.4 Biên độ dao động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2002-2019

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 94)

11/02/2011 _________1%_________ 230/QĐ-NHNN 12/08/2015 _________2%_________ 1595/QĐ-NHNN 19/08/2015 _________3%_________ 1636/QĐ-NHNN

đến năm 2008 đã có sự gia tăng trong mức độ dao động của tỷ gia từ 0.25% lên 1%. Như vậy, NHNN đang thực hiện nới lỏng cam kết giữ mức độ ổn định của tỷ giá trong

các hoạt động thương mại quốc tế. Với sự biến động mạnh của thị trường vốn quốc tế khi các nhà đầu tư ngoại tìm kiếm thị trường tiềm năng để trú ẩn an toàn trước cú sốc của khủng hoảng kinh tế thì tỷ giá giao dịch giai đoạn 2008-2009 đã được nới lỏng biên độ dao động lên đến 5%. Năm 2011 trước diễn biến của sự mất giá đồng EUR và tăng giá của đồng USD gây áp lực mạnh đối với tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nên NHNN đã tiến hành giảm biên độ dao động xuống còn 1%. Việc giảm biên độ này được thực hiện cùng với giới hạn lãi suất huy động và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng USD nhằm thực hiện kiểm soát lạm phát, hỗ trợ TTKT theo chủ trương của Chính phủ.

Thực trạng Trung Quốc liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ và việc Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất liên bang trong tháng 8 năm 2015 đã gây sức ép lên tỷ giá nên NHNN đã liên tiếp điều chỉnh biên độ dao động chỉ trong vòng 1 tuần từ 1% lên 2% ngày 12/08/2015 và lên 3% ngày 19/08/2015 (Nguyễn Duy Sữu, 2017). Ngày 17/12/2015, cục dự trữ liên bang Mỹ tiến hành nâng lãi suất USD lên 0.25% nên

NHNN đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN có hiệu lực vào ngày 18/12/2015

hạ lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân đều ở mức 0%. Quyết định giảm lãi suất này cho thấy quyết tâm trong việc thực hiện các giải pháp chống tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế cũng như chuyển dần quan hệ tín dụng đối với đồng USD thành

giao dịch mua bán. Chính sách này nhằm tăng cung ngoại tệ thông qua việc đưa USD

trong dân cư vào giao dịch khi người dân nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ. Nhờ vào đó mà tỷ giá ổn định hơn trong biên độ dao động trước

tác động lãi suất đông USD trên thị trường quốc tế.

12% 10% 8% 6% 4% 2% 0% cζv ~Φ ʌop c⅛> cC c⅛> ʌ`s` Xv ʌv ʌɔ ʌɔ ʌk √0 √√, √θ <F F F F fF F F F F # # F # F ≠ # # F

1=1 Tỷ giá — Thay đổi

Nguồn: International Monetary Fund

Lạm phát ở nước ta cao hơn ở Mỹ nên tỷ giá sẽ có xu hướng gia tăng theo thời

gian, mức gia tăng cao trong thời gian ngắn cho thấy tình trạng bất ổn định của tỷ giá và có tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ với các chủ nợ nước ngoài. Với cơ chế điều hành tỷ giá thông qua tỷ giá trung tâm, NHNN ngăn chặn được tình trạng biến động mạnh của tỷ giá trong thời gian ngắn và cho thấy hiệu quả trong giai đoạn 2002-2008 khi tốc độ tăng tỷ giá hàng năm đã có sự suy giảm từ 1.51% năm 2003 xuống 0.69% năm 2007. Tỷ giá năm 2008 chỉ tăng có 1.22% so với năm 2007 cho thấy NHNN điều chỉnh xu hướng biến động của VND

phần nhập khẩu lạm phát thế giới vào nền kinh tế nước ta mặc dù NHNN đã tiến hành

nới lỏng biên độ dao động từ 1% lên 3%.

Giai đoạn 2010-2011 với sự tăng giá của đồng USD do tác động của sự suy yếu đồng tiền chung khu vực Châu Âu đã gây sức ép cho tỷ giá biến động mạnh. Sự gia tăng tỷ giá được điều tiết thông qua biên độ dao động thấp đã giúp cho nhà sản xuất nắm được xu hướng thị trường để có những biện pháp ứng phó kịp thời, tránh được tình trạng tỷ giá tăng đột ngột làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngoại tệ và chi phí sản xuất gia tăng. Giai đoạn 2012-2019 tỷ giá được điều hành ổn định với mức tăng hàng năm khoảng 1.5%/năm.

2.1.3.3. Kênh tín dụng

Trong các kênh tín dụng được trình bày tại chương 1 thì kênh tín dụng ngân hàng cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho các đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, ở nội dung này sẽ phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng trong hệ thống các NHTM. Biểu đồ 2.4 cho thấy với 1% tăng trưởng GDP cần đến lượng tăng trưởng tín dụng lớn, mức thấp nhất trong giai đoạn 2002-2010 là gần 3% vào năm 2006.

Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2002-2010

60 50 40 30 20 10 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 —•—Tăng trưởng GDP thực -A-Tăng trưởng tín dụng

Thực tế 14.70

% 8.85% 12.52% 14.16% 17.26% 18.71% 18.17% 13.89

% 13.65%

Với nhiệm vụ TTKT được đặt ra trong giai đoạn 2001-2005, NHNN đã sử dụng các công cụ điều tiết nới lỏng, gia tăng mức tín dụng trong nền kinh tế. Dựa trên

số liệu do IMF công bố, cho thấy mức tăng trưởng tín dụng đã tăng liên tục từ năm 2002-2004 với mức tăng trưởng tương ứng là 25.48%, 32.45% và 39.4%. Trong giai đoạn này các chủ thể kinh tế tăng cường mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn lớn, trong

khi đó thị trường chứng khoán vẫn chưa phát triển để trở thành nơi huy động vốn ngoài hệ thống ngân hàng hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2005 đã có sự chậm lại do lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng, làm cho mặt bằng

lãi suất trong nước có sự biến động nên hạn chế khả năng gia tăng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Cùng với đó là nhu cầu vốn được đáp ứng bởi các nguồn vốn khác như viện trợ không hoàn lại (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quỹ hỗ trợ phát triển,... cũng đã góp phần làm hạn chế tốc độ tăng tín dụng trong năm. Tuy nhiên, điều này có tác động nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát trong nước trước diễn biến tăng giá dầu và dịch cúm gia

cầm (Báo cáo thường niên 2005, Ngân hàng Nhà nước).

Giai đoạn 2006-2010 hoạt động tín dụng trong nước chứng kiến biến động mạnh dưới các sự kiện kinh tế. Như phân tích ở kênh lãi suất, năm 2006 chứng kiến dòng tiền đổ bộ vào thị trường trong nước thông qua các kênh khác nhau như thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài nên khả năng mở rộng tín dụng gặp hạn chế. Tuy nhiên dưới sự bùng phát của cơn sốt đất năm 2007 đã làm tăng nhu cầu tín dụng toàn nền kinh tế cho mục đích phi sản xuất nên đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

đạt mức kỷ lục 49.8%/năm. Trước nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng khi bong bóng bất động sản vỡ cùng với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên NHNN đã thực thi các chính sách điều tiết quyết liệt để kiểm soát lạm phát trong năm 2008. Do đó tăng trưởng tín dụng đã hạ nhiệt xuống còn 27.6%. Năm 2009, NHNN đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc ngăn chặn suy thoái kinh tế nên đã thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất làm cho mức tăng trưởng tín dụng trong năm đạt 45.3%.

dụng công cụ hạn mức tín dụng đối với từng năm trong nền kinh tế. Với nhận định tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn vừa qua mang tính kém bền vững, chất lượng tín

dụng xấu nên định hướng trong năm 2011 mức tăng trưởng tín dụng cần đạt dưới 20%. Bằng các công cụ điều tiết thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 14.7%/năm.

Với mục tiêu kiên quyết đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 ngày 03 năm 2012

về Phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". Cùng với đề án này, NHNN tiếp tục ra chi thị quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong năm 2012 là dưới 17%, điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Mục tiêu tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh được toàn hệ thống triển khai

như giảm lãi suất cho vay và tiết kiệm chi phí để tạo điều kiện mở rộng tín dụng; rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ vốn vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định pháp luật (Báo cáo thường niên 2012, Ngân hàng Nhà nước).

Năm 2015, trước tình hình nền kinh tế tiếp tục cải thiện, nền kinh tế cần vốn để phát triển nên NHNN đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm lên khoảng 18% thay vì 15-17% như trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 27/01/2015 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015 (Báo cáo thường niên 2015, Ngân hàng Nhà nước). Tiếp tục xu hướng điều hành linh hoạt trên thị trường, NHNN đã ban hành phương hướng tín dụng trong từng

năm trên cơ sở tình hình tài chính và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh theo đề nghị của các TCTD. Theo đó, tăng trưởng tín dụng đạt được liên tục trong 3 năm 2017-2019 lần lượt đạt 18.17%, 13.89% và 13.65%.

2.1.4. Kênh truyền dẫn của chính sách tài khóa

Biểu đồ 2.5 Tình trạng ngân sách nhà nước 2002-2019

Đơn vị: trăm nghìn tỷ đồng, %/GDP

^MThu NSNN ^MChi NSNN Thâm hụt NSNN Tỷ lệ thâm hụt NSNN

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Dựa trên mục tiêu tổng quát của các Chiến lược và kế hoạch kinh tế xã hội theo giai đoạn đề ra mà CSTK đã được điều chỉnh linh hoạt theo từng năm cùng với diễn biến của nền kinh tế xã hội nước nhà.

Giai đoạn 2002-2005, CSTK đã được điều hành mở rộng cùng với CSTT nhằm

cải thiện tốc độ tăng trưởng sản lượng trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng GDP trong giai đoạn này là 7.5%. Kết quả thực hiện giai đoạn này cho thấy tốc độ tăng trưởng thu và chi NSNN một cách đáng kể, thu ngân sách năm 2005 gấp 1.84 lần so với năm 2002 và chi gấp 1.77 lần. Tốc độ tăng trưởng của thu ngân sách cao hơn chi ngân sách nên tình trạng thâm hụt ngân sách giai đoạn này được cải thiện

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2007 của Tổng cục Thống kê dự toán thu ngân sách đạt 281.9 nghìn tỷ đồng và chi ngân sách đạt 357.4 nghìn tỷ

đồng. Kết quả thực hiện cho thấy cả thu và chi trong năm điều vượt dự toán khi thu NSNN đạt 315.9 nghìn tỷ đồng và chi đạt 399.4 nghìn tỷ đồng. Trong khi các khoản mục chi đều vượt dự toán thì thu ngân sách có một số chỉ tiêu thấp hơn khoảng 5% so với dự toán như là thu từ kinh tế nhà nước (bằng 95.5% dự toán), thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bằng 97.4% dự toán) và thu phí xăng dầu (bằng 94.4% dự toán) .

Năm 2008 với sự bất ổn của nền kinh tế trong nước cùng với biến động thế giới đã làm cho lạm phát bùng nổ mạnh nên Chính phủ đã ban hành các giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt chi tiêu công tại Nghị quyết 10/2008/NQ- CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong nhóm 8 giải pháp đề ra, chi ngân sách cần được rà soát, điều chỉnh và tập trung nguồn lực cho các dự án, công trình có hiệu quả và sắp hoàn thành trong ngắn hạn. Đồng thời đó là việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân công cho các dự án, công trình lớn, là nền tảng TTKT cho những năm tiếp theo và kiên quyết thực hiện chủ trương cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, Chính

phủ còn yêu cầu các thành phần kinh tế nhà nước thực hiện cắt giảm chi đầu tư cho việc xây dựng cơ bản như Tập đoàn Dầu khí giảm hơn 6,000 tỷ đồng, Tập đoàn bưu chính viễn thông giảm 1,000 tỷ đồng (Nguyễn Thanh Giang, 2018). Với những biện pháp mạnh tay cắt giảm chi tiêu, mức thâm hụt ngân sách năm 2008 chỉ đạt 1.37% GDP. Nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi đó tăng trưởng sản lượng thực giảm so với năm 2007.

Thời điểm cuối năm 2008 về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng nền kinh tế lại rơi vào trạng thái trì trệ, hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi vốn kinh doanh trở nên khó tiếp cận, chi phí lãi tăng cao,

giá chi phí nguyên vật liệu tăng do lạm phát diễn ra khắp thế giới. Để ngăn chặn suy thoái kinh tế, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về

những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì TTKT, bảo đảm an sinh xã hội được ban hành cho thấy chủ trương điều hành đã thay đổi từ CSTK thắt chặt chuyển sang mở rộng. Các biện pháp kích thích cầu đầu tư được Chính phủ chỉ đạo như rà soát các văn bản pháp luật đang gây trở ngại, khó khăn cho các dự án đầu tư và khẩn trương xây dựng dự Luật sửa đổ, bổ sung các Luật về đầu tư để trình Quốc hội; Tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 cho đến hết tháng 6/2009 đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trong trường hợp chưa được bố trí nguồn vốn thì cần hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xý lý nguồn vốn, bao gồm việc tạm ứng ngân sách để thực hiện. Đồng hành với những giải pháp mở rộng tài khóa bằng chi tiêu ngân sách thông qua đầu tư công, Chính phủ đã thực hiện công cụ thuế như giảm

30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý IV năm 2008 và năm 2009 đối với thu nhập xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gia hạn thời gian nộp thuế 9 tháng đối với các doanh nghiệp được miễn giảm thuế trên và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các linh kiện điện tử. Những động thái mở rộng tài khóa này đã làm bội chi ngân sách ở mức 5.89% GDP, do chi ngân sách tăng

23.97% nhưng thu ngân sách chỉ tăng 5.63%.

Mở rộng CSTK kết hợp với CSTT mở rộng để ngăn nền kinh tế suy thoái trong

năm 2009-2010 đã đưa mức lạm phát trong nền kinh tế lên cao, TTKT kém ổn định. Do đó, với mục tiêu phát triển bền vững được đặt ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ 2011-2020 Chính phủ đã ban hành một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội như Nghị quyết số 11/NQ-

CP ngày 24/2/2011. Theo đó, phấn đấu nỗ lực tăng thu NSNN từ 7% đến 8% so với dự toán ngân sách năm 2011, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc quản lý thuế nhằm hạn chế thất thu thuế, xử lý các khoản thuế còn tồn động các năm bằng các biện

pháp cưỡng chế và hạn chế xuất hiện các khoản nợ thuế mới trong năm. Đồng thời là

việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ, tiết kiệm thêm 10% các khoản chi phí không cần thiết như trang bị xe ô tô mới, điều hòa nhiệt độ, chi phí điện, nước, văn phòng

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 94)