Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 41 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Tăng trưởng kinh tế

1.3.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

TTKT là sự gia tăng về thu nhập hay sản lượng trong nền kinh tế trong khoảng

thời gian nhất định, thường là một năm. về mặt số lượng, TTKT được đo lường thông

qua các chỉ tiêu phản ánh thu nhập và thường được sử dụng nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product). Khi chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập thay đổi theo xu hướng tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người thì đó

là tín hiệu tích cực về mặt lượng của TTKT. Về mặt chất lượng thì TTKT tiến gần đến phát triển kinh tế bền vững với các đặc trưng cơ bản gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng về số lượng cao và được duy trì trong một thời gian dài; (ii) Phát triển có hiệu quả, thể hiện năng suất lao động, năng suất tài sản cao và ổn định cùng với hệ số hiệu quả sử dụng vốn (Incremental Capital Output Ratio - ICOR) phù hợp và đóng góp của

năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP) cao; (iii) Cơ cấu chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ; (iv) Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; (v) TTKT đi đôi với đảm bảo đời sống xã hội; (vi) TTKT đi đôi với bảo vệ môi trường và (vii) Sự quản lý hiệu quả của

Nhà nước (Hồ Tuấn, 2009).

Như vậy, có thể thấy TTKT được thể hiện theo chỉ số định lượng (tốc độ tăng trưởng) và chỉ số định tính (chất lượng tăng trưởng). Đây là một quy luật trong triết học Mác - Lênin, theo đó sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và đến chất thay đổi sẽ tác động trở lại về lượng. Do đó, cần phải đạt được sự TTKT nhất định để tạo tiền đề cho quá trình nâng cao chất lượng TTKT và giúp cho sự TTKT trở nên bền vững.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

TTKT được đo lường bằng tăng trưởng GDP trong nền kinh tế cùng với sự gia

tăng của lực lượng lao động, tức là thu nhập bình quân đầu người cần phải gia tăng bền vững. Sự gia tăng của GDP bình quân đầu người được cấu thành từ hai yếu tố quan trọng là tăng việc làm và tăng năng suất lao động.

Sơ đồ 1.3 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Để kích thích TTKT, nhà điều hành chính sách có thể can thiệp theo hai hướng

khác nhau là tăng lao động và tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động trong nền kinh tế với biểu hiện là cơ cấu dân số theo độ

tuổi và khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của lực lượng lao động. Sự gia tăng của năng suất lao động đến từ sự đóng góp của hai yếu tố là trang bị vốn trên lao động và

TFP. Tăng TFP đến từ việc gia tăng chất lượng của lực lượng lao động với sự biểu hiện là trình độ tay nghề và kỹ năng lao động, chất lượng vốn với biểu hiện là khoa học công nghệ kỹ thuật cao được áp dụng vào sản xuất kết hợp với chất lượng hệ thống đến từ thể chế, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng. Tăng TFP đồng nghĩa với việc sản phẩm làm ra tăng trong khi đầu vào không đổi.

Dựa trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự TTKT, có thể thấy được lao động và vốn là những yếu tố hữu hạn nên việc tăng trưởng chủ yếu dựa trên yếu tố này là không bền vững, mang tính ngắn hạn. Khi vốn và lao động đạt mức bão hòa tức là vốn trên lao động không thể gia tăng thêm và lực lượng lao động đạt đỉnh thì TTKT đứng trước nguy cơ suy giảm. Trong khi đó thì yếu tố TFP là hướng đi cốt lõi của mọi nền kinh tế khi nó không bị giới hạn theo thời gian dưới khả năng sáng tạo vượt bậc của con người thông qua nghiên cứu khoa học, mở rộng tri thức nhân loại. Do đó, mô hình TTKT dựa trên sự gia tăng TFP là mô hình tăng trưởng bền vững của

nền kinh tế.

Về mặt điều hành chính sách, CSTT và CSTK có thể được điều hành để gia tăng thu nhập trong nền kinh tế trong ngắn hạn bằng cách tạo thêm công ăn việc làm trong lực lượng lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận vốn để gia tăng sản lượng sản xuất. Mô hình tăng trưởng dựa trên sự gia tăng

số lượng lao động có việc làm và số lượng vốn được sử dụng được gọi là tăng trưởng

theo chiều rộng. Về dài hạn, sự tăng trưởng cần dựa vào mức tăng của TFP, đây là nhân tố đo lường về chất của nền kinh tế nên việc điều tiết mang tính trường kỳ hơn. Vì vậy các chính sách ban hành cần phải định hướng thị trường rõ ràng thông qua các

chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng đầu tư nhà nước vào những lĩnh vực cốt lõi như giáo dục nhằm tăng chất lượng nguồn lao động, tạo

tiền đề gia tăng chất lượng vốn, đầu tư vào giao thông vận tải để gia tăng chất lượng hệ thống. Như vậy, về dài hạn thì điều tiết nền kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư công dựa trên định hướng phát triển cùng với đó là chính sách khuyến khích sản xuất tư nhân theo lĩnh vực ưu tiên, giúp sử dụng tối ưu hóa nguồn lực nền kinh tế thông qua các CSTT và CSTK hỗ trợ như cắt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ vay vốn, miễn giảm thuế và tiếp cận các nguồn tri thức cần thiết cho quá trình sản xuất.

1.4. Cơ chế phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tàikhoáđến tăng trưởng kinh tế 10598346-1510-000101.htm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w