TTKT giảm. Bên cạnh đó, việc thay đổi chính sách đầu tư nhà nước cũng có tác động mạnh đến nền kinh tế theo
chiều hướng tích cực. Việc gia tăng đầu tư nhà nước không chỉ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế mà còn lan toả đến các thành phần kinh tế phi nhà nước giúp cho tổng
vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên, kích thích kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của CSTK hiện nay là nợ công Việt Nam đang ở mức cao nên không thể gia tăng đầu tư và giảm thu ngân sách từ thuế. Nghiên cứu đã hệ thống hoá được các lý thuyết kinh tế về chiều hướng tác động của CSTK đến TTKT một quốc gia và kiểm chứng được tác động đó tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với các nghiên cứu khác trong nước thì nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích tác động của CSTK đến vấn đề điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ mà chưa quan tâm đến mối tương quan với CSTT.
Nguyễn Thị Vân Anh (2018) đã tiến hành nghiên cứu tác động của CSTT đến TTKT và lạm phát tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xem xét cơ chế tác động của CSTT tại các quốc gia khác nhau đến TTKT. Tại Trung Quốc, Thái Lan và Liên minh tiền tệ Châu Âu thì CSTT truyền dẫn qua lãi suất thị trường, tín dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng. Tại Việt Nam, do thị trường chứng khoán chưa phát triển cũng
Kênh kỳ vọng của nhà đầu tư không xuất phát từ thực trạng lãi suất do khu vực kinh tế nhà nước còn lớn nên kênh kỳ vọng cũng không đáng tin cậy. Do vậy, tại nước ta đã hình thành nên ba kênh truyền dẫn CSTT chủ yếu là lãi suất, lãi suất thị trường và tỷ giá. Để nghiên cứu tác động của CSTT đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế. Với dữ liệu gồm 52 quan sát từ Q1/2005 đến Q4/2017, tác giả đã
sử dụng mô hình VAR để tiến hành nghiên cứu. Các biến nội sinh được đưa vô mô hình là chỉ số giá tiêu dùng, GDP thực, cung tiền, tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất cho vay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biến ngoại sinh là chỉ số giá tiêu dùng thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới cú cốc của cung tiền, sản lượng có xu hướng giảm nhẹ trong quý đầu và sau đó tăng nhẹ trong quý tiếp theo rồi giảm ở quý 3 và tăng ở quý thứ 4, 5. Sự thay đổi của sản lượng trong 4 quý đầu phụ thuộc chủ yếu vào chính nó. Các biến lãi suất, cung tiền, tỷ giá, lạm phát giải thích được 20% sự biến động của TTKT sau 5 quý. Nghiên cứu đã có ưu điểm trong việc nghiên
cứu tác động của CSTT thông qua các kênh truyền dẫn đến nền kinh tế và chỉ ra được
những điểm mạnh, hạn chế trong việc điều hành CSTT của NHNN. Bài nghiên cứu vẫn tồn tại khe hở do bỏ qua sự tác động của CSTK đến TTKT nên có những thời điểm hai chính sách này mâu thuẫn với nhau dẫn đến hiệu lực điều tiết nền kinh tế giảm nghiêm trọng.