Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 76 - 82)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

2.1.1. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thì NHTW và Bộ Tài chính,

hai cơ quan điều tiết CSTT và CSTK, đều trực thuộc Chính phủ. Do đó, khi hai cơ quan sử dụng các công cụ nằm trong tay mình để điều tiết nền kinh tế thì đều phải thông qua Chính phủ. Lúc này, mục tiêu điều hành giữa hai chính sách có tồn tại sự tương đồng nhất định với nhau. Tùy vào điều kiện nền kinh tế mà mục tiêu nào sẽ được ưu tiên điều tiết: ổn định kinh tế vĩ mô (TTKT) hay là ổn định giá trị tiền tệ (kiềm chế lạm phát).

Sự phối hợp trong điều hành CSTT và CSTK được quan tâm, chú trọng khi NHNN cùng với Bộ Tài chính tiến hành ký kết “Quy chế về phối hợp công tác và trao đổi thông tin” vào ngày 29/02/2012 nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và điều hành CSTT và CSTK (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012). Việc phối hợp diễn ra ngày càng chặt chẽ hơn khi các Bộ và cơ quan ngang Bộ gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương trong việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô vào ngày 02/12/2014.

Việc phối hợp xử lý để điều tiết nền kinh tế được Ban chỉ đạo liên Bộ thực thi (các thành viên là Bộ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thống đốc NHNN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - chủ trì Ban chỉ đạo liên Bộ). Về nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì xây dựng, điều hành mục tiêu TTKT và về mục tiêu lạm phát thì do NHNN chủ trì xây dựng và điều hành. Như vậy, về mục tiêu điều hành nền kinh tế hàng năm sẽ do NHNN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành,

làm cơ quan đầu mối chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan khác. về thực thi CSTK và chính sách ngoại thương do Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chủ trì điều hành tương ứng. Các bộ có nhiệu vụ phối hợp, cung cấp thông tin theo lĩnh vực quản lý của mình và định kỳ hàng quý, cơ quan chủ trì sẽ phải tổng hợp, lập báo cáo kết quả phối hợp điều hành các chính sách để báo cáo Chính phủ.

Bảng 2.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2002- 2019

2008 __________8.5-9%__________ <tăng trưởng GDP 2009 ___________6.5%___________ <15% 2010 ___________6.5%___________ <7% 2011 __________7-7.5%__________ <7% 2012 __________6-6.5%__________ <10% 2013 ___________5.5%___________ ________8%________ 2014 ___________5.8%___________ ________7%________ 2015 ___________6.2%___________ ________5%________ 2016 ___________6.7%___________ <5% 2017 ___________6.7%___________ ________4%________ 2018 _________6.5-6.7%_________ ________4%________ 2019 _________6.6-6.8%_________ ________4%________

dựng

và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Thông qua nghiên cứu những

mục tiêu chung này ta sẽ nhận thấy được xu hướng phối hợp dài hạn giữa CSTK và CSTT đến nền kinh tế tổng thể.

Giai đoạn 2002-2005 nằm trong thời gian thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. Mục tiêu điều hành chính sách trong giai đoạn này chịu

ảnh hưởng bởi khoảng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997. Trước bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục vào cuối năm 2000 và giảm phát đang xảy ra đến từ phía cầu thì

ưu tiên trong giai đoạn này là tiếp tục thúc đẩy TTKT với sự mở rộng liên tục của CSTT và CSTK. Giai đoạn này lạm phát không phải là vấn đề đáng quan ngại nên Nghị quyết số 55/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội “Về kế hoạch

5 năm 2001-2005” đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7.5%. Trong

giai đoạn này nền kinh tế vĩ mô được điều tiết phát triển thuận lợi nên mục tiêu tăng trưởng hàng năm tăng dần từ 7-7. 3% vào năm 2002 lên 8.5% vào năm 2005. Đồng thời với đó là sự nới lỏng mức độ lạm phát được chấp nhận để tạo điều kiện thuận lợi

cho các chính sách thúc đẩy TTKT trong giai đoạn này từ 3-4% lên mức dưới 6.5%. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đặt mục tiêu GDP năm 2010 ít nhất gấp đôi năm 2000 dựa trên kết quả đạt được trong giai đoạn 1991-2000 (tăng 2.07 lần) nên tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn này cần đạt mức 7.2% (Chính phủ, 2001). Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010 thì mục tiêu TTKT

vẫn được đặt lên hàng đầu nên Nghị quyết số 56/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội “Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010” đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 7.5%-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. Tuy nhiên năm 2005, nền kinh tế trong và ngoài nước chịu nhiều sự biến động gồm giá dầu tăng

mạnh (hơn 50%), lũ lụt và dịch cúm gia cầm bùng phát đã tạo áp lực cho chỉ số giá tiêu dùng (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005). Do đó mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2006 là 8% thay vì 8.5% như năm 2005, kèm theo đó là mức lạm phát mục tiêu cần đạt được là dưới tốc độ tăng trưởng GDP trong năm. Năm 2008 dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho lạm phát gia tăng mạnh vượt khỏi tỷ lệ lạm phát mục tiêu đặt ra. Do đó, trong năm này đã có sự thay đổi mục tiêu ưu tiên điều tiết vĩ mô từ duy trì TTKT với tốc độ cao sang kiềm chế lạm phát và kiểm soát giá cả với các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ như: (i)Văn bản Số 75/TTg- KTTH của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2008 về việc kiềm chế lạm phát, chống tăng giá năm 2008; (ii) Văn bản Số 319/TTg-KTTH ngày 03 tháng 03 năm 2008 về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 và

(iii) Nghị quyết Số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng

bền vững. Qua đó, yêu cầu thực hiện thắt chặt cả CSTT và CSTK nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là “kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,

bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu". Mục tiêu điều hành kinh tế năm 2009 có nhiều biến chuyển,

Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 xác định mục tiêu tổng quát trong năm này là

“Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý,

bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội”. Đến ngày 11

tháng

12 năm 2008, Chính phủ đánh giá cho rằng “lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ

mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm' nên ban hành Nghị quyết

Số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì TTKT, bảo đảm an sinh xã hội xác định năm 2009 với “nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng'.

Giai đoạn 2000-2010, với xu hướng chủ đạo là “đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng

kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển' (Chính phủ, 2001) thì sang giai đoạn mới 2011-2020

đã có sự biến chuyển rõ rệt trong điều hành nền kinh tế khi Quyết định Số 432/QĐ- TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Như vậy, trước đó nền kinh tế chủ yếu được điều hành theo hướng chú trọng phát triển theo chiều rộng thông qua các biện pháp gia tăng yếu tố đầu vào về lao động và vốn thì sang giai đoạn 2011- 2020 đã tập trung vào “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo

hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh”, nâng cao sự đóng góp của

các yếu tố giúp nền kinh tế phát triển bền vững như TFP, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra được ban hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2010 đánh dấu bước chuyển trong việc hoạch định mục tiêu CSTT trong trung và dài hạn, cụ thể “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm

gia ... bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phái" được “Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông

qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng”. Như vậy, nếu như trước đây CSTT được

điều hành cùng với CSTK để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy TTKT là trọng tâm, việc kiểm soát lạm phát mang tính hỗ trợ thì trong giai đoạn 2011-2015 vấn đề kiểm soát lạm phát đã được Quốc hội quan tâm và đặt ra mục tiêu cụ thể hơn khi tổng sản phẩm

trong nước bình quân 5 năm tăng khoảng 6.5%-7% và giảm mức độ tăng chỉ số giá tiêu dùng xuống còn khoảng 5%-7% vào năm 2015 (Nghị quyết Số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015). Về khả năng mở rộng tài khóa, Quốc hội cho phép Chính phủ thực hiện việc đầu tư công, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế theo hướng giảm dần thâm hụt ngân sách xuống dưới 4.5% GDP vào năm 2015.

Tiếp nối kết quả thành công trong việc kiềm chế lạm phát và kiểm soát giá cả trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu điều hành trong giai đoạn 2015-2020 là giữ cho mức lạm phát thấp (năm 2016 dưới 5% và 2017-2019 khoảng 4%) kết hợp với mục tiêu tăng trưởng thu nhập bình quân 5 năm đạt mức 6.5 - 7%/năm cùng với mức thâm

hụt NSNN đạt dưới 4% GDP vào năm 2020 (Nghị quyết Số 142/2016/QH13 ngày 12

tháng 04 năm 2016 của Quốc hội Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-

2020). Do đó, giai đoạn 2016-2019 NHNN đã đặt mục tiêu bám sát diễn biến nền kinh tế vĩ mô để “điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối

hợp hài hòa chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát

lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng” (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019).

Như vậy, thông qua phân tích mục tiêu điều hành CSTT và CSTK trong giai đoạn 2002-2019 ta nhận thấy được mục tiêu trung và dài hạn theo từng giai đoạn. Theo đó, năm 2002-2010 tập trung vào phát triển kinh tế nhanh để thoát nghèo nên mục tiêu kiểm soát lạm phát của NHTW được xem là hỗ trợ. Trong giai đoạn 2011- 2019 việc giữ cho giá cả hàng hóa ổn định hơn, thâm hụt ngân sách giảm là ưu tiên hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Về ngắn

hạn, dựa trên tình hình thực tế của vĩ mô mà CSTT và CSTK được điều hành theo hướng linh hoạt, đảm bảo ổn định vĩ mô thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 76 - 82)