Bài tập (Bài tập thực hành và bài tập mở rộng)

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 62 - 64)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.2. Bài tập (Bài tập thực hành và bài tập mở rộng)

2.2.1. Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000): “Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng những điều đã học được”.

Bài tập trong đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực thường là những bài tập tình huống nảy sinh trong học tập, cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.

Bài tập có hai phần:

+ Phần cho biết: tranh ảnh, đoạn thơng tin, thí nghiệm,…

+ Phần cần tìm: câu hỏi, yêu cầu (nhiệm vụ học tập mà HS phải thực hiện).

2.2.2. Phân loại bài tập

2.2.2.1. Bài tập khai thác kênh hình/kênh chữ

Yêu cầu HS xem hình ảnh, video, sơ đồ, biểu đồ; đọc thông tin để trả lời câu hỏi, giải thích,...

Ví dụ: Đánh dấu x vào cạnh hình vẽ thể hiện vai trị của Mặt Trời với cuộc sống con người.

2.2.2.2. Bài tập thực hành/thực nghiệm

Yêu cầu đòi hỏi HS phải thực hiện bằng hoạt động thực hành/ thực nghiệm, qua đó phát triển năng lực thực nghiệm cho người học.

Cùng nghiên cứu 2 cây trồng sau:

1 2

Cây nào khỏe mạnh và cây nào bị bệnh?

Giải thích rõ vì sao bạn kết luận rằng một cây bị bệnh và một cây khỏe mạnh. Bạn làm gì để cứu/chữa cây bị bệnh?

Thực hiện giải pháp của bạn trong 2 tuần

Ghi lại kết quả việc làm của bạn để cứu /chữa cây bị bệnh

2.2.2.3. Bài tập tình huống

Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được giải quyết”

Ví dụ: Bài tập tình huống : Em trai của Minh bị ngộ độc đang khóc, kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía Minh. Nếu em là bạn Minh, em sẽ làm gì khi đó? Lí do em lựa chọn cách làm đó?

Có thể đánh giá việc trả lời theo các mức độ :

(1) Không đưa ra được phương án hoặc đưa ra phương án nhưng khơng thích hợp. (2) Đưa ra được 1phương án thích hợp và giải thích được lí do chọn phương án đó (3) Đưa ra được hơn một phương án thích hợp và giải thích được lí do chọn các phương án đó

2.2.3. Các yêu cầu xây dựng bài tập

- Có tính giáo dục, có tính khái qt hóa, có tính thời sự

- Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống của HS. - Vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể

- Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau

2.2.4. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực

Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề/ bài học dựa vào yêu cầu cần đạt.

Bước 2: Thiết kế các câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực dựa theo mục tiêu của chủ đề. a) Tìm kiếm các hình ảnh, đoạn thơng tin liên quan đến nội dung cần đánh giá. b) Thiết kế các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực dựa trên các hình ảnh và đoạn thơng tin và bảng ma trận các yêu cầu cần đạt.

Bước 3: Kiểm định các câu hỏi, bài tập và xây dựng các gợi ý đáp án

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 62 - 64)