D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.4.6. Đánh giá kết quả học tập của bạn học (đánh giá đồng đẳng)
1.4.6.1. Khái niệm
Đánh giá đồng đẳng (partner assessment, còn gọi là đánh giá bạn) là quá trình những HS cùng tham gia một chương trình học tập đánh giá lẫn nhau. HS quan sát các bạn trong q trình học tập, vì vậy, thơng tin mà các em có về hoạt động của nhau mang tính chi tiết, cụ thể hơn là thông tin thầy cô thu được. Đánh giá đồng đẳng không tập trung vào đánh giá tổng kết cuối kì mà nhằm mục đích hỗ trợ HS trong suốt q trình học tập của các em. Điều này có nghĩa là HS sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được định trước. Các tiêu chí này sẽ do GV tự xác định hoặc do thầy và trò cùng thống nhất xác định và phải thực hiện bằng những ngôn từ cụ thể, phù hợp với khả năng nhận thức của HS.
Hai phương pháp chính để đánh giá bạn là: đốn ai là ai và phương pháp phân loại xã hội. Đây là những phương pháp có thể sử dụng cùng với quan sát và tự đánh giá nhằm
tăng cường việc đánh giá các mục tiêu môi trường lớp học và giao tiếp.
1.4.6.2. Ưu điểm và hạn chế của đánh giá đồng đẳng
a. Ưu điểm
- Giúp GV hiểu hơn về môi trường lớp học, cấu trúc xã hội trong lớp học. Trên cơ sở đó, có những tác động kịp thời để xây dựng nhóm nhỏ; đặt các mục tiêu giúp đỡ đối với từng HS, xác định nhóm bạn, những HS nhiều người biết, những HS sống tách biệt.
- Có thể thu thập được nhiều nguồn thông tin, nhận định (đôi khi là trái ngược nhau) của các HS trong lớp với nhau.
- Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm học tập của bạn, HS có thể học hỏi những điểm hay hoặc rút kinh nghiệm từ những chưa tốt của bạn.
- Hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học.
- Thơng qua việc đánh giá bạn học, HS hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác. Từ đó, điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân.
b. Hạn chế
- Phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của HS.
- Phương pháp đánh giá này thu được thông tin theo nhiều chiều và khó giải nghĩa các kết quả đánh giá.
- Khó thu thập được thơng tin về những HS nhút nhát, ít được bạn chú ý.
- Khi nhận xét, đánh giá lẫn nhau, HS còn chú ý đến những hạn chế của người khác mà đơi khi cịn bỏ qn những ưu điểm của bạn.
- Nếu khơng khéo xử lí, câu hỏi có thể gây nên định kiến sâu sắc giữa các HS trong lớp học với nhau.
- Tốn nhiều thời gian trong việc xử lí thơng tin và thiết lập một sơ đồ xã hội lớp học (nếu đây là yêu cầu mà GV đặt ra).
1.4.6.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá
công cụ chủ yếu sau: phiếu kiểm kê, thang xếp hạng, phiếu nhận xét bạn.
Ví dụ: Hãy đánh giá việc tham gia hoạt động nhóm của bạn học và điền các chữ A (rất nhiệt tình), B(nhiệt tình), C (chưa nhiệt tình) vào khung tương ứng theo ý kiến của bạn. Thành viên Nhiệt tình và có ý thức tham gia Thể hiện ý tưởng Đóng góp cho cơng việc của nhóm
Tổ chức và quản lí nhóm
Hiệu quả hồn thành nhiệm vụ
1.4.6.4. Một số lưu ý
Trong quá trình thực hiện phương pháp đánh giá đồng đẳng, GV cần chú ý:
- Đưa ra những giới hạn hay những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học.
- Kết quả đánh giá đồng đẳng mà GV thu được có thể coi như một chứng cứ tham khảo chứ không nên sử dụng trực tiếp làm chứng cứ đánh giá HS.
- Có thể hình thành kĩ năng đánh giá đồng đẳng cho HS bằng cách hướng dẫn HS nhận xét câu trả lời của bạn trong quá trình học tập trên lớp.
- Giúp HS tạo ra các nhóm bạn cùng tiến bộ, tạo nên môi trường lành mạnh trong lớp học, kích thích mọi người cùng nỗ lực cố gắng.