Mục tiêu của chính sách tài khoá

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 36 - 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Chính sách tài khoá

1.2.1. Mục tiêu của chính sách tài khoá

Quản lý thu chi NSNN về mặt điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm hướng tới ba mục tiêu cơ bản là tăng cường tiềm lực cho TTKT; ổn định giá trị tiền tệ, hạn chế lạm

phát và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, tăng cường an sinh xã hội.

Tăng cường tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế: Về ngắn hạn, CSTK sẽ có tác động trực tiếp đến tổng sản lượng quốc gia vốn là thước đo cho sự TTKT của một quốc gia. Thay đổi mức chi tiêu Chính phủ và thu thuế trong năm sẽ tác động đến tổng cầu trong năm đó và làm thay đổi tốc độ TTKT. Về dài hạn, việc phân bổ chi tiêu Chính phủ và thay đổi hệ thống thu thuế theo từng lĩnh vực sẽ tạo nên sự định hướng thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Không những vậy, việc chi tiêu của Chính phủ còn có tác động lâu dài hơn trong nền kinh tế thông qua việc tạo nên những tiền đề cơ bản, nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Điển hình như việc đầu tư cho giáo dục hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với khả năng tư duy sáng tạo sẽ làm tăng năng suất lao động, gia tăng sản lượng, thúc đẩy TTKT.

Ồn định giá trị tiền tệ: Thu thuế làm ảnh hưởng đến dòng tiền khả dụng của dân chúng, tác động đến chi tiêu tư nhân và chi tiêu chính phủ quyết định mức độ đầu

tư công là những yếu tố cầu thành hàm cầu trong nền kinh tế. Sự thay đổi hàm cầu sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên, khi này lạm phát xuất hiện và được gọi là lạm phát do cầu kéo. Như vậy, Chính phủ sẽ sử dụng CSTK để tác động đến cầu hàng hóa trên thị trường để điều tiết giá cả, giữ ổn định sức mua đồng tiền và

Tạo công ăn việc làm, tăng cường an sinh xã hội: Hệ thống thu thuế với tác động phân phối lại thu nhập trong dân chúng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống

của người dân thông qua các hoạt động chi tiêu đầu tư xã hội của Chính phủ. Ngoài ra, chi tiêu của Chính phủ là hoạt động đầu tư công như xây dựng trường học, bệnh viện, công trình giao thông công cộng, bảo vệ môi trường,... Thông qua hoạt động đầu tư này mà cầu trên thị trường lao động gia tăng, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, hạn chế thất nghiệp, giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 36 - 37)