5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
2.1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực và lạm phát giai đoạn 2002-2019
KV -CY1 -Cv5 -C^ -C^ Kb -Cvi -`s` -Xs ʌv -X5 ʌɔ -∖∖ ʌb *3
—•—Tăng trưởng GDP thực -A-Tỷ lệ lạm phát
Nguồn: https://aric.adb.org/database/economic-financial-indicators/
Mức tăng trưởng GDP thực trong giai đoạn 2002-2007 có xu hướng gia tăng từ 7.08%/năm vào 2002 lên 8.442% năm 2007. Đây là kết quả của sự nỗ lực phối hợp
CSTT và CSTK để thực hiện mục tiêu đưa nền kinh tế khỏi danh sách các nước nghèo.
Đồng thời với đó là xu hướng gia tăng của tỷ lệ lạm phát khi các chính sách điều tiết nền kinh tế liên tục mở rộng để kích cầu nền kinh tế, lạm phát đã tăng từ 3.792% năm
2002 lên 7.757% vào năm 2004. Đứng trước những khó khăn về biến động giá dầu thế giới, lũ lụt và dịch cúm gia cầm trong năm 2005 đã làm cho tỷ lệ lạm phát chạm mốc 8.284% (cao nhất kể từ khi khủng hoảng tiền tệ 1997 kết thúc).
Khủng hoảng toàn cầu bắt đầu cuối năm 2007 đã tác động mạnh đến lạm phát trong nước cũng như khả năng đạt được mục tiêu về TTKT trong giai đoạn 2007- 2010. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 là 123.12%, như vậy, so với năm 2007 thì giá cả hàng hóa thiết yếu tăng 23.12%. Mức tăng này phản ánh hiệu quả hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào tăng nhanh hơn năng suất sản xuất, vốn là hạn chế hiện hữu của mô hình tăng trưởng của Việt
Nam dựa trên yếu tố vốn và lao động là chủ yếu. Ket quả của nỗ lực phối hợp CSTT và CSTK năm 2008 là mức tăng thu nhập thực trong nước là 6.311%.
Với sự đổi mới trong mô hình TTKT từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu giai đoạn 2010-2020 đã đặt ra yêu cầu kiểm soát tốt lạm phát tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, tập trung vào các yếu tố tăng trưởng dài hạn như đầu tư cho
khoa học và giáo dục, cơ sở hạ tầng, đổi mới thể chế. Những đầu tư này mang lại hiệu
quả trong dài hạn nên tốc độ tăng trưởng trung bình 2011-2019 chỉ đạt 6.311%/năm thay vì mức 7.37% trong giai đoạn 2002-2010. Nguy cơ khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011 khi các quốc gia thành viên trong khu vực đồng tiền chung Euro mất đi sự độc lập của CSTT dẫn đến việc sử dụng quá mức CSTK mở rộng thông qua vay
nợ đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn thế giới. Do đó, TTKT trong năm 2011 đạt 6.24% với tỷ lệ lạm phát 18.676%, đỉnh điểm là tốc độ TTKT giảm chỉ còn 5.247% vào năm 2012. Nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK mà kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ tăng dần qua từng năm đến 2019 đạt hơn 7%. Cùng với đó là tỷ lệ lạm phát được kiểm soát thấp ở mục tiêu khoảng 4%, riêng năm 2015 do cuộc chiến giá dầu thô trên thế giới đã làm giá dầu giảm tác động đến sự giảm giá hàng hóa trên diện rộng nên tỷ lệ lạm phát năm này chỉ ở mức 0.632%.
Nền kinh tế thị trường giúp phân bổ các nguồn lực có hiệu quả trong nền kinh tế, nó thúc đẩy sự sáng tạo, giải phóng con người khỏi những tâm lý ỷ lại vào chế độ bao cấp. Mà nền kinh tế thị trường yêu cầu sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu thành phần nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cùng với quá trình tăng trưởng thu nhập quốc dân. Sự thống trị của nền kinh
tế nhà nước đã suy giảm qua từng năm khi mục tiêu phát triển các thành phần kinh tế
khác được đẩy mạnh, theo đó, tỷ trọng trên vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 57.3% năm 2002 hiện chỉ còn 31% vào năm 2019. Ngoài ra, Biểu đồ 2.2 còn cho thấy
được xu hướng tăng liên tục của nền kinh tế ngoài nhà nước với tỷ trọng khoảng 25%
vào năm 2002 đã vươn lên dẫn đầu với gần một nữa giá trị vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2019. Như vậy, nền kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh với khả năng
lực vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2007 và 2008, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng vượt trội do khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển sang các quốc gia có tính ổn định về nền kinh tế cao hơn, điều này cho thấy hiệu quả việc phối hợp các chính sách kiểm soát lạm phát và hỗ trợ TTKT nước ta.
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế
□ Kinh tế Nhà nước □ Kinh tế ngoài nhà nước □ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018 Sơ bộ 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê