DỰA VÀO DẠNG, HÌNH THỨC CÂU HỎI

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 58 - 61)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.1. Câu hỏi

2.1.2.2. DỰA VÀO DẠNG, HÌNH THỨC CÂU HỎI

a) Câu hỏi tự luận

- Câu hỏi tự luận là dạng câu hỏi cho phép HS tự do thể hiện quan điểm khi trình bày câu trả lời cho một chủ đề hay một nhiệm vụ và địi hỏi HS phải tích hợp kiến thức kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản thân, khả năng phân tích, lập luận, đánh giá,... và kĩ năng viết.

- Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:

• Câu tự luận mở rộng là loại câu có phạm vi trả lời rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt kiến thức, ý tưởng, quan điểm của mình.

- Dạng câu hỏi này thường sử dụng các từ để hỏi như: Em nghĩ gì về điều này?, Ý kiến của em về vấn đề đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu…?, Điều gì khiến...

- Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó? (Chủ đề: Trái Đất và bầu trời lớp 3)

• Câu tự luận giới hạn là loại câu đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời

- Ví dụ: Trình bày chức năng hơ hấp và quang hợp của lá cây (Chủ đề: thực vật và động vật lớp 3)

b) Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có các loại sau:

• Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Là dạng câu hỏi bao gồm một câu hỏi và các phương án trả lời. Trong các phương án trả lời, có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án sai/ phương án nhiễu.

Ví dụ: Khoanh trịn vào chữ cái trước ý trả lời của em.

Em sẽ làm gì khi đi học về bạn rủ qua đường không đúng chỗ? A. Đồng ý và cùng bạn qua đường

C.Không đồng ý nhưng bạn vẫn đi nên đi cùng

B. Khơng đi, để bạn đi một mình

D. Bảo bạn cùng mình sang đường đúng nơi quy đinh.

• Câu đúng – sai: Thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai.

Ví dụ: Viết chữ Đ (việc làm đúng), chữ S (việc làm sai) vào cạnh các tranh vẽ để đảm bảo vệ sinh, an tồn khi ăn uống.

• Loại câu điền vào chỗ trống: Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Ví dụ: Chọn từ trong khung và viết số ứng với từ đó vào chỗ (….) để hoàn thành những câu sau:

- Nhà ở là nơi …… của các thành viên trong gia đình. - Trong nhà có những ……cần thiết cho cuộc sống

• Câu ghép đôi: Loại câu này thường bao gồm hai dãy thơng tin/ hình ảnh gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này nên có số câu khơng bằng nhau. Nhiệm vụ của người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 58 - 61)