9. Kết cấu đề tài
1.2. Lý luận chung về tạo động lực cho ngƣời lao động bằng các chính
1.2.5. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện phúc lợi đố
đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Thực hiện phúc lợi đối với NLĐ đã được pháp luật Việt Nam cụ thể hóa trong Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể:
Tại Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013, quy định “người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”.
Bộ luật Lao động 2012 đã quy định chi tiết đối với NLĐ, người sử dụng lao động, chính sách của Nhà nước đối với NLĐ, quy định dành cho lao động nữ,…:
- Tại Điều 5, NLĐ có quyền được “hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ
năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể”.
- Đối với lao động nữ, tại Điều 153, Nhà nước “khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình”. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với
lao động nữ được quy định tại Điều 154: “Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới
và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác; Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ; Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ”.
- Quy định về BHXH, tại Điều 186 đã nêu “người sử dụng lao động, NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về bảo hiểm y tế; Khuyến khích người sử dụng lao động, NLĐ thực hiện các hình thức BHXH khác đối với NLĐ; Trong thời gian NLĐ nghỉ việc được hưởng chế độ BHXH, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ; Đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”.
Tại Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, nghĩa vụ của doanh nghiệp là “Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật”.
Điều 21, Luật BHXH 2014 quy định, trách nhiệm của người sử dụng lao động là “Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH; Đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; Phối hợp với cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho người lao động; Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật…”
Đặc biệt, theo Luật BHXH năm 2014 thì từ 1/1/2016 đến hết 2017, mức đóng BHXH dựa trên lương cộng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động. Từ 1/1/2018 trở đi, đóng trên lương cùng phụ cấp và các khoản bổ sung ghi trong hợp đồng lao động. Phụ cấp được xác định là các khoản cố định, ít biến động, gồm tiền để bù đắp điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà lương thỏa thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
Theo quy định, người lao động đóng 8%, còn lại 18% sẽ do người sử dụng lao động đóng, tổng cộng 26% đóng vào quỹ BHXH.
Đặc biệt, từ 1/1/2018, lao động nữ đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; từ năm thứ 16 trở đi thì được cộng thêm 2% mỗi năm. Như vậy, lao động nữ phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu ở mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nam, trước đây, lao động nam đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 1/1/2018, để hưởng mức trên thì phải đóng đủ 16 năm, tăng dần tới năm 2022 thì phải tham gia 20 năm để hưởng mức 45%. Để được hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% thì lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm (thay vì 30 năm như hiện nay). Như vậy, muốn được hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động đóng BHXH thêm 5 năm nữa. Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%. Từ 1/1/2016, người tham gia BHXH thuộc cơ quan nhà nước tính lương bình quân 15 năm cuối để tính hưởng lương hưu thay vì 5 năm cuối như trước đây. Với lao động làm việc trong doanh nghiệp, căn cứ để tính lương hưu là bình quân của cả quá trình đóng.
Về chế độ thai sản:
+ Lao động nam được nghỉ khi vợ sinh con:
Lần đầu tiên, luật BHXH bổ sung chế độ thai sản cho lao động nam. Cụ thể, chồng được nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường, 7 ngày khi vợ sinh phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày. Nếu chỉ có người chồng tham gia BHXH thì khi vợ sinh con vẫn được nhận trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ đều được nghỉ thai sản:
Quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2014 trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ đi khám thai, nghỉ tối đa trong thời gian sinh con, hưởng chế độ thai sản như người m nhờ mang thai hộ.
Khi con chưa đủ 6 tháng tuổi, chẳng may người m nhờ mang thai hộ chết hoặc không đủ sức khỏe chăm sóc con thì người cha nhờ mang thai hộ hoặc người m trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người m nhờ mang thai hộ. Nếu người cha hoặc người nuôi dưỡng đang tham gia BHXH mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương, còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người m đã mất hoặc không đủ sức khỏe chăm sóc con.
Về mức trợ cấp ốm đau: Mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia 26 ngày như hiện hành. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức hỗ trợ ốm đau dài ngày (sau 180 ngày) tăng lên 50% thay vì 45% như hiện nay.