Tự đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 48 - 50)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.4.5. Tự đánh giá kết quả học tập

1.4.5.1. Khái niệm

Tự đánh giá (self asessment) là quá trình HS đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình, HS khơng chỉ tự đánh giá mà cịn có thể được tham gia vào quá trình xác định các tiêu chí đánh giá thế nào là một thành quả tốt. Tự đánh giá có mối liên hệ chặt chẽ với một trong những mục tiêu chính của giáo dục: học tập theo định hướng của bản thân.

Phương pháp tiếp cận này đảm bảo HS phải chịu trách nhiệm với việc học tập của mình. Việc HS tự đánh giá khơng những góp phần đạt được mục tiêu đánh giá mà cịn có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Việc làm này có tác dụng bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, tinh thần tự phê, khả năng tự đánh giá, tính độc lập, lịng tự tin và tính sáng tạo.

1.4.5.2. Ưu điểm và hạn chế của tự đánh giá

a. Ưu điểm

- Kiểm soát việc học của bản thân. Giúp người học nhận thức sâu sắc hơn về những gì mình đã học, đã tiến bộ và những gì cần cố gắng.

- HS biết chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của mình. - Tự tin hơn về những gì các em có thể làm được .

- Rèn luyện được cách tự học cho HS.

- Phát triển tư duy phê phán; sự năng động, độc lập trong giải quyết một nhiệm vụ học tập.

Bên cạnh đó, việc tạo cơ hội cho HS tự báo cáo về kết quả và quá trình học tập của mình với cha mẹ hoặc với GV cịn mang lại nhiều lợi ích như:

- HS có ý thức trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. - HS tự hào hơn về bản thân mình.

- Quan hệ giữa HS với ba mẹ được nâng cao. - Xây dựng được ý thức cộng đồng trong lớp học. - Phát triển được các kĩ năng điều hành cho HS.

- Mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.

b. Hạn chế

- Những nhận xét, đánh giá của GV có thể chưa chính xác, điều này có thể làm mất lòng tin ở người học.

- Tốn nhiều thời gian của GV trong việc giúp HS giải trình với GV hoặc với CM HS.

- Cần phải có sự hỗ trợ của gia đình (CM HS) thì phương pháp đánh giá này mới đạt hiệu quả.

1.4.5.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá

Công cụ được sử dụng để tự đánh giá gồm: phiếu tự nhận xét, phiếu kiểm kê, thang xếp hạng.

1.4.5.4. Một số lưu ý

➢ Các biện pháp giúp HS đạt được khả năng tự đánh giá: - Đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình. - Hướng dẫn HS viết nhật kí học tập theo gợi ý.

- Tổ chức các buổi thảo luận định kì một thầy- một trị.

- Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học và rèn luyện theo nhóm trong các giờ chủ nhiệm hay ngoại khóa.

- Đưa ra những giới hạn hay những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học.

- Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và KQ học tập của mình với cha mẹ.

- Hình thành những mẫu phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. GV có thể trao đổi với HS phiếu kiểm kê, thang xếp hạng,... để các em có thể tự đánh giá kết quả thực hiện một số bài tập ngắn hạn hoặc dài ngày. ➢ Việc HS tự đánh giá có thể diễn ra khi họ phải làm một bài tập, trình diễn một

hoạt động trước lớp, tạo một sản phẩm học tập. Điều này có thể được thực hiện ngay từ những lớp HS nhỏ tuổi và được sử dụng ngày càng rộng rãi ở những lớp trên.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 48 - 50)