Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 35 - 40)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.4. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinh đối với môn môn Tự nhiên và xã hội

Đối với mơn Tự nhiên và Xã hội, có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá như: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp thực hành, phương pháp tự đánh giá, phương pháp đánh giá đồng đẳng, phương pháp kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá.

1.4.1. Đánh giá kết quả học tập bằng quan sát 1.4.1.1. Khái niệm 1.4.1.1. Khái niệm

Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó.

Quan sát là q trình theo dõi hoặc lắng nghe khi HS đang thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm). (Peter W. Airasian. 2000)

Đánh giá bằng quan sát được tiến hành khi GV sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác, xem xét quá trình học tập của HS một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông tin và đưa ra những kết luận trên cơ sở phân tích những thơng tin ấy.

Đây là phương pháp phổ biến nhất của q trình đánh giá. Đánh giá bằng quan sát có thể thực hiện trong lớp cũng như ngoài lớp, cho phép đánh giá không chỉ kiến thức, kĩ năng mà cả thái độ của HS. Quan sát còn được dùng để kiểm tra các kĩ năng thực hành, hứng thú học tập bộ môn.

1.4.1.2. Ưu điểm và hạn chế của đánh giá bằng quan sát

Phương pháp đánh giá bằng quan sát thường thể hiện một số ưu điểm và hạn chế sau:

a. Ưu điểm

mọi GV có những cơ sở tin cậy, xác đáng khi đưa ra những nhận xét, đánh giá để ghi vào học bạ của HS.

- Thu thập thông tin đầy đủ.

- Đánh giá được cả quá trình học tập của HS.

- Thơng qua quan sát HS, GV thấy được điểm mạnh, điểm yếu để có những tác động kịp thời.

- HS thường xuyên được kiểm tra và kiểm tra đồng thời nhiều mặt (kĩ năng, thói quen làm việc, thái độ xã hội, thái độ khoa học, mối quan tâm, thưởng thức, điều chỉnh) chứ không chỉ dừng lại ở nội dung kiến thức đơn thuần.

- Kiểm tra được nhiều HS ngay tại lớp, tận dụng được quỹ thời gian. - Nâng cao tính tự giác học tập của HS.

- Quan sát và đánh giá được hành vi tự nhiên của HS.

b. Hạn chế

- Khối lượng thống kê lớn vì GV thực hiện được ở mọi thời điểm: trong lớp học và cả ngoài lớp học.

- Tốn nhiều công sức của GV trong việc xây dựng công cụ đánh giá bằng quan sát cũng như trong hoạt động thu thập thông tin, chứng cứ và xử lí để đi đến kết luận cuối cùng.

- Đơi khi, khó đảm bảo tính khách quan do thành kiến của GV, do những kì vọng, do những nhận thức trước đây chen lẫn vào trong những quan sát và báo cáo của họ.

- Cần phải qua nhiều lần quan sát và đánh giá mới thu thập được những mẫu hành vi đầy đủ. Suy luận được rút ra từ những gì được quan sát.

1.4.1.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá bằng quan sát

Để việc quan sát được thực hiện một cách có hệ thống, người ta thường dùng các công cụ khác nhau để ghi nhận kết quả quan sát được, như nhật kí GV, bảng kiểm, thang xếp hạng, rubric. Dưới đây là một số công cụ thường được sử dụng trong môn Tự nhiên - Xã hội

- Sổ nhật kí GV: (Anecdotal record còn gọi là bảng ghi chép thường nhật, hay hồ sơ

sự việc, ghi chép chuyện vặt).

Sổ nhật kí GV là một bản, sổ hoặc tệp ghi lại những hành vi của HS diễn ra ở trong lớp cũng như ngồi lớp và có liên quan với việc học tập môn Tự nhiên – Xã hội, kể cả những hành vi không phải đối tượng trực tiếp của kế hoạch đánh giá chính thức.

Ví dụ: Khi học về chủ đề Thực vật và động vật lớp 1, GV có thể có ghi chép như sau:

Thứ … ngày …. tháng …năm…..

- Hôm nay, HS mang đến lớp nhiều tranh ảnh về các con vật.

- Mai và Lan rất quan tâm đến việc thu thập tranh ảnh (em muốn làm thành một bộ sưu tập của riêng mình)

- Thành Nam đã mạnh dạn hơn trong phát biểu: xung phong giới thiệu con vật mà mình đã sưu tầm.

- Vinh chưa chỉ ra được các bộ phận chính của con vật mà mình sưu tầm (cá heo)

…..

- Bảng kiểm là một trong những công cụ thông dụng nhất để ghi lại những quan sát

của GV về việc học hoặc hành vi của HS. Một bảng kiểm điển hình thường ghi tên các HS theo danh sách của nhóm, lớp và những tiêu chuẩn đánh giá.

Ví dụ: Khi học về chủ đề Trái đất và bầu trời lớp 3, GV có thể sử dụng bảng kiểm sau để đánh giá kĩ năng quay quả địa cầu của HS

- Thang đo là một biến thể của bảng kiểm, có yêu cầu cao hơn ở chỗ HS xếp

hạng theo thang 3 bậc, 4 bậc hoặc 5 bậc

Ví dụ: Khi học về chủ đề Con người và sức khỏe lớp 2, GV có thể sử dụng thang đo sau để đánh giá HS

1.4.1.4. Một số lưu ý

Việc xây dựng phiếu quan sát có thể được tiến hành qua các bước sau:

- Chuẩn bị: xác định mục đích, nội dung, phương pháp quan sát (ngẫu nhiên hay có chủ định), đối tượng cần quan sát, thời gian quan sát.

- Xây dựng phiếu bao gồm các nội dung quan sát, các tiêu chí để thu thập thông tin. Phiếu quan sát phải đảm bảo một số u cầu sao cho có thể quản lí, ghi chép một cách thuận lợi, chính xác và thơng tin thu thập được có thể xử lí theo những mục đích đặt ra.

- Xác định đối tượng sử dụng phiếu quan sát (GV chủ nhiệm, GV bộ mơn, anh chị phụ trách đội, và thậm chí là cả HS, CMHS). Đồng thời nếu GV hoặc anh chị phu trách quan sát thì hình thức, vị trí quan sát phải thích hợp để HS khơng đối phó với sự quan sát của GV.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)