.5 Tình trạng ngân sách nhà nước 2002-2019

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 101)

Đơn vị: trăm nghìn tỷ đồng, %/GDP

^MThu NSNN ^MChi NSNN Thâm hụt NSNN Tỷ lệ thâm hụt NSNN

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Dựa trên mục tiêu tổng quát của các Chiến lược và kế hoạch kinh tế xã hội theo giai đoạn đề ra mà CSTK đã được điều chỉnh linh hoạt theo từng năm cùng với diễn biến của nền kinh tế xã hội nước nhà.

Giai đoạn 2002-2005, CSTK đã được điều hành mở rộng cùng với CSTT nhằm

cải thiện tốc độ tăng trưởng sản lượng trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng GDP trong giai đoạn này là 7.5%. Kết quả thực hiện giai đoạn này cho thấy tốc độ tăng trưởng thu và chi NSNN một cách đáng kể, thu ngân sách năm 2005 gấp 1.84 lần so với năm 2002 và chi gấp 1.77 lần. Tốc độ tăng trưởng của thu ngân sách cao hơn chi ngân sách nên tình trạng thâm hụt ngân sách giai đoạn này được cải thiện

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2007 của Tổng cục Thống kê dự toán thu ngân sách đạt 281.9 nghìn tỷ đồng và chi ngân sách đạt 357.4 nghìn tỷ

đồng. Kết quả thực hiện cho thấy cả thu và chi trong năm điều vượt dự toán khi thu NSNN đạt 315.9 nghìn tỷ đồng và chi đạt 399.4 nghìn tỷ đồng. Trong khi các khoản mục chi đều vượt dự toán thì thu ngân sách có một số chỉ tiêu thấp hơn khoảng 5% so với dự toán như là thu từ kinh tế nhà nước (bằng 95.5% dự toán), thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bằng 97.4% dự toán) và thu phí xăng dầu (bằng 94.4% dự toán) .

Năm 2008 với sự bất ổn của nền kinh tế trong nước cùng với biến động thế giới đã làm cho lạm phát bùng nổ mạnh nên Chính phủ đã ban hành các giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt chi tiêu công tại Nghị quyết 10/2008/NQ- CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong nhóm 8 giải pháp đề ra, chi ngân sách cần được rà soát, điều chỉnh và tập trung nguồn lực cho các dự án, công trình có hiệu quả và sắp hoàn thành trong ngắn hạn. Đồng thời đó là việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân công cho các dự án, công trình lớn, là nền tảng TTKT cho những năm tiếp theo và kiên quyết thực hiện chủ trương cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, Chính

phủ còn yêu cầu các thành phần kinh tế nhà nước thực hiện cắt giảm chi đầu tư cho việc xây dựng cơ bản như Tập đoàn Dầu khí giảm hơn 6,000 tỷ đồng, Tập đoàn bưu chính viễn thông giảm 1,000 tỷ đồng (Nguyễn Thanh Giang, 2018). Với những biện pháp mạnh tay cắt giảm chi tiêu, mức thâm hụt ngân sách năm 2008 chỉ đạt 1.37% GDP. Nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi đó tăng trưởng sản lượng thực giảm so với năm 2007.

Thời điểm cuối năm 2008 về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng nền kinh tế lại rơi vào trạng thái trì trệ, hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi vốn kinh doanh trở nên khó tiếp cận, chi phí lãi tăng cao,

giá chi phí nguyên vật liệu tăng do lạm phát diễn ra khắp thế giới. Để ngăn chặn suy thoái kinh tế, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về

những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì TTKT, bảo đảm an sinh xã hội được ban hành cho thấy chủ trương điều hành đã thay đổi từ CSTK thắt chặt chuyển sang mở rộng. Các biện pháp kích thích cầu đầu tư được Chính phủ chỉ đạo như rà soát các văn bản pháp luật đang gây trở ngại, khó khăn cho các dự án đầu tư và khẩn trương xây dựng dự Luật sửa đổ, bổ sung các Luật về đầu tư để trình Quốc hội; Tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 cho đến hết tháng 6/2009 đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trong trường hợp chưa được bố trí nguồn vốn thì cần hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xý lý nguồn vốn, bao gồm việc tạm ứng ngân sách để thực hiện. Đồng hành với những giải pháp mở rộng tài khóa bằng chi tiêu ngân sách thông qua đầu tư công, Chính phủ đã thực hiện công cụ thuế như giảm

30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý IV năm 2008 và năm 2009 đối với thu nhập xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gia hạn thời gian nộp thuế 9 tháng đối với các doanh nghiệp được miễn giảm thuế trên và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các linh kiện điện tử. Những động thái mở rộng tài khóa này đã làm bội chi ngân sách ở mức 5.89% GDP, do chi ngân sách tăng

23.97% nhưng thu ngân sách chỉ tăng 5.63%.

Mở rộng CSTK kết hợp với CSTT mở rộng để ngăn nền kinh tế suy thoái trong

năm 2009-2010 đã đưa mức lạm phát trong nền kinh tế lên cao, TTKT kém ổn định. Do đó, với mục tiêu phát triển bền vững được đặt ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ 2011-2020 Chính phủ đã ban hành một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội như Nghị quyết số 11/NQ-

CP ngày 24/2/2011. Theo đó, phấn đấu nỗ lực tăng thu NSNN từ 7% đến 8% so với dự toán ngân sách năm 2011, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc quản lý thuế nhằm hạn chế thất thu thuế, xử lý các khoản thuế còn tồn động các năm bằng các biện

pháp cưỡng chế và hạn chế xuất hiện các khoản nợ thuế mới trong năm. Đồng thời là

việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ, tiết kiệm thêm 10% các khoản chi phí không cần thiết như trang bị xe ô tô mới, điều hòa nhiệt độ, chi phí điện, nước, văn phòng

Giảm Tăng

phẩm,... Việc giảm chi tăng thu nhằm mục đích phấn đấu đạt tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức dưới 5% so với GDP. Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã được phê duyệt, tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên. Ket quả thực hiện cho thấy thu ngân sách tăng thêm 20.31% trong khi chi ngân sách chỉ tăng 19.77%, giúp cho tỷ lệ thâm hụt ngân sách chỉ còn 2.37% GDP.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012 tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi, tăng thu NSNN, phấn đấu giảm bội chi NSNN năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP. Xử lý các vấn đề còn tồn động trong lĩnh vực thu NSNN, thu hồi số tiền nợ thuế chưa thu đặc biệt là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu. Trước tình hình lạm phát cơ bản đã ổn định nhưng sức mua thị trường giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2011 nên Chính phủ đã chuyển từ CSTK thắt chặt sang mở rộng khi ban hành Nghị quyết Số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. CSTT và CSTK trong giai đoạn này tập trung vào việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với đảm bảo an sinh xã hội. Các giải pháp được đưa ra liên quan đến công cụ thuế thông qua việc miễn giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Cụ thể, gia hạn thời gian nộp thuế quý II năm 2012 thêm 6 tháng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực được quy định, giảm 50% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí miễn giảm, miễn thuế môn bài 12 tháng đối với các hộ đánh bắt hải sản và sản xuất muối. Do sự thay đổi từ chính sách điều hành thắt chặt sang mở rộng đã gây nên sự biến động trong mức thu chi ngân sách năm 2012, theo số liệu NHNN nêu trong báo cáo thường niên năm 2012 cho thấy mức chi NSNN tăng 12.5%, thu NSNN tăng chỉ 5.3% nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch bội chi ngân sách mà Quốc hội đã đặt ra là 4.8% GDP. Năm 2013-2016 tiếp tục thực hiện CSTK giúp tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt là thay đổi mức thuế thu nhập đối với doanh nghiệp, giảm từ mức 25% xuống 22% từ đầu năm 2014 và xuống còn 20% từ đầu năm 2016. Giai đoạn 2017-2019 triển khai các Nghị quyết được Quốc hội thông qua, theo đó thì CSTK được điều hành theo hướng thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả và tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN, tiết kiệm chi tiêu ngân sách và chống lãng phí. Tiến hành cơ cấu lại nguồn thu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

2.2. Thực trạng phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá giaiđoạn 2002-2019 đoạn 2002-2019

Trước diễn biến thực tế của nền kinh tế vĩ mô mà CSTT và CSTK đã được điều hành một cách linh hoạt nhằm đảm bảo được mục tiêu quản lý kinh tế mà Quốc hội và Chính phủ đã quy định. Nhìn về tổng thể kết quả TTKT vĩ mô cùng với kết quả về lượng cung tiền trong nền kinh tế cùng với chi NSNN có thể đánh giá được mức độ phối hợp hài hòa giữa hai chính sách.

Dựa trên Biểu đồ 2.1 về thực trạng TTKT và lạm phát, tác giả có thể lập nên bảng tổng hợp về diễn biến thay đổi tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế trong phạm vi nghiên cứu.

tế

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chính sách tiền tệ Thu hẹp Mở rộng Chính sách tài khóa Thu hẹp 2004,2006,2008,2011,2013 2010,2013,2014,2016,2019 Mở rộng 2005,2015,2017,2018 2002,2003,2007,2009,2012

Giai đoạn 2002-2007, CSTT và CSTK được điều hành phối hợp cùng nhau để tập trung kích thích nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc trên cơ sở điều tiết lạm phát một cách phù hợp đã có những kết quả nhất định. Để đáp ứng yêu cầu này, CSTT và CSTK đã được điều hành mở rộng trong cả năm 2002 và 2003. Năm 2004 thị trường chịu nhiều sự biến động về giá khi Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiến hành hội nghị bất thường quyết định giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô của các quốc gia thuộc tổ chức này cùng với sự mất giá liên tục của đồng USD đối với đồng Euro đã làm nên tình hình căng thẳng giá dầu. Cung dầu giảm kết hợp với sự gia tăng nhu cầu về dầu của thế giới khi triển vọng kinh tế hồi phục đã làm cho giá dầu tiếp nối xu hướng tăng (Báo Người lao động, 2004). Điều này đã làm cho lạm phát xuất hiện khắp nơi trên thế giới và Việt Nam không ngoại lệ khi chi phí đầu vào gia tăng, thành phẩm hàng hóa cũng tăng theo. Để kiểm soát lạm phát, CSTT và CSTK đã tiến hành thắt chặt, nhưng sự thắt chặt này không ngăn được hoàn toàn sự biến động của giá cả hàng hóa nên đến cuối năm, mức độ lạm phát đã tăng gấp hai lần so với năm 2003.

Biểu đồ 2.6 Thực trạng phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện các chính sách điều tiết, kiểm soát lạm phát. Cụ thể, CSTT đã được điều hành bằng các biện pháp thắt chặt, tuy nhiên để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua được những khó khăn trong nước, CSTK đã được mở rộng, điều này làm cho cả lạm phát và TTKT đều gia tăng.

Năm 2006, bất ổn chính trị và thiên tai vẫn tiếp diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh đã làm cho nhu cầu sử dụng dầu tăng lên, điều này lại tiếp tục đẩy giá dầu lên đỉnh cao mới, tiếp tục gây ra lạm phát ở nhiều khu vực trên thế giới (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006). Là quốc gia thực hiện điều tiết giá dầu nên khi giá dầu tăng cao làm chi phí sản xuất trong nước tăng thì Chính phủ phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cùng với việc thực hiện bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Cùng với đó là tình trạng đồng USD giảm giá mạnh trên thị trường thế giới trong khi cơ chế điều hành tỷ giá trong nước còn được xem là cố định với USD do biên độ dao động thấp đã gây áp lực

lên việc điều hành tỷ giá khi NHNN phải tăng cường mua vào USD trên thị trường. Điều này đã làm cho VND giảm giá so với các đồng tiền khác, tạo nên sự nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam. Do đó, tiếp nối xu hướng kiểm soát lạm phát trong năm 2005,

năm 2006 Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực thi chính sách, tránh được tình trạng đảo chiều nhanh chính sách làm giảm hiệu quả của các chính

sách trước đó. CSTT và CSTK được điều hành cùng nhau thắt chặt nên về căn bản đã ngăn chặn được tình trạng gia tăng của lạm phát nhưng đã gây ảnh hưởng đến tốc độ TTKT trong năm, nhưng mức độ ảnh hưởng này ở mức thấp khi làm giảm tốc độ TTKT ở mức 0.2% so với năm trước. Hội nhập kinh tế thế giới vào cuối năm 2006 đã đem lại cơ hội cho TTKT năm 2007 nên cả CSTT và CSTK đều mở rộng và tác động đến cả TTKT và lạm phát theo chiều hướng gia tăng.

Năm 2008 đứng trước tình hình bất ổn nền kinh tế trong nước với sự tăng trưởng quá mức trong năm 2007 và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên CSTT và CSTK được điều hành theo xu hướng thắt chặt mang tính chặt chẽ hơn. Phản ứng của chính sách chưa thật sự nhạy bén, dự báo nền kinh tế chưa tốt nên đã làm cho lạm phát tăng kỷ lục trong năm này trong khi đó TTKT đã thu hẹp nghiêm trọng. Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, chống suy thoái thì CSTT và CSTK đã được điều hành cùng mở rộng trong năm 2009 để kích cầu trong nền kinh tế. Tuy nhiên vì tác động của những CSTK mở rộng tác động chậm đến nền kinh tế nên tăng trưởng trong năm 2009 vẫn thấp trong khi lạm phát trong năm 2010 và 2011

liên tục tăng cao do sự mở rộng quá mức, mà lại kém hiệu quả của các chính sách điều hành. Để hạn chế tác động trên mà CSTK trong năm 2010 và 2011 đã có dấu hiệu thắt chặt trở lại.

Giai đoạn 2012-2019, CSTK và CSTT được điều hành một cách linh hoạt hơn

đối với diễn biến của nền kinh tế vĩ mô với mục tiêu cơ bản là kiểm soát tốt lạm phát,

hỗ trợ TTKT, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Do đó, CSTT và CSTK đã liên tục thay đổi xu hướng nhiều hơn, có khi CSTT mở rộng nhưng CSTK lại thắt chặt như năm 2013, 2014, 2016 và 2019 trong khi năm 2015, 2017 và 2018 lại có xu hướng ngược lại. Điều này có nghĩa là CSTT và CSTK không còn điều hành thay đổi

nhanh chóng cùng với nhau để tác động ngay đến mục tiêu được quan tâm mà có sự

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 101)