.3 Mô hình IS LM

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 47)

Dựa trên mô hình IS-LM, nhà hoạch địch chính sách có thể thấy được mối quan hệ cân bằng đồng thời để có thể đưa ra quyết định thực thi CSTT và CSTK phù hợp. Hình 1.3 cho thấy hai thị trường chỉ cân bằng đồng thời tại mức sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng là vị trí mà đường IS cắt đường LM. Do đó, khi so sánh tương quan của vị trí cân bằng này với mức sản lượng tiềm năng sẽ chỉ ra để điều tiết

nền kinh tế thì CSTK và CSTT phải được phối hợp với nhau như thế nào là hợp lý. Với xu hướng hội nhập kinh tế giữa các quốc gia với nhau, các trạng thái cân bằng trong nền kinh tế không dừng lại ở thị trường hàng hóa và tiền tệ (cân bằng bên trong), mà xa hơn đó là trạng thái cân bằng cán cân thanh toán (cân bằng bên ngoài). Bằng việc đưa thêm đường cân bằng cán cân thanh toán (BP) vào mô hình IS - LM ban đầu, mô hình IS - LM - BP của Mundell - Fleming đã cho thấy mối quan hệ cân bằng cả bên trong và bên ngoài khi thực thi các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Độ dốc của BP cho thấy mức độ tự do lưu chuyển vốn quốc tế trong nền kinh tế, khi BP thẳng đứng ta nói nền kinh tế không lưu chuyển vốn tự do vì chịu các rào cản từ chính sách ngoại thương. Ngược lại, đường BP nằm ngang cho thấy các nhà đầu tư có thể thay đổi dòng đầu tư của mình một cách hoàn toàn ứng với mức lãi suất cho

trước, tức là lưu chuyển vốn hoàn toàn tự do. Trường hợp vốn lưu chuyển không hoàn

toàn tự do được sử dụng cho các độ dốc khác nhau của đường BP, với nguyên tắc độ dốc càng cao thì lưu chuyển càng kém tự do hơn.

1.4.2. Hiệu quả độc lập của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóađến tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng kinh tế

CSTT, CSTK và chính sách ngoại thương có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tuy nhiên vì mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào việc phối hợp CSTT

và CSTK để điều tiết nền kinh tế có hiệu quả nên chính sách ngoại thương sẽ không được phân tích cụ thể. Mặc dù vậy, để thấy rõ được tác động lẫn nhau giữa CSTT và CSTK chúng ta cần xem xét chúng trong bối cảnh của chính sách ngoại thương, do đó các phân tích sẽ được đưa ra dựa trên cơ chế tỷ giá cố định hay thả nổi, mức độ lưu chuyển vốn tự do trong nền kinh tế. Trong đó, mức độ lưu chuyển vốn được chia thành bốn trường hợp: (i) Vốn lưu chuyển tự do hoàn toàn - đường BP nằm ngang; (ii) Vốn lưu chuyển tự do không hoàn toàn, nhưng lưu chuyển với tỷ lệ cao - đường BP thoải hơn so với đường LM; (iii) Vốn lưu chuyển tự do không hoàn toàn nhưng với tỷ lệ thấp - đường BP dốc hơn đường LM và (iv) Vốn không tự do lưu chuyển - đường BP thẳng đứng. Độ dốc của các đường BP sẽ tăng dần theo thứ tự (a), (b), (c) và (d) trong các hình minh họa cơ chế tác động. Các phân tích được trình bày dựa trên thực trạng sản lượng thực tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng nên lỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế cao, do đó các nhà hoạch định chính sách cần kích thích

TTKT.

1.4.2.1. Hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định

Chính sách tài khóa trong cơ chế tỷ giá cố định

Để kích thích sản lượng gia tăng, CSTK cần được mở rộng nhằm gia tăng tổng

cầu trong nền kinh tế, lúc này đường IS sẽ dịch chuyển sang phải, lúc này lãi suất cân

Hình 1.4 Hiệu quả của chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định

Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên mô hình Mundell - Fleming

Hình 1.4 (a) cho thấy mức cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ mới ở trên đường cân bằng BP, cán cân thanh toán thặng dư nên áp lực tỷ giá giảm. Do cơ chế tỷ giá hối đoái cố định nên NHTW cần phải mua ngoại tệ vào

để giữ cho tỷ giá ổn định, điều này đã làm cho cung tiền gia tăng, lúc này đường LM dịch chuyển sang phải nên làm cho sản lượng tiếp tục tăng và lãi suất giảm về đúng mức lãi suất ban đầu r0. Như vậy, với vốn tự do lưu chuyển thì sản lượng tăng, lãi suất không đổi.

Tương tự Hình 1.4 (a), Hình 1.4 (b) cho thấy khi CSTK tăng làm cho

chảy vào trong nước khi lãi suất thực trong nước tăng ít hơn nên lượng cung tiền nội tệ tăng thêm ít hơn. Do đó, mức lãi suất giảm về r2 cao hơn so với lãi suất ban đầu r0.

Hình 1.4 (c) cho thấy xu hướng ngược lại vì điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ và hàng hóa mới nằm dưới đường BP, tức là cán cân thanh toán đang bị thâm hụt, áp lực tỷ giá tăng. Để giữ ổn định tỷ giá thì NHTW cần bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nên làm cho cung tiền giảm. Điều này làm cho đường LM dịch chuyển sang trái, lãi suất trên thị trường gia tăng và sản lượng giảm. Như vậy, trong trường hợp này thì sản lượng Y2 tăng so với ban đầu nhưng nhỏ hơn Y1, lãi suất r2 lại cao hơn cả r0 và Γ1.

Tương tự Hình 1.4 (c), Hình 1.4 (d) cho thấy NHTW cần phải bán ngoại

tệ trên thị trường để giữ vững tỷ giá mục tiêu đặt ra. Nhưng vì vốn đầu tư không lưu chuyển tự do nên với bất kỳ mức lãi suất nào thì lượng vốn này đều

không đổi, như vậy cung ngoại tệ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung của NHTW nên NHTW cần phải bán với lượng lớn hơn so với Hình 1.4 (c). Ket quả dẫn đến là mức sản lượng giảm mạnh và quay về mức sản lượng ban đầu Y0 trong khi lãi suất tăng liên tục và đạt mức r2.

Như vậy, hiệu lực của CSTK trong cơ chế tỷ giá cố định phụ thuộc vào mức độ lưu chuyển vốn tự do, CSTK có hiệu lực tăng dần đồng thời với mức độ tự do lưu chuyển vốn. Khi vốn lưu chuyển hoàn toàn tự do thì CSTK có hiệu lực vượt trội và khi vốn không lưu chuyển tự do thì CSTK không có tác động.

Chính sách tiền tệ trong cơ chế tỷ giá cố định

Khác biệt so với CSTK trong tỷ giá cố định, CSTT không có hiệu lực bất kể mức độ tự do lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. Cụ thể, để gia tăng sản lượng thì CSTT mở rộng cần được thực hiện, lúc này đường LM dịch chuyển sang phải và cân bằng bên trong đạt ở mức lãi suất r1 < r0 và mức sản lượng Y1 = Yp.

Hình 1.5 Hiệu quả của chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên mô hình Mundell - Fleming

Tuy nhiên, mức cân bằng mới làm cho cán cân thanh toán thâm hụt và tỷ giá chịu áp lực tăng, để giữ cho tỷ giá cố định thì NHTW cần phải bán ngoại tệ trên thị trường. Điều này đã làm cho cung nội tệ trong nền kinh tế giảm đúng với mức gia tăng ở giai đoạn (1), do đó, giai đoạn (2) này đã đưa đường LM về lại với mức ban đầu như chưa có chính sách nào được thực thi.

1.4.2.2. Hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi

Chính sách tài khóa trong cơ chế tỷ giá thả nổi

Hình 1.6 Hiệu quả của chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi

Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên mô hình Mundell - Fleming

Tương tự với CSTK trong tỷ giá cố định, CSTK mở rộng dẫn đến trạng thái cân bằng mới là ri và Y1. Sự thay đổi tiếp theo sẽ phụ thuộc vào mức độ lưu chuyển vốn tự do trong nền kinh tế.

Hình 1.6 (a) cho thấy mức cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ mới đã làm cho cán cân thanh toán thặng dư làm cho tỷ giá giảm (đồng nội

tệ tăng giá). Trong ngắn hạn, giá cả chậm thay đổi theo lý thuyết giá cả cứng nhắc nên hàng hóa nước ngoài trở nên rẻ hơn, hàng hóa trong nước trở nên mắc hơn. Do đó, lượng nhập khẩu tăng và lượng xuất khẩu giảm, tức là mức xuất khẩu ròng giảm. Như vậy, dưới tác động của tỷ giá giảm thì đường IS dịch chuyển sang trái do cầu giảm. Lúc này, sản lượng và lãi suất cân bằng quay trở về vị trí ban đầu, cho thấy CSTK vô hiệu trong cơ chế tỷ giá thả nổi,

vốn lưu chuyển hoàn toàn tự do.

Tương tự Hình 1.6 (a), do sự tác động của tỷ giá giảm nên đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, nhưng vì mức độ lưu chuyển vốn tự do thấp hơn nên nguồn ngoại tệ đổ vào thị trường trong nước ít hơn nên mức tỷ giá giảm ít hơn. Điều này dẫn đến sự dịch chuyển đường IS ít hơn so với Hình 1.6 (a) nên sản lượng cân bằng tăng so với ban đầu (Y2>Y0), và lãi suất cao hơn (r2>r0).

Hình 1.6 (c) cho thấy mức lãi suất và sản lượng cân bằng mới đã làm cho cán cân thanh toán thâm hụt. Lượng cầu ngoại tệ cao trong khi cung ngoại tệ thấp hơn nên làm cho tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá). Hàng hóa xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn đối với thị trường nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu trở nên kém hấp dẫn trong thị trường hàng hóa trong nước nên xuất khẩu ròng tăng. Điều này làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế nên đường IS tiếp tục dịch chuyển sang phải và đạt mức cân bằng mới r2>r1>r0 và Y2>Y1>Y0.

Tương tự Hình 1.6 (d), nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng mới với r2>r1>r0 và Y2>Y1>Y0. Tuy nhiên, vốn không tự do lưu chuyển nên nguồn cung ngoại tệ chảy vào thị trường là không có trong khi Hình 1.6 (c) có sự gia tăng lượng cung ngoại tệ vì lãi suất trong nước tăng. Do đó, tỷ giá trong

Hình 1.6 (d) sẽ tăng mạnh hơn, tức nội tệ giảm giá nhiều hơn nên mức xuất khẩu ròng sẽ cao hơn. Điều này làm cho sản lượng cân bằng và lãi suất ở

Chế độ tỷ giá Mức độ lưu chuyển vốn Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Tỷ giá cố định

Hoàn toàn tự do Vô hiệu Hiệu quả vượt trội Không tự do lưu

chuyển

Vô hiệu Vô hiệu

Tỷ giá thả nổi

Hoàn toàn tự do Hiệu quả vượt trội Vô hiệu Không tự do lưu

chuyển Kém hiệu quả hơn Hiệu quả vượt trội

Như vậy, hiệu lực của CSTK trong cơ chế tỷ giá thả nổi phụ thuộc vào mức độ lưu chuyển vốn tự do, CSTK có hiệu lực giảm dần khi mức độ tự do lưu chuyển vốn tăng dần. Khi vốn lưu chuyển hoàn toàn tự do thì CSTK vô hiệu và khi vốn không

lưu chuyển tự do thì CSTK có tác dụng vượt trội.

Chỉnh sách tiền tệ trong cơ chế tỷ giá thả nổi

YQ Y1 Y2 Y LM1 Y0Y]Y2 Y

r (a) r (d)

Hình 1.7 Hiệu quả của chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá thả nổi

Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên mô hình Mundell - Fleming

Nhằm kích thích sản lượng gia tăng, NHTW mở rộng CSTT đã làm cho sản lượng tăng lên Y1 và lãi suất giảm xuống còn rɪ. Lãi suất giảm làm cho nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng lưu chuyển ra khỏi nền kinh tế trong nước làm cho tỷ giá tăng. Như phân tích ở Hình 1.6 (c), tỷ giá tăng nên đường IS dịch chuyển sang phải dưới tác động của sự gia tăng xuất khẩu ròng làm cho sản lượng tiếp tục tăng. Tùy thuộc vào mức độ tự do lưu chuyển vốn mà sự dịch chuyển đường IS sẽ mạnh hay yếu, điều

này dẫn đến mức gia tăng sản lượng là khác nhau. Dựa trên minh họa ở Hình 1.7,

hiệu lực của CSTT trong cơ chế tỷ giá thả nổi phụ thuộc vào mức độ lưu chuyển vốn tự do, CSTT có hiệu lực tăng dần khi mức độ tự do lưu chuyển vốn tăng dần.

Bảng 1.1 Hiệu quả độc lập của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế

mức độ tự do lưu chuyển vốn trong khi hiệu quả CSTK tăng theo mức độ tự do lưu chuyển vốn. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi thì CSTT có hiệu lực tăng dần và CSTK có hiệu lực giảm dần theo mức độ tự do lưu chuyển vốn.

1.4.3. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá theo nhữngtình huống kinh tế khác nhau tình huống kinh tế khác nhau

Đinh Xuân Cường và Nguyễn Thị Nhung (2017) phân tích cơ chế tỷ giá Việt Nam cho thấy cơ chế tỷ giá đang có sự chuyển dịch và mang tính linh hoạt theo thị trường hơn nhằm tiến đến việc thả nổi tỷ giá. Cùng với đó là xu hướng tự do hóa hơn

khi Việt Nam đang dần hòa mình vào xu thế hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định

được ký kết. Như vậy, theo mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell-Fleming thì Việt Nam đang có sự thay đổi dần nhằm nâng cao khả năng độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính khu vực và chính sách tỷ giá đang dần thả nổi. Do đó, những phân tích phối

hợp CSTT và CSTK trong mục này sẽ được phân tích dựa trên bối cảnh tỷ giá thả nổi

và vốn tự do lưu chuyển không hoàn toàn (cả hai chính sách điều có hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế).

Hình 1.8 Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên đồ thị của Alan S. Blinder (1982)

Hình 1.8 được phân tích dựa trên ý tưởng chỉ ra vấn đề trong việc phối hợp giữa CSTT và CSTK của Alan S . Blinder (1982). Để nền kinh tế tăng trưởng ổn định,

bền vững thì mức sản lượng sản xuất ra trong nước cần phải đạt mức sản lượng tiềm năng, nếu như sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì lạm phát thấp nhưng nền kinh tế suy thoái, ngược lại nếu sản lượng thực cao hơn sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với lạm phát cao. Ngoài ra, nền kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế đóng góp vào sự phát triển của một quốc gia nên

tỷ trọng đầu tư tư nhân trên tổng sản lượng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải quan tâm. Do đó, Alan S . Blinder (1982) đã sử dụng đồ thị với trục tung thể hiện khoảng cách giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng trong khi trục hoành thể hiện khoảng cách giữa tỷ lệ đầu tư tư nhân trong tổng mức sản lượng thực tế với tỷ lệ đầu tư tư nhân trong mức sản tượng tiềm năng để xác định tổ hợp CSTT và CSTK tối ưu.

Khi đó, giao điểm giữa trục hoành và trục tung (điểm O) phản ánh mức sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng và tỷ trọng đầu tư tư nhân thực bằng với tỷ trọng đầu tư tư nhân tiềm năng. Như vậy, cần phải phối hợp CSTT và CSTK sao cho đưa trạng thái nền kinh tế dịch chuyển về điểm O.

Trên Hình 1.8 sự xuất hiện của vectơ m và f, đây là những vectơ thể hiện xu hướng tác động của từng chính sách đến sản lượng thực và tỷ trọng đầu tư tư nhân thực. Cụ thể, vectơ m thể hiện xu hướng tác động của CSTT mở rộng, điều này làm cho tỷ trọng đầu tư tư nhân gia tăng và sản lượng thực cũng tăng, do đó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách so với chỉ tiêu tiềm năng. Vectơ m thể hiện xu hướng tác động của CSTK mở rộng làm thu hẹp khoảng cách giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng,

tuy nhiên nó lại làm giảm tỷ trọng đầu tư tư nhân trong nền kinh tế. Đường nét đứt đi

qua góc phần tư thứ I và thứ III là đường thẳng cùng phương với vectơ m và đường nét đứt đi qua góc phần tư thứ II và thứ IV là đường thẳng cùng phương với vectơ f.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 47)