5. Phương pháp nghiên cứu
1.4.3. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá theo những tình huống
tình huống kinh tế khác nhau
Đinh Xuân Cường và Nguyễn Thị Nhung (2017) phân tích cơ chế tỷ giá Việt Nam cho thấy cơ chế tỷ giá đang có sự chuyển dịch và mang tính linh hoạt theo thị trường hơn nhằm tiến đến việc thả nổi tỷ giá. Cùng với đó là xu hướng tự do hóa hơn
khi Việt Nam đang dần hòa mình vào xu thế hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định
được ký kết. Như vậy, theo mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell-Fleming thì Việt Nam đang có sự thay đổi dần nhằm nâng cao khả năng độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính khu vực và chính sách tỷ giá đang dần thả nổi. Do đó, những phân tích phối
hợp CSTT và CSTK trong mục này sẽ được phân tích dựa trên bối cảnh tỷ giá thả nổi
và vốn tự do lưu chuyển không hoàn toàn (cả hai chính sách điều có hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế).
Hình 1.8 Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên đồ thị của Alan S. Blinder (1982)
Hình 1.8 được phân tích dựa trên ý tưởng chỉ ra vấn đề trong việc phối hợp giữa CSTT và CSTK của Alan S . Blinder (1982). Để nền kinh tế tăng trưởng ổn định,
bền vững thì mức sản lượng sản xuất ra trong nước cần phải đạt mức sản lượng tiềm năng, nếu như sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì lạm phát thấp nhưng nền kinh tế suy thoái, ngược lại nếu sản lượng thực cao hơn sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với lạm phát cao. Ngoài ra, nền kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế đóng góp vào sự phát triển của một quốc gia nên
tỷ trọng đầu tư tư nhân trên tổng sản lượng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải quan tâm. Do đó, Alan S . Blinder (1982) đã sử dụng đồ thị với trục tung thể hiện khoảng cách giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng trong khi trục hoành thể hiện khoảng cách giữa tỷ lệ đầu tư tư nhân trong tổng mức sản lượng thực tế với tỷ lệ đầu tư tư nhân trong mức sản tượng tiềm năng để xác định tổ hợp CSTT và CSTK tối ưu.
Khi đó, giao điểm giữa trục hoành và trục tung (điểm O) phản ánh mức sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng và tỷ trọng đầu tư tư nhân thực bằng với tỷ trọng đầu tư tư nhân tiềm năng. Như vậy, cần phải phối hợp CSTT và CSTK sao cho đưa trạng thái nền kinh tế dịch chuyển về điểm O.
Trên Hình 1.8 sự xuất hiện của vectơ m và f, đây là những vectơ thể hiện xu hướng tác động của từng chính sách đến sản lượng thực và tỷ trọng đầu tư tư nhân thực. Cụ thể, vectơ m thể hiện xu hướng tác động của CSTT mở rộng, điều này làm cho tỷ trọng đầu tư tư nhân gia tăng và sản lượng thực cũng tăng, do đó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách so với chỉ tiêu tiềm năng. Vectơ m thể hiện xu hướng tác động của CSTK mở rộng làm thu hẹp khoảng cách giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng,
tuy nhiên nó lại làm giảm tỷ trọng đầu tư tư nhân trong nền kinh tế. Đường nét đứt đi
qua góc phần tư thứ I và thứ III là đường thẳng cùng phương với vectơ m và đường nét đứt đi qua góc phần tư thứ II và thứ IV là đường thẳng cùng phương với vectơ f. Dựa trên vị trí của nền kinh tế trong từng góc phần tư và so với đường nét đứt sẽ cho thấy được tổ hợp của CSTT và CSTK để điều tiết nền kinh tế phù hợp.
Ở góc phần tư thứ I, điểm E và điểm F cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng và tỷ trọng đầu tư tư nhân trong nền kinh tế đã vượt qua mục tiêu đặt ra. Do đó sự phối hợp hoàn hảo giữa hai chính sách cần phải giảm sản lượng và giảm tỷ trọng đầu tư tư nhân, lúc này là thời điểm thích hợp để thực hiện CSTT thu hẹp nhưng còn CSTK thì sao? Câu trả lời phụ thuộc vào vị trí nền kinh tế là ở điểm
E hay điểm F, nếu như nền kinh tế nằm bên trái đường nét đứt (điểm E) thì CSTK thu hẹp cần được thực hiện. Ngược lại nếu nền kinh tế nằm ở điểm F thì CSTK mở rộng là chính sách phối hợp của CSTT.
Ở góc phần tư thứ II, điểm A và điểm B cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng nhưng tỷ trọng
CSTK phải thu hẹp để kết hợp với CSTT mở rộng (nếu nền kinh tế ở điểm A) hoặc thu hẹp (nếu nền kinh tế ở điểm B).
Ở góc phần tư thứ III, điểm G và điểm H cho thấy sản lượng thực nền kinh tế thấp hơn so với mức sản lượng tiềm năng, đồng thời đó là tỷ trọng đóng
góp của đầu tư tư nhân vào nền kinh tế còn thấp. Do đó, CSTT cần mở rộng để kết hợp với CSTK mở rộng (nếu nền kinh tế ở điểm H) hoặc thu hẹp (nếu nền kinh tế ở điểm G).
Ở góc phần tư thứ IV, điểm C và điểm D cho thấy sản lượng thực nền kinh tế thấp hơn so với mức sản lượng tiềm năng nhưng tỷ trọng đóng góp của
đầu tư tư nhân vào nền kinh tế vượt qua mức đóng góp tiềm năng. Vì vậy, CSTK cần mở rộng để kết hợp với CSTT mở rộng (nếu nền kinh tế ở điểm C) hoặc thu hẹp (nếu nền kinh tế ở điểm D).
Như vậy, khi nền kinh tế ở điểm thuộc góc phần tư thứ I thì cần thực hiện CSTT thu hẹp và CSTT mở rộng ở góc phần tư thứ III. Các điểm nằm bên trái đường
nét đứt của góc phần tư thứ I và III thì được phối hợp với CSTK thắt chặt, ngược lại nằm ở bên phải thì mở rộng. Trong trường hợp nền kinh tế nằm ở góc phần tư thứ II thì CSTK thu hẹp được thực hiện và ở góc phần tư thứ IV thì CSTK mở rộng được thược hiện. Đồng thời đó thì các điểm nằm bên trái đường nét đứt đi qua góc phần tư thứ II và IV thì sẽ được phối hợp với CSTT mở rộng, nằm bên phải thì phối hợp với CSTT thu hẹp. Về độ lớn giữa hai chính sách thì tùy thuộc vào vị trí của nền kinh tế được thể hiện trong đồ thị.