Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 156 - 157)

5. Phương pháp nghiên cứu

5.2.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tình hình phối hợp của CSTT và CSTK những vẫn chưa tiến hành phân tích dựa trên mức TTKT và lạm phát mục tiêu.

Tức là chưa xác định được mức sản lượng tiềm năng và lạm phát ứng với mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên để kết luận rằng việc phối hợp giữa hai chính sách có thực sự hướng đến trạng thái kinh tế được kỳ vọng hay không. Cùng với đó là chưa tiến hành

lượng hóa mức độ phối hợp giữa hai chính sách mà chỉ đánh giá chủ yếu dựa trên xu hướng biến động của từng chính sách so với kết quả nền kinh tế đã đạt được. Do đó, cần phải thực hiện mô hình đo lường mức sản lượng tiềm năng và ngưỡng lạm phát trong điều kiện các nguồn lực ảnh hưởng đến TTKT được phân tích gồm: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp. Từ đó đánh giá mức độ phối hợp giữa hai chính sách là mạnh hay yếu trong giai đoạn nghiên cứu theo phương pháp định lượng.

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hiệu quả tác động của CSTT đến TTKT thông qua các kênh truyền dẫn gồm: lãi suất, tỷ giá và tín dụng. Trong khi đó CSTT vẫn còn một số kênh truyền dẫn khác như giá cổ phiếu và hiệu ứng của cải của người

dân. Do đó, khi thị trường tài chính phát triển ổn định và trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế thì cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả truyền dẫn qua kênh này để có những giải pháp điều hành phù hợp.

Nghiên cứu đã chỉ ra được nhân tố quyết định đến sự TTKT bền vững của một

quốc gia là năng suất lao động. Do đó việc điều hành CSTT và CSTK về dài hạn phải

định hướng thị trường phát triển những lĩnh vực sản xuất then chốt, dựa trên năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa tiến hành đánh giá hiệu quả của CSTK trong việc tạo yếu tố nền tảng cho năng suất lao động gia tăng thông qua việc nghiên cứu cơ cấu chi ngân sách và tác động của từng lĩnh vực đến TTKT dài hạn. Tương tự, luận văn cũng chưa tiến hành đánh giá hiệu quả của các chính sách

ưu đãi tín dụng đã được ban hành. Như vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo cần phải bổ sung cho nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả các lĩnh vực đầu tư công và các lĩnh vực đầu tư tư nhân cần thúc đẩy. Từ đó giúp cho việc phối hợp CSTT với CSTK có hiệu quả cả trong ngắn hạn và dài hạn thay vì tập trung chủ yếu vào ngắn hạn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 156 - 157)