Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 62 - 66)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.5. Tổng quan về các nghiên cứu trước

1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Neil Angelo C. Halcon và Leah Melissa T. De Leon (2004) đã tiến hành nghiên

cứu thực nghiệm về hiệu quả thực thi CSTT và CSTK nhằm đạt được hai mục tiêu quan trọng là TTKT ổn định và lạm phát thấp. Bài nghiên cứu xem xét ngắn gọn các

vấn đề xung quanh việc thực thi CSTT và CSTK bằng phương pháp định lượng theo khuôn khổ mô hình St Louis. Mô hình được ước lượng từ dữ liệu theo tần suất quý từ Q1/1986 đến Q1/2003 tại Philippines với các chuỗi dữ liệu: GDP sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, thanh khoản quốc gia (cung tiền theo phương pháp M3), chi tiêu Chính phủ và giá trị xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSTK xuất hiện các

hiệu ứng dài hạn với TTKT và hiệu quả kích thích kinh tế phát triển của CSTK mạnh hơn so với CSTT. Nhóm tác giả lý giải cho kết luận trên là do thị trường tài chính ở Philippines chỉ là một thị trường mới nổi và đang dần hoàn thiện. Do đó, các kênh tác

động trung gian của CSTT vẫn chưa hữu hiệu để tác động đến mục tiêu cuối cùng. Nghiên cứu đã so sánh được vai trò của CSTT và CSTK đối với việc kích thích kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã không tiến hành nghiên cứu về cơ chế truyền

dẫn của các chính sách và tác động của nó đến nền kinh tế.

Sayera Younus (2012) tiến hành kiểm tra tính hiệu quả của CSTT và CSTK đối với nền kinh tế thực tại Bangladesh. Bài nghiên cứu đã tiếp cận bằng định lượng theo mô hình VECM giải quyết vấn đề nội sinh của các biến được đưa vào mô hình. Trong đó, GDP thực được sử dụng để đại diện cho sản lượng thực của nền kinh tế, chi tiêu Chính phủ thực được sử dụng để đại diện cho CSTK, cung tiền rộng (M2) dại diện cho CSTT và lãi suất cho vay được đưa vào để tránh hiện tượng thiếu biến. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 1980-2011 từ IMF và báo cáo thường niên của Ngân hàng Bangladesh. Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy giữa các biến đưa vào mô hình có mối quan hệ dài hạn. Trong dài hạn, cung tiền và chi tiêu chính phủ có tác động tích cực đến nền kinh tế trong khi đó thì lãi suất có tác động tiêu cực. Hệ số hồi quy của biến cung tiền lớn hơn hệ số của biến chi tiêu Chính

phủ (hai biến cùng đơn vị) nên tác giả đã kết luận rằng CSTT có vai trò mạnh mẽ hơn

CSTK trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong ngắn hạn, sự mất cân bằng giữa các biến sẽ nhanh chóng điều chỉnh về trạng thái cân bằng sau hơn hai năm (hệ số ước lượng của thành phần hiệu chỉnh sai số là -0.45). Như vậy, nghiên cứu đã tìm ra được xu hướng tác động của từng chính sách đến TTKT thông qua các biến số đại diện cho mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được giữa hai chính sách trên thì

chính sách nào có hiệu quả hơn tại Bangladesh để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa xem xét đến cơ chế truyền dẫn CSTT và vấn đề phối hợp

giữa hai chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng.

Emmanuel Dodzi K. Havi và Patrick Enu (2014) đã tiến hành nghiên cứu nhằm

kiểm tra tầm quan trọng tương đối của CSTT và CSTK đối với TTKT ở Ghana và sau đó xác định chính sách nào trong hai chính sách này mạnh hơn. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển để kiểm chứng tác động của CSTK và CSTT đến TTKT trong sự biến đổi của vốn và lực lượng lao động. Nghiên cứu tiết

lộ rằng tác động của CSTT có hiệu quả mạnh hơn so với CSTK đến TTKT ở Ghana. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai chính sách đều có tác động tích cực đến

nền kinh tế nếu như được nới lỏng. Nghiên cứu này vẫn chưa xem xét đến vai trò của

từng kênh truyền dẫn chính sách và vấn đề phối hợp hai chính sách với nhau.

Hu"seyin ιSen và Ayιse Kaya (2015) nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả của các CSTT và CSTK đối với TTKT. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét hiệu quả so sánh của hai chính sách đối với tăng trưởng bằng cách áp dụng mô hình tự hồi

quy vector dạng cấu trúc (Structural Vector Autoregression Model - SVAR) cho dữ liệu quý tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn Q1/2001 - Q2/2014. Các biến được sử dụng trong mô hình bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, thâm hụt ngân sách của Chính phủ, nợ công của Chính phủ, lãi suất thực, lạm phát, tỷ giá hối đoái thực, độ mở thương mại và dự trữ ngoại hối ròng. Tốc độ tăng trưởng GDP của châu Âu cũng được thêm vào mô hình như một biến ngoại sinh. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy CSTT và CSTK đều có tác động tích cực đến TTKT. Tuy nhiên, CSTT hiệu quả hơn CSTK trong việc kích thích tăng trưởng. Cụ thể, lãi suất là biến đại diện cho CSTT có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GDP. Sau đó thâm hụt ngân sách là biến đại diện cho CSTK trở thành biến quan trọng thứ hai sau lãi suất. Bài viết này đã tìm ra được chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng chính sách đến TTKT. Tuy nghiên, việc nghiên cứu đã tách biệt ra khỏi cơ chế tác động của từng chính sách đến nền kinh tế và vấn đề phối hợp giữa hai chính sách vẫn chưa được quan tâm.

Md. Abu Hasan và cộng sự (2016) đã nghiên cứu tác động của CSTK và CSTT

đến TTKT của Bangladesh. Thông qua việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo năm

từ 1974 đến 2015 với 42 quan sát được thu thập từ Ngân hàng Trung Ương (NHTW),

Bộ tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư. Bài nghiên cứu đã sử dụng 5 chuỗi dữ liệu, trong

đó GDP danh nghĩa đại diện cho TTKT, cung tiền (M2) và dự trữ ngoại hối để đại diện cho CSTT, thu nhập và chi tiêu Chính phủ để đại diện cho CSTK. Bằng việc sử dụng mô hình VECM, nhóm tác giả đã tìm ra được mối quan hệ ngắn và dài hạn giữa

các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình. Về dài hạn, kiểm định Jonhansen chỉ ra rằng tồn tại một vector đồng liên kết giữa các biến. Trong mối cân bằng dài hạn, cung tiền, dữ trữ ngoại hối và chi tiêu ngân sách có ảnh hưởng tích cực trong khi

đó thu ngân sách có ảnh hưởng tiêu cực. Các hệ số tác động đều có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ dự trữ ngoại hối. Sự mất cân bằng trong dài hạn của TTKT sẽ được khôi phục trong vòng 4 năm sau cú sốc. Về mối quan hệ nhân quả ngắn hạn, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa các biến giải thích đến biến phụ thuộc. Trong đó, cung tiền có mối quan hệ nhân quả một chiều đến TTKT và TTKT có mối quan hệ nhân quả một chiều đến thu chi ngân sách. Thông qua đó, nhóm tác giả đã kết luận

rằng CSTT có tác động mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu đã có ưu điểm trong việc xem xét tác động đồng thời của CSTT và CSTK

đến TTKT Bangladesh. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại hạn chế là chưa làm rõ cơ chế tác động của CSTT thông qua các kênh truyền dẫn của mình như lãi suất, tín dụng cho nền kinh tế, tỷ giá hối đoái.

David Iheke Okorie và cộng sự (2017) tiến hành nghiên cứu hiệu quả của CSTT và CSTK trong mối tương quan với nhau đến TTKT tại Nigeria. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài này là phương pháp định lượng sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) với chuỗi dữ liệu thời gian được thu thập theo quý từ 1981 đến 2012. Tương tự như những nghiên cứu khác, nhóm tác giả đã sử dụng GDP làm biến đại diện cho TTKT, cung tiền đại diện cho CSTT và chi tiêu Chính phủ đại diện cho CSTK. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSTT và CSTK đều có tác động tích cực đáng kể đến TTKT tại Nigeria. Trong ngắn

hạn, CSTT ảnh hưởng đến thu nhập nhiều hơn CSTK nhưng trong dài hạn thì ngược lại. Tuy nhiên, khi nhìn về tổng tác động trong ngắn và dài hạn thì tác động của CSTK

cao hơn CSTT.

Mustafa Ozer và Veysel Karagol (2018) tiến hành nghiên cứu với mục đích phân tích hiệu quả tác động đến TTKT của các CSTK và CSTT. Dựa vào kết quả đó để tiếp tục xác định chính sách nào trong hai chính sách này mạnh hơn trong việc thúc đẩy TTKT ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1998 -2016 bằng mô hình ARDL. Nhóm tác giả đã sử dụng GDP thực để đại diện cho TTKT, chi tiêu cuối cùng của Chính phủ đại diện cho CSTK và lãi suất vay qua đêm đại diện cho CSTT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến CSTT chỉ có tác động tích cực trong ngắn hạn đối với TTKT trong khi biến CSTK có tác động tích cực đáng kể cả trong ngắn và dài hạn. Do đó, nhóm tác giả đã kết luận rằng CSTK có hiệu quả hơn so với CSTT.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 62 - 66)