D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.4.7. Kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá
1.4.7.1. Khái niệm
Phương pháp kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá là quá trình các lực lượng xã hội ngồi nhà trường như: gia đình, các tổ chức xã hội cùng tham gia vào hoạt động thu thập và cung cấp thông tin cho hoạt động đánh giá trong nhà trường. Từ đó, hiểu hơn về định hướng giáo dục trẻ trong nhà trường và có kế hoạch hợp tác, hỗ trợ về mọi phương diện (vật chất và tinh thần) nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội.
đình và nhà trường, của nhà trường và xã hội nhằm phát huy tốt đa hiệu quả giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trong điều kiện của chúng ta việc kết hợp này chủ yếu chỉ dừng lại ở việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Hoạt động này được diễn ra trong suốt quá trình học tập của HS, từ khi bắt đầu học kì đến cuối một học kì. Cha mẹ HS có thể hỗ trợ GV bằng việc đánh giá HS trong một số hoạt động, hành vi ở nhà theo yêu cầu đặt ra. Vào giữa hoặc cuối mỗi học kì, Cha mẹ HS có thể được tổ chức đến trường để nghe con em mình giải trình về kết quả học tập của chúng. Qua đó, có thể hiểu hơn về khả năng của trẻ, về sự phát triển của trẻ và cả những nhu cầu cá nhân của trẻ mà Cha mẹ HS chưa có cơ hội biết.
1.4.7.2. Ưu điểm và hạn chế của kết hợp các lực lượng giáo dục
a. Ưu điểm
- Tạo nên sự thống nhất trong giáo dục nhằm phát huy tối đa hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Nhà trường có được sự phản hồi từ phía gia đình về tình hình của HS.
- Là một phương thức để tiến hành xã hội hóa giáo dục.
- Tạo nên được sự tự tin ở HS khi có sự hậu thuẫn của gia đình.
- Có điều kiện để nâng cao cơ sở vật chất lẫn điều kiện tinh thần cho nhà trường.
b. Hạn chế
- Nếu không khéo léo trong việc khai thác việc kết hợp giáo dục của gia đình, một số HS khơng có được sự quan tâm của Cha mẹ HS sẽ mất tự tin với bạn bè.
- Với những nơi có điều kiện kinh tế chưa phát triển, việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường rất khó thực thi.
1.4.7.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá
Trong điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay, đánh giá bằng kết hợp các lực lượng giáo dục tập trung vào việc tạo lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Có thể sử dụng các cơng cụ đánh giá như: phiếu đánh giá của Cha mẹ HS; phiếu đánh giá của của GV với Cha mẹ HS về việc học tập của con, em họ; phiếu giải trình kết quả học tập của HS với Cha mẹ HS.
đánh giá hành vi giữ vệ sinh nhà ở và xung quanh nhà ở của HS theo Phiếu dưới đây: PHIẾU ĐG HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
Thực hiện từ ngày...................... đến ngày ......................... Thứ Bỏ rác
đúng chỗ Sắp xếp góc học tập ngăn nắp
Quét, dọn VS nhà
ở và xung quanh Đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Người thực hiện Người giám sát thực hiện
Kí tên Kí tên
1.4.6.4. Một số lưu ý
Kết hợp các lực lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ mà nền giáo dục nước ta đang cần quan tâm đầu tư. Khi thực hiện kết hợp các lực lượng đánh giá, cần lưu ý một số điểm sau:
- Kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá khơng chỉ địi hỏi sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh, cộng đồng xã hội mà cịn có cả sự đánh giá, giải trình của HS về kết quả học tập của chính mình với các lực lượng khác trong quá trình đánh giá.
- Do điều kiện khách quan cũng như chủ quan, một số bậc phụ huynh có những quan tâm đặc biệt với việc học của con em họ. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng nhận được những ủng hộ đặc biệt như vậy. Vì thế, trong quá trình đánh giá, GV cần rất tế nhị, tránh làm tổn thương các em.
- Sau mỗi chủ đề học tập môn TN&XH lớp 3, GV nên sắp xếp thời gian ngồi giờ học (buổi chiều) để có sự gặp gỡ giữa GV và HS nhằm: lắng nghe HS giải trình về những kết quả mình đã thu thập trong hồ sơ học tập, có những nhận xét và uốn nắn kịp thời.
Việc HS giải trình kết quả học tập với phụ huynh HS là một bước làm mang lại nhiều tác dụng: phụ huynh HS hiểu về việc học tập và sự tiến bộ của con em mình, cịn HS cũng
một lần nữa nhận ra những tiến bộ và hạn chế của bản thân. Hoạt động giải trình này có thể được 2 lần/học kì: vào giữa và cuối mỗi học kì. Có thể được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định hoàn cảnh gặp mặt: vào thời điểm nào, trong thời gian bao lâu, số lượng người tham gia trong một lượt. GV cần chọn những thời gian mà phần lớn các bậc phụ huynh có khả năng tham gia.
- Xác định những địa điểm diễn ra cuộc gặp gỡ: thơng thường thì đó là lớp học hoặc những phịng bộ mơn có trưng bày các sản phẩm học tập mà HS đã hoàn thành.
- Xây dựng những nội dung yêu cầu HS giải trình với phu huynh. Đây là sự cụ thể hóa những tiêu chí đã được quy định đạt được sau q trình học tập. GV có thể xây dựng các hệ thống câu hỏi cho phụ huynh sử dụng: để hỏi về kiến thức, yêu cầu thực hiện một kĩ năng hay thậm chí thắc mắc về những sản phẩm học tập của HS có trong hồ sơ.
- Gửi giấy mời đến phụ huynh HS.
- HS giải trình theo yêu cầu của phụ huynh.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ĐỐI VỚI MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Mỗi một phương pháp đánh giá nêu trên sẽ có một số cơng cụ để triển khai nhằm thu thập minh chứng để đưa ra những nhận định về kết quả học tập mơn học và sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Dưới đây, chúng tơi xin trình bày một số cơng cụ thường xuyên được sử dụng trong môn Tự nhiên và Xã hội.